Đứt dây chằng chủ yếu gặp ở người trưởng thành nhưng chấn thương này ngày càng xuất hiện nhiều ở trẻ em do việc vận động, hoạt động thể thao quá sức, sai cách hay tai nạn. Ba mẹ cần làm gì khi trẻ bị đứt dây chằng? Tìm hiểu chi tiết cách xử trí ngay trong bài viết!
Nguyên nhân gây đứt dây chằng ở trẻ
Dây chằng là một dải các bó mô liên kết sợi cứng có nhiệm vụ kết nối các xương với nhau, điều khiển và hỗ trợ hoạt động của bề mặt khớp giúp cơ thể vận động linh hoạt, ngăn ngừa tình trạng trật khớp.
Đứt dây chằng đầu gối ở trẻ là một dạng chất thương, thường xảy ra do các nguyên nhân như:
– Chấn thương trực tiếp (chiếm khoảng 30%) do bị va chạm trực tiếp vào vùng gối khi tham gia các môn thể thao hoặc tai nạn khiến cơ thể bị té đập gối.
– Chấn thương gián tiếp hoặc dừng lại đột ngột khi đang chạy, đổi hướng đột ngột khi đang di chuyển.
Ngoài ra, tùy thuộc vào vị trí chấn thương mà nguyên nhân gây đứt dây chằng có thể khác nhau như:
– Đứt dây chằng ở mắt cá chân (thường là dây chằng ATFL và PTFL, dây chằng gót CFL): do chân bị va đập khi chơi thể thao hoặc tai nạn khi cổ chân bị lật ra ngoài.
– Đứt dây chằng đầu gối (đứt dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng chéo ngoài, dây chằng chéo trong): thường gặp do tai nạn hoặc khi chơi thể thao, đặc biệt là các môn có tính đối kháng cao như: bóng đá, bóng rổ…
– Đứt dây chằng cổ tay thường xảy ra khi có chấn thương cổ tay hoặc có lực tác động mạnh vào cổ tay.
– Đứt dây chằng ở cổ và lưng thường xảy ra khi có tác động mạnh, đột ngột vào các dây chằng ở những vị trí này.
Dấu hiệu trẻ bị đứt dây chằng
Dây chằng là một nhóm các mô liên kết dai, dày và không có tính đàn hồi quá cao. Bởi vậy, nếu bị kéo căng quá mức, nhóm mô này sẽ bị tổn thương, đứt và tác động trực tiếp tới khớp.
Khi bị đứt dây chằng, trẻ thường có các dấu hiệu như:
– Nghe thấy tiếng đứt gãy khi xảy ra chấn thương
– Bầm tím, sưng đau tại vị trí dây chằng bị đứt
– Quan sát thấy vết lõm ở quanh vị trí đứt dây chằng
– Một số trường hợp xuất hiện co thắt cơ
– …
Chẩn đoán đứt dây chằng ở trẻ
Để chẩn đoán đứt dây chằng ở trẻ, bác sĩ kết hợp đồng thời khám tổng quát tại vị trí nghi ngờ đứt dây chằng, thăm hỏi bệnh sử, triệu chứng và các phương pháp chẩn đoán hình ảnh:
– Chụp X-quang để kiểm tra tổn thương xương, xem xương có bị gãy hay không.
– Chụp cộng hưởng từ MRI để kiểm tra tình trạng chấn thương dây chằng: rách một phần hay toàn bộ
– Sờ nắn, di chuyển khớp để kiểm tra mức độ chấn thương.
Sau khi kiểm tra, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán đứt dây chằng ở trẻ dựa trên 3 mức độ:
– Mức độ 1: Chấn thương nhẹ, dây chằng bị tổn thương (rách) nhưng không bị đứt
– Mức độ 2: Chấn thương vừa phải, dây chằng bị đứt một phần, khớp bị lỏng lẻo hơn.
– Mức độ 3: Chấn thương nặng, đứt và mất toàn bộ chức năng của dây chằng, khớp không thể vận động, thực hiện các hoạt động thường ngày.
Đứt dây chằng gây ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động và sự ổn định khớp của trẻ, gây tình trạng đau đớn kéo dài và giảm chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, một số trường hợp nghiêm trọng có thể gây tàn phế và phải thay khớp.
Điều trị và phục hồi cho trẻ bị đứt dây chằng
Đứt dây chằng ở trẻ thường ít gặp và việc điều trị cũng khó khăn hơn. Phương pháp điều trị nếu không phù hợp có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới sụn và sự phát triển xương của trẻ.
Đặc biệt, trong giai đoạn trưởng thành, sụn đóng vai trò quan trọng với sự phát triển xương trong việc làm dài và hoàn chỉnh cấu trúc đầu xương. Các chấn thương sụn ở trẻ sẽ gây ra những thay đổi về cả hình dạng và cấu trúc, tác động tiêu cực tới sự phát triển của trẻ.
Việc điều trị đứt dây chằng chéo ở trẻ nhỏ sẽ được bác sĩ chỉ định dựa trên từng trường hợp cụ thể. Trong đó, với đứt dây chằng chéo trước (chấn thương phổ biến nhất), trẻ thường được tạo hình ở mâm chày, xương đùi và bám nguyên thủy dây chằng, rồi luồn và cố định gân trong đường hầm xương đùi. Tuy nhiên, phương pháp này cần được cân nhắc kỹ trước khi thực hiện bởi việc này có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển xương về sau của trẻ.
Với các trường hợp chấn thương không quá nghiêm trọng, bác sĩ thường trì hoãn phẫu thuật đến khi sự phát triển của sụn được hoàn thành hay tương đối hoàn thành. Khi đó, trẻ cần phải giảm tải các hoạt động thể chất thường ngày để tránh gây ảnh hưởng tới dây chằng và xương, khớp.
Về cơ bản, việc điều trị đứt dây chằng chéo ở trẻ em khá phức tạp và cần có phác đồ riêng biệt cho từng trường hợp. Bởi vậy, nếu trẻ có các dấu hiệu nghi ngờ tổn thương dây chằng, ba mẹ đưa bé đến DoLife để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, từ đó đưa ra chẩn đoán và điều trị phù hợp, chính xác.
Đặc biệt, tại DoLife, khách hàng có thể đặt lịch trực tiếp với BSCC. Nguyễn Khắc Vỹ – Nguyên Trưởng khoa Ngoại – Tổng hợp – Bệnh viện Thể thao Việt Nam. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ngoại khoa, bác sĩ Nguyễn Khắc Vỹ đã phẫu thuật thành công cho hàng chục ngàn ca bệnh chấn thương, giúp người bệnh khôi phục khả năng vận động, trở về nhịp sinh hoạt thương ngày.
> Đăng ký nhận tư vấn ngay!
Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?
Thoát vị đĩa đệm là bệnh liên quan đến xương sống. Căn bệnh này hiện nay rất phổ biến, đặc biệt là dân văn phòng. Vậy thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì? Thoát vị […]
Cong vẹo cột sống điều trị như thế nào?
Cong vẹo cột sống là một dị tật khá phổ biến. Nguy hiểm hơn, cong vẹo cột sống đang có xu hướng xuất hiện nhiều ở trẻ em. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, căn bệnh này có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Thế nào là cong vẹo cột sống? […]
Phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước
Phục hồi chức năng sau phẫu thuật dây chằng chéo trước là việc làm cần thiết. Nó quyết định đến thời gian và khả năng hồi phục của dây chằng. Vậy phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết. Vì sao cần tập phục […]
Phẫu thuật thay khớp háng: Những điều cần biết
Phẫu thuật thay khớp háng là một phẫu thuật chỉnh hình phổ biến, giúp loại bỏ phần khớp háng bị hư hỏng, tổn thương để thay thế bằng khớp nhân tạo, phục hồi khả năng vận động cho người bệnh Phẫu thuật thay khớp háng là gì? Phẫu thuật thay khớp háng là quá trình […]