Rách sụn chêm: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

21/11/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Rách sụn chêm là một dạng chấn thương thường gặp khi chơi thể thao, tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động… Tình trạng này gây đau, ảnh hưởng tới vận động và nếu không được chẩn đoán đúng, điều trị kịp thời, triệt để có thể gây tái phát chấn thương cho người bệnh.

Tìm hiểu chung rách sụn chêm
Tìm hiểu chung rách sụn chêm

Tìm hiểu chung về rách sụn chêm

Cấu tạo và chức năng của sụn chêm

Sụn chêm là một phần của khớp gối – bộ phận chịu toàn bộ tải trọng của cơ thể. Sụn chêm dày trung bình khoảng 3 – 5mm, có nhiệm vụ bảo vệ sụn khớp xương đùi và xương chày.

Sụn chêm có 2 tấm:

– Sụn chêm trong (nằm phía trong khớp): hình chữ C, dài khoảng 5 – 6cm.

– Sụn chêm ngoài (nằm phía ngoài khớp): hình chữ O.

Sụn chêm có đặc trưng là dai và tính đàn hồi cao với những vai trò quan trọng:

– Phân phối lực đều cho khớp gối.

– Hỗ trợ để khớp gối vững chắc.

– Hấp thu lực, giảm xóc cho cơ thể.

– Đảm bảo khớp hoạt động ổn định bằng việc phân bố hoạt dịch bôi trơn và dinh dưỡng sụn khớp.

– Tránh để khe khớp bị kẹt bao khớp và màng hoạt dịch.

Rách sụn chêm khớp gối ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng vận động, đặc biệt là đi lại của người bệnh.

Rách sụn chêm là gì?

Rách sụn chêm (Rách sụn đầu gối – Torn Meniscus) là hệ quả của việc gối gập đột ngột khiến đầu gối chịu sức nặng bất thường do có một lực xoắn mạnh. Do sụn chêm trong gắn chặt trên mâm chày nên khi rách, đĩa sụn chêm trong thường rách nặng hơn đĩa sụn chêm ngoài.

Rách có thể xuất hiện ở vị trí bất kỳ: sụn trong – ngoài, sừng trước – sau, vùng giàu mạch hay vô mạch… với các hình thái đa dạng: dọc, ngang, hình nan hoa, hình vạt…

Ở một số trường hợp, sụn gối bị rách có thể vỡ, kẹt vào khớp dẫn đến tình trạng thoái hóa đầu gối.

Nguyên nhân gây rách sụn chêm

Phần lớn các trường hợp rách sụn chêm là do hệ quả của chấn thương khi chơi thể thao, chạy nhảy, vui chơi, tai nạn giao thông hoặc thoái hóa xương…

Rách sụn đầu gối ở trẻ em thường ở trạng thái gối gấp, chân bị vặn xoắn. Ở người lớn tuổi, chấn thương có thể xảy ra ngay cả khi đang ngồi và đột ngột đứng lên trong tư thế chân hơi vặn.

Dấu hiệu rách sụn chêm

Dấu hiệu nhận biết

Rách sụn chêm thường không biểu hiện ngay mà đến 2 – 3 ngày sau, cơn đau mới bắt đầu xuất hiện. Khi sụn chêm vừa rách, người bệnh vẫn có thể hoạt động, đi lại, thậm chí luyện tập, thi đấu bình thường. Sau 2 – 3 ngày, đầu gối mới bắt đầu sưng lên gây khó khăn khi vận động.

Các triệu chứng xuất hiện khi rách sụn đầu gối:

– Khi sụn chêm bị rách, có tiếng “nổ” xuất hiện”

– Cảm giác kẹt khớp gối

– Đau, sưng đầu gối

– Cảm giác có tiếng lục cục trong khớp khi vận động.

– Đi lại, co duỗi khớp gối khó khăn.

– Đau nhức khi ấn vào khe khớp gối.

Chẩn đoán

Để xác định rõ tình trạng chấn thương, người bệnh cần được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán:

– Chụp X-quang để quan sát và đánh giá tình trạng khớp gối và sụn chêm.

– Chụp cộng hưởng từ để xác định tình trạng tổn thương của sụn chêm.

– Nội soi để xác định mức độ tổn thương của sụn chêm và các bộ phận khác của khớp gối.

Biến chứng của rách sụn chêm

Sụn chêm đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của khớp gối – đi lại, vận động. Sụn chêm khi bị rách nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị phù hợp có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm:

– Đau nhức khớp gối dữ dội.

– Teo cơ tứ đầu đùi, không thể duỗi thẳng chân, vận động khó khăn.

– Hư khớp gối. Người bệnh có thể phải cắt bỏ sụn chêm, khớp gối nhanh bị thoái hóa.

– Tổn thương các bộ phận khác: dây chằng chéo sau, bong chỗ bám, phù tủy xương, lỏng gối… gây mất khả năng đi lại.

Điều trị rách sụn chêm

Các phương pháp điều trị rách sụn khớp gối đều nhằm tới mục tiêu là khắc phục đau nhức và cải thiện vận động.

Tùy vào tình trạng tổn thương và sức khỏe người bệnh mà bác sĩ đưa ra chỉ định điều trị phù hợp. Trong đó, có 2 hướng điều trị chính là điều trị không phẫu thuật và điều trị phẫu thuật.

Điều trị không phẫu thuật

Thường được áp dụng với các trường hợp tổn thương nhỏ, gối vững, người bệnh ít đau. Khi này, tổn thương thường xảy ra ở vị trí ⅓ ngoài sát bao khớp máu nuôi dồi dào. 

Các hoạt động điều trị chính:

– Chườm đá

– Hạn chế vận động, bất động khớp gối

– Dùng thuốc giảm đau, chống phù nề, chống viêm

Phẫu thuật

Tùy vào tình trạng chấn thương mà người bệnh có thể được chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp:

Cắt sụn khớp gối

Thường chỉ định với những vết rách cũ trên 6 tuần, rách ở vùng ⅔ trong, máu nuôi nghèo nàn, sụn không có khả năng phục hồi.

Khâu sụn chêm

Thường được chỉ định với các trường hợp rách dọc, rách mới trước 6 tuần ở  vùng ⅓ ngoài sát bao khớp, có nguồn cấp máu dồi dào.

Khâu sụn chêm giúp phục hồi hình thái giải phẫu, giải quyết tình trạng đau, kẹt khớp, tràn dịch… để kéo dài tuổi thọ của khớp.

Ghép sụn chêm

Bác sĩ tiến hành ghép sụn chêm đồng loại để giúp bảo toàn sụn, đảm bảo chức năng sụn, khớp gối cho người bệnh.

Dinh dưỡng và sinh hoạt sau điều trị

Sau điều trị, người bệnh cần tuân thủ theo đúng các chỉ định của bác sĩ:

– Tuân thủ thời gian nẹp bất động.

– Luyện tập các bài tập phù hợp để phục hồi khớp gối.

– Tránh các bài tập nặng, các hoạt động gây ảnh hưởng đến khớp gối.

– Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho xương khớp: thực phẩm giàu canxi, vitamin D, K, C, protein, collagen, magie, kẽm, phốt pho, omega 3…

Trên đây là những thông tin chung về rách sụn chêm. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLifeĐịa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]