Gan nhiễm mỡ: Triệu chứng và cách điều trị

27/03/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Gan nhiễm mỡ nếu không được điều trị có thể dẫn tới tổn thương gan. Vậy gan nhiễm mỡ có biểu hiện thế nào? Điều trị ra sao? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Gan nhiễm mỡ là bệnh gì?

Gan nhiễm mỡ là tình trạng lượng chất béo tích tụ trong gan cao hơn bình thường (> 5% trọng lượng gan). Ở giai đoạn đầu, bệnh thường không gây hại. Tuy nhiên nếu tình trạng gan nhiễm mỡ không được theo dõi, điều chỉnh kịp thời lâu dài sẽ làm suy giảm chức năng gan. Từ đó dẫn đến viêm gan, xơ gan hay thậm chí ung thư gan.

Gan nhiễm mỡ có thể gây ra những hậu quả sức khỏe vô cùng nghiêm trọng

Phân loại gan nhiễm mỡ

Theo nguyên nhân gây bệnh, gan nhiễm mỡ được chia thành 2 nhóm chính là:

– Bệnh lý gan nhiễm mỡ có nguyên nhân do rượu (NAFLD).

– Bệnh lý gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH).  

Bệnh nhân gan nhiễm mỡ do rượu cần điều trị tích cực, dừng ngay thói quen uống rượu. Bởi bệnh tiến triển rất nhanh, chức năng gan suy giảm. Dù do nguyên nhân nào thì điều trị và kiểm soát gan nhiễm mỡ là một quá trình dài, cần kết hợp nhiều phương pháp điều trị.

Nguyên nhân gây gan bị nhiễm mỡ

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng gan bị nhiễm mỡ. Tuy nhiên, những nguyên nhân chính có thể kể đến như:

– Dùng đồ uống chứa cồn

Đây là nguyên nhân thường gặp nhất ở người bị gan nhiễm mỡ. Khi uống quá nhiều bia rượu, đồ uống chứa cồn sẽ khiến cho gan bị tổn thương. Từ đó gây suy giảm chức năng chuyển hóa mỡ.

– Bị béo phì

Béo phì quá mức thường là do lượng chất béo cung cấp vượt ngưỡng hấp thu của cơ thể. Tình trạng này sẽ làm tích tụ mỡ trong gan và gây nên gan nhiễm mỡ.

– Tăng mỡ máu

Quá nhiều lipid trong máu đi qua gan làm tăng hàm lượng cholesterol trong máu. Khi hàm lượng này vượt quá ngưỡng bình thường trong máu sẽ gây tích lũy mỡ tại gan.

– Bệnh tiểu đường

Bản chất của bệnh lý này là tình trạng rối loạn chuyển hóa glucose làm tăng đường huyết. Từ đó khiến gan giảm khả năng chuyển hóa cholesterol nên tích tụ cholesterol quá mức.

– Cân nặng giảm quá nhanh

Tình trạng này làm cho cơ thể không có khả năng tổng hợp apolipoprotein nên tích tụ triglyceride trong gan. Theo thời gian làm thừa mỡ ở gan.

– Tác dụng phụ từ thuốc

Dùng thuốc trị lao phổi, mỡ máu có thể gặp tác dụng phụ là gan nhiễm mỡ.

Triệu chứng khi gan bị nhiễm mỡ

Các triệu chứng khi gan bị nhiễm mỡ

Bệnh gan nhiễm bị mỡ giai đoạn đầu thường không có triệu chứng, triệu chứng chỉ xuất hiện khi bệnh tiến triển thành xơ gan. Chỉ có một số ít trường hợp biểu hiện triệu chứng, bao gồm:

– Đau bụng hoặc đầy bụng ở phía trên bên phải của bụng (vùng gan).

– Buồn nôn, chán ăn hoặc sụt cân.

Vàng da (Da và lòng trắng của mắt có màu vàng).

– Sưng bụng và chân (phù nề).

– Mệt mỏi.

– Rối loạn tâm thần.

– Ngực to hơn bình thường ở nam giới do rối loạn nội tiết.

– Lòng bàn tay đỏ.

– Ốm yếu.

Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không?

Tình trạng khi gan bị nhiễm mỡ kéo dài, không được điều trị đúng cách có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:

– Viêm gan

Sự bao phủ mỡ lên tế bào gan theo thời gian sẽ làm suy giảm chức năng gan cũng như vai trò chống độc của gan. Kết quả là sự tích tụ độc tố, sự xâm nhập của các loại ký sinh trùng, vi khuẩn, virus vào gan và gây nên viêm gan.

Người bị viêm gan nhiễm mỡ nếu không được điều trị sớm sẽ dễ suy kiệt sức khỏe, nguy hiểm đến sự sống.

– Xơ gan

Khi bị gan nhiễm mỡ, tế bào gan sẽ tổn thương và thoái hóa thành những dải xơ. Sợi xơ càng nhiều thì gan càng bị tổn thương nghiêm trọng. Tế bào gan bị hoại tử. Cấu trúc gan bị biến đổi. Mô sẹo hình thành khiến gan bị chai cứng và mất khả năng phục hồi.

– Ung thư gan

Đây là mức độ nguy hiểm nhất trong các biến chứng từ gan nhiễm mỡ điều trị không kịp thời. Thoái hóa mỡ trong gan nhiễm mỡ làm phát triển xơ gan và hình thành ung thư gan.

– Biến chứng khác

Ngoài những biến chứng nguy hiểm nêu trên thì gan nhiễm mỡ điều trị không tích cực còn dễ dẫn tới bệnh tim mạch, tiểu đường type 2, hội chứng chuyển hóa, suy gan,…

3 cấp độ khi gan bị nhiễm mỡ

Phương pháp chẩn đoán

– Chẩn đoán lâm sàng: Thăm khám lâm sàng có thể phát hiện gan bị nhiễm mỡ qua các triệu chứng và các yếu tố nguy cơ của người bệnh.

– Xét nghiệm mỡ máu: Có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán gan bị nhiễm mỡ. Giúp xác định nồng độ lipid trong máu. Bên cạnh đó, người bệnh có thể được chỉ định xét nghiệm ure máu, đường máu, đo huyết áp,… nhằm sàng lọc các rối loạn liên quan đến bệnh gan nhiễm mỡ.

– Xét nghiệm men gan: Đánh giá được sự thay đổi của men gan. Trường hợp men gan tăng cho biết gan đang gặp tổn thương. Tuy đây không phải là phương pháp chẩn đoán xác định nhiễm mỡ tại gan. Nhưng rất cần thiết trong việc tìm ra nguyên nhân gây tổn thương gan.

Siêu âm: Người bệnh gan nhiễm mỡ có hình ảnh siêu âm “gan sáng” do độ hồi âm của nhu mô gan gia tăng. Bên cạnh siêu âm thông thường, bác sĩ có thể chỉ định siêu âm đàn hồi mô gan. Giúp đánh giá mức độ gan nhiễm mỡ.

– Các chẩn đoán hình ảnh khác có khả năng phát hiện gan nhiễm mỡ như chụp cắt lớp vi tính CT, chụp cộng hưởng từ MRI.

– Sinh thiết gan: Bác sĩ đưa kim sinh thiết vào gan để lấy mảnh tổ chức gan làm kiểm tra tế bào học. Đây là phương pháp hữu hiệu chẩn đoán gan nhiễm mỡ. Cũng như xác định nguyên nhân gây bệnh.

Bác sĩ có thể chỉ định phối hợp 2 hoặc nhiều phương pháp kể trên trong chẩn đoán gan nhiễm mỡ. Từ đó kết quả chẩn đoán đảm bảo chính xác nhất, làm cơ sở để có hướng điều trị thích hợp.

Phương pháp điều trị

Người bị nhiễm mỡ ở gan nên ăn nhiều hoa quả, rau xanh

– Giảm cân: Đây là điều bắt buộc với người béo phì mắc bệnh gan bị nhiễm mỡ. Việc giảm cân cần đảm bảo an toàn, khoa học, ngăn ngừa tổn thương gan. Đồng thời cải thiện đề kháng Insulin. Người bệnh cần tránh giảm cân cấp tốc bởi điều này có thể làm trầm trọng thêm bệnh.

– Kiểm soát rối loạn lipid máu: Nhóm thuốc statin (Atorvastatin, Rosuvastatin, Simvastatin) có thể kiểm soát rối loạn lipid máu. Giảm tình trạng nhiễm mỡ tại gan.

– Có chế độ ăn uống khoa học, điều độ; ăn nhiều rau xanh, trái cây. Người bệnh nên sử dụng dầu thực vật thay cho mỡ động vật. Kiêng ăn các thực phẩm nhiều cholesterol,  nhiều dầu mỡ,… .Hạn chế thịt đỏ (như thịt bò). Thay vào đó nên sử dụng những loại thịt có protein ít béo như thịt gà hay cá.

– Kiêng đồ uống có cồn và các chất kích thích: rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…

– Người bệnh gan nhiễm mỡ không mắc tiểu đường có thể dùng vitamin E giúp cải thiện tình trạng viêm. Lưu ý vitamin E không được sử dụng trong điều trị cho nam giới có tiền sử ung thư tiền liệt tuyến hoặc có thành viên trong gia đình mắc bệnh.

– Tiêm phòng virus viêm gan B, A giúp phòng tránh virus gây tổn thương gan khiến bệnh gan nhiễm mỡ nặng nề hơn.

– Dành thời gian vận động, tập thể dục, thể thao mỗi ngày. Nhằm tăng cường miễn dịch, thúc đẩy quá trình điều trị.

Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý sử dụng các loại thuốc không được bác sĩ chỉ định.

Trên đây là những thông tin về bệnh gan bị nhiễm mỡ. Nếu có những biểu hiện của bệnh, hãy thăm khám ngay để phát hiện và điều trị kịp thời. Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Dấu hiệu cảnh báo bệnh lý ở thận: Lưu ý ngay!

Dấu hiệu cảnh báo bệnh lý ở thận: Lưu ý ngay!

Theo ước tính, số người mắc bệnh thận mạn mới mỗi năm lên tới khoảng 8.000 người. Trong đó, tỷ lệ tử vong do bệnh thân đứng thứ 8 trong số các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam.  Những bệnh lý về thận phổ biến Thận là cơ quan bài tiết […]

Hướng dẫn thải độc gan đơn giản, hiệu quả tại nhà

Hướng dẫn thải độc gan đơn giản, hiệu quả tại nhà

Gan nhiễm độc có thể gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, gan cũng vô cùng tuyệt diệu khi có khả năng tái tạo. Nếu được thải độc gan hiệu quả, bạn có thể cải thiện sức khỏe lá gan ngay […]

Men gan cao có nguy hiểm không? Chỉ số bao nhiêu là bình thường?

Men gan cao có nguy hiểm không? Chỉ số bao nhiêu là bình thường?

Chỉ số men gan cao có thể là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm. Cùng tìm hiểu những thông tin về chỉ số men gan trong bài viết dưới đây! Men gan là gì? Men gan là hệ thống các enzyme rất hoàn chỉnh, ví dụ như ALT, GGT, AST…Các enzyme được giải […]

Viêm gan B có lây qua đường ăn uống không?

Viêm gan B có lây qua đường ăn uống không?

Viêm gan B là bệnh có khả năng lây truyền rất cao. Bệnh có thể biến chứng thành xơ gan, ung thư gan nếu như không được điều trị kịp thời. Vậy viêm gan B có lây qua đường ăn uống không? Cùng tìm hiểu qua bài viết. Viêm gan B là bệnh gì? Viêm […]