Đứt dây chằng gối nguy hiểm không?

28/02/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Đứt dây chằng gối thường ít xảy ra trong sinh hoạt bình thường nhưng lại là chấn thương phổ biến khi hoạt động mạnh (lao động, thể thao, tai nạn…). Vậy đứt dây chằng gối có nguy hiểm không? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết.

Dấu hiệu của đứt dây chằng gối

Dây chằng là nhóm các mô liên kết dai, dày đặc có nhiệm vụ giữ xương, kiểm soát hoạt động của khớp. Dây chằng thường có tính đàn hồi nhưng nếu bị kéo căng giãn quá mức thì sẽ bị tổn thương, trở nên lỏng lẻo và hạn chế cử động.

Có 4 loại đứt dây chằng gối phổ biến:

Đứt dây chằng chéo trước (chấn thương phổ biến nhất do dây chằng chéo trước nằm ngay tại trung tâm đầu gối, kết nối xương đùi và xương ống chân).

– Đứt dây chằng chéo sau (khá hiếm gặp và thường chỉ xuất hiện trong tai nạn giao thông).

– Đứt dây chằng chéo bên ngoài.

– Đứt dây chằng chéo bên trong.

Đứt dây chằng gối thường gây ra một số triệu chứng như:

– Xuất hiện tiếng nổ hay tiếng lục khục khi xảy ra chấn thương.

– Đau gối, cơn đau chạy dọc theo phần dây chằng bị đứt.

– Lỏng lẻo khớp gối, đi lại khó khăn.

– Sưng tấy trong khoảng 24 giờ đầu sau khi gặp chấn thương.

– Cử động khớp gối bị hạn chế: không thể gập, uốn cong đầu gối.

– …

Đứt dây chằng đầu gối sẽ gây ra những cơn đau tại vùng chấn thương
Đứt dây chằng đầu gối sẽ gây ra những cơn đau tại vùng chấn thương

Đứt dây chằng gối có nguy hiểm không?

Đứt dây chằng gối không phải là chấn thương có thể gây nguy hại cho sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng vận động của khớp gối, ảnh hưởng tới việc đi lại và sinh hoạt của người bệnh.

Đứt dây chằng chéo có thể là nguyên nhân gây ra những vấn đề khác như:

– Teo cơ đùi kèm khó khăn khi chuyển động, đi lại.

– Tăng nguy cơ viêm khớp gối.

– Đi lại khập khiễng, thành tật.

Rách sụn chêm.

– Tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối, giảm khả năng vận động.

Phương pháp điều trị và phục hồi đứt dây chằng gối

Để điều trị hiệu quả đứt dây chằng gối, người bệnh cần được chẩn đoán chính xác tình trạng, mức độ tổn thương. Các phương pháp hỗ trợ chẩn đoán thường được áp dụng như:

– Kiểm tra khả năng hoạt động của khớp gối

– Chụp Xquang để loại trừ gãy xương

– Chụp cộng hưởng từ để quan sát chi tiết tình trạng tổn thương dây chằng.

Phương pháp điều trị

Tùy vào mức độ chấn thương và từng tình trạng thực tế cụ thể mà người bệnh sẽ được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp:

– Với sơ cứu ngay sau chấn thương: Tiến hành chườm đá tại vùng bị đau để giảm đau hiệu quả; Hạn chế vận động và kê cao chân; Tránh gây áp lực lên vùng đầu gối.

– Dùng thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau phù hợp.

– Nẹp gối để cố định đầu gối, hạn chế chuyển động để tránh chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn.

– Vật lý trị liệu theo các bài tập của chuyên gia để tăng cường sức mạnh các cơ xung quanh đầu gối, khôi phục khả năng vận động.

– Phẫu thuật (nội soi hoặc mổ mở) để nối, tái tạo dây chằng, phục hồi hoạt động của đầu gối. Phẫu thuật thường được áp dụng với các trường hợp chấn thương nghiêm trọng, người bệnh thường xuyên tham gia vào các hoạt động thể thao.

Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng gối
Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng gối

Lưu ý hỗ trợ phục hồi

Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo hiện là phương pháp phổ biến nhất trong điều trị đứt dây chằng đầu gối. Để giúp vết thương nhanh lành, phục hồi khả năng vận động một cách tốt nhất, người bệnh cần lưu ý:

– Sau phẫu thuật không nên vận động nhiều hoặc vận động quá nhanh. Các hoạt động của khớp gối nên thực hiện chậm rãi để dây chằng có thời gian thích nghi với những thay đổi.

– Sau phẫu thuật, người bệnh không tự ý tháo nẹp nếu không có chỉ định của bác sĩ. Bởi nẹp cố định đóng vai trò quan trọng trong quá trình định hình tái tạo mô tế bào, giúp người bệnh hạn chế cử động ở khu vực phẫu thuật, rút ngắn thời gian lành thương và phục hồi.

– Tránh cử động co duỗi chân để giúp vết thương sớm lành.

– Không nên nằm một chỗ trong thời gian dài để tránh bị teo cơ.

– Có lối sống khoa học: ngủ đủ giấc, đúng giờ, không dùng các chất kích thích (thuốc lá, rượu, bia…) 

– Tăng cường các loại thực phẩm giúp hỗ trợ sức khỏe, tăng khả năng phục hồi như:

+ Thực phẩm giàu chất khoáng và vitamin như các loại rau, củ, quả, đậu, trứng…

+ Tăng cường thực phẩm giàu đạm để bổ sung năng lượng cho cơ thể và nhanh lành thương (Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều).

+ Bổ sung canxi để tăng cường sức khỏe hệ xương và tăng sức đề kháng.

+ Bổ sung chất béo không bão hòa (có nhiều trong các loại hạt, đậu, quả bơ…) để thúc đẩy sự tạo collagen ở xương khớp, đồng thời ngăn ngừa khớp sưng viêm.

+ Tăng cường các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như: nho, cà chua, bơ, lựu, khoai tây…

Trên đây là các thông tin chung về đứt dây chằng gối. Ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ đứt dây chằng, liên hệ ngay tới hotline 1900 198 của DoLife để được tư vấn, hỗ trợ chăm sóc và đặt lịch thăm khám, điều trị ngay!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Cong vẹo cột sống điều trị như thế nào?

Cong vẹo cột sống điều trị như thế nào?

Cong vẹo cột sống là một dị tật khá phổ biến. Nguy hiểm hơn, cong vẹo cột sống đang có xu hướng xuất hiện nhiều ở trẻ em. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, căn bệnh này có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Thế nào là cong vẹo cột sống? […]

Phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước

Phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước

Phục hồi chức năng sau phẫu thuật dây chằng chéo trước là việc làm cần thiết. Nó quyết định đến thời gian và khả năng hồi phục của dây chằng. Vậy phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết. Vì sao cần tập phục […]

Phẫu thuật thay khớp háng: Những điều cần biết

Phẫu thuật thay khớp háng: Những điều cần biết

Phẫu thuật thay khớp háng là một phẫu thuật chỉnh hình phổ biến, giúp loại bỏ phần khớp háng bị hư hỏng, tổn thương để thay thế bằng khớp nhân tạo, phục hồi khả năng vận động cho người bệnh Phẫu thuật thay khớp háng là gì? Phẫu thuật thay khớp háng là quá trình […]

Phục hồi chức năng sau thay khớp gối: Thông tin cần biết

Phục hồi chức năng sau thay khớp gối: Thông tin cần biết

Phục hồi chức năng sau khi thay khớp gối đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục. Tuy nhiên nếu tập không đúng kỹ thuật có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cùng tìm hiểu những thông tin cần lưu ý khi tập phục hồi chức năng sau thay khớp gối […]