Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324

Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324
Hướng dẫn 5 bước tự kiểm tra phát hiện ung thư vú tại nhà - Bệnh viện Quốc Tế Dolife
Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324

Hướng dẫn 5 bước tự kiểm tra phát hiện ung thư vú tại nhà

05/03/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Ung thư vú ngày càng tăng nhanh và có xu hướng trẻ hóa. Việc phát hiện sớm bệnh sẽ giúp tăng khả năng điều trị bệnh thành công, giúp người bệnh trở về cuộc sống bình thường mạnh khỏe.

Những tối đối tượng có nguy cơ mắc ung thư vú cao

Ung thư vú là bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu được phát hiện sớm thì hoàn toàn có thể điều trị thành công, loại bỏ tế bào ung thư hiệu quả. Phát hiện càng muộn, hiệu quả điều trị bệnh càng thấp. Nếu phát hiện ở giai đoạn cuối, bệnh gần như không thể điều trị khỏi mà chỉ có thể kéo dài sự sống cho người bệnh.

Bởi vậy, việc tầm soát ung thư vú là vô cùng quan trọng, có tác dụng tích cực trong việc phòng ngừa và điều trị sớm bệnh lý. Đặc biệt, với các đối tượng có nguy cơ mắc ung thư vú cao, tầm soát lại càng cần thiết:

– Phụ nữ từ 30 tuổi

– Tiền sử gia đình có thành viên mắc ung thư vú, đặc biệt là mẹ hay chị em gái

– Người thường xuyên tiếp xúc với bức xạ

– Phụ nữ có kinh nguyệt sớm (trước 10 tuổi) hoặc mãn kinh muộn (sau 55 tuổi)

– Phụ nữ sau mãn kinh có dùng liệu pháp hormone

– Phụ nữ thường xuyên dùng chất kích thích, có thói quen sống không lành mạnh

Dấu hiệu cảnh báo ung thư vú

Ung thư vú thường tiến triển âm thầm trong thời gian dài mà ít gây triệu chứng. Tuy nhiên, chị em cũng có thể chú ý tới một số dấu hiệu cảnh báo điển hình phổ biến như:

– Xuất hiện khối u: khoảng 80 – 90% trường hợp người bệnh ung thư vú xuất hiện khối u có thể sờ nắn được bằng tay với kích thước từ 1cm.

– Đau vú, đau tức ngực, tuyến vú. Cơn đau thường kéo dài dai dẳng và không thuyên giảm cả khi nghỉ ngơi do khối u phát triển, chèn ép lên các mô ngực.

– Núm vú có dịch tiết, dịch màu hồng hoặc có lẫn máu.

– Núm vú bị thút vào trong, cứng, không dùng tay kéo ra được.

– Bề mặt vú nhăn do khối u phá vỡ cấu trúc da, tạo ra các vết nhăn.

– Da vùng quanh vú bị viêm, đỏ, phù như da cam. da có thể bong vảy nến, sần sùi, mẩn ngứa.

– Xuất hiện hạch ở nách, sưng đau kéo dài không rõ nguyên nhân.

5 bước kiểm tra giúp phát hiện ung thư vú tại nhà

Tự kiểm tra ung thư vú tại nhà, chị em có thể thực hiện theo 5 bước:

Bước 1: Quan sát

Chị em tiến hành quan sát vùng ngực của minh trước gương để ghi nhận tình trạng vú.

Trong đó, vú bình thường là khi:

– Kích thước, màu sắc, hình dạng không có gì bất thường

– Hai bên vú đều, không bị sưng phù hay biến dạng

Với ung thư vú, chị em có thể phát hiện một số bất thường như:

– Xuất hiện tình trạng lột da, da phồng lên hoặc da nhăn nhúm

– Một bên núm vú bị lõm vào trong hoặc thay đổi vị trí

– Vú xuất hiện tình trạng đau, đỏ, nổi mẩn hoặc sưng

Lưu ý về tư thế đứng:

– Đứng thẳng trước gương

– Hai vai suôn thẳng

– Hai tay chống lên hai hông

Đứng trước gương để kiểm tra hình thái vú
Đứng trước gương để kiểm tra hình thái vú

Bước 2: Kiểm tra ở tư thế đưa hai tay lên cao

Chị em giơ hai tay lên cao và tìm kiếm các bất thường ở vú như trong bước 1.

Bước 3: Kiểm tra dấu hiệu chảy dịch

Chị em quan sát dấu hiệu của sự chảy dịch ở một hoặc cả hai bên núm vú. Dịch chảy ra thường là chất lỏng có màu trắng đục như sữa hoặc màu vàng, hoặc máu.

Bước 4: Kiểm tra ngữ ở tư thế nằm ngửa

Ở bước này, chị em nằm ngửa ra và dùng tay sờ nắn vú để kiểm tra.

– Giữ các ngón tay thẳng, khép lại với nhau rồi từ từ đưa bàn tay chuyển động theo vòng tròn từ trên xuống dưới, trái sang phải để kiểm tra các bất thường ở vú. Thực hiện lần lượt từng bên vú, đảm bảo rằng bạn đã sờ toàn bộ nhu mô vú. 

– Trong quá trình sờ nắn, thực hiện thao tác nhẹ nhàng, chậm rãi để cảm nhận từ từ các mô. Với da và mô ngay bên dưới da, dùng một lực tác động nhẹ; với các mô ở giữa ngực, dùng lực lớn hơn; dùng lực tác động phù hợp để có thể cảm nhận đến các xương lồng ngực của bản thân.

Bước 5: Sờ nắn, quan sát ngực khi đang đứng hoặc ngồi

Bạn nên thực hiện bước này khi đang tắm. Tiến hành sờ nắn và quan sát ngực ở mọi phần vú để quan sát xem có bất thường nào không.

Sờ nắn để phát hiện các bất thường ở vú và xung quanh vú
Sờ nắn để phát hiện các bất thường ở vú và xung quanh vú

Làm gì khi phát hiện vú có u cục?

Sau khi kiểm tra, nếu phát hiện vú có u cục, chị em đừng vội hoảng loạn. Đây có thể là dấu hiệu ung thư vú nhưng cũng có thể không phải là ung thư, chỉ là một khối u lành tính. Khối u này có thể xuất hiện do sự thay đổi nội tiết tố của chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, chấn thương hoặc các bệnh u vú lành tính.

Để được chẩn đoán chính xác, khi phát hiện u cục trên vú, chị em cần đến bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán cần thiết.

Bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định siêu âm cùng với các phương pháp chẩn đoán phù hợp như X-quang tuyến vú, chụp cộng hưởng từ, chụp hình ảnh vú mức độ phân tử, sinh thiết… để tìm ra bản chất khối u từ đó có chẩn đoán và chỉ định phù hợp.

Chị em liên hệ hotline 1900 1984 của DoLife để được tư vấn cụ thể và đặt lịch nhé!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324

Bài viết liên quan

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng là 2 thủ thuật được thực hiện để giảm đau cho sản phụ trong sinh thường và trong sinh mổ. Vậy 2 thủ thuật này khác nhau ở những điểm nào? Cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết sau! Sự khác biệt giữa gây tê […]

Mắc bệnh thủy đậu – Kiêng ngay những điều này để nhanh hồi phục

Mắc bệnh thủy đậu – Kiêng ngay những điều này để nhanh hồi phục

Bị thủy đậu kiêng gió, kiêng nước là lầm tưởng của không ít người. Thực tế việc này không những không có lợi mà còn tác động xấu đến sức khỏe người bệnh. Vậy bệnh thủy đậu cần và không cần kiêng những gì? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết! Dấu hiệu mắc […]

Hen phế quản: Nguyên nhân và cách điều trị

Hen phế quản: Nguyên nhân và cách điều trị

Hen phế quản là căn bệnh có tỷ lệ người mắc khá cao. Căn bệnh này gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Vậy hen phế quản có nguyên nhân là do đâu và cách điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Hen phế quản […]

Các biện pháp chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng 

Các biện pháp chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng 

Vào mùa nắng nóng có thể gặp một số vấn đề sức khỏe như: nắng nóng làm cơ thể dễ mất nước, suy nhược, chóng mặt, đánh trống ngực và ngất xỉu… Các vấn đề sức khỏe thường gặp trong mùa nắng nóng Vào mùa nắng nóng có thể gặp phải một số vấn đề […]


Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324