Đứt dây chằng chéo có đi được không? Xử trí khi chấn thương

23/02/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Đứt dây chằng chéo không phải là tổn thương nhẹ, tuy nhiên người bệnh vẫn có thể đi lại được. Nhưng chấn thương nếu không được xử lý phù hợp có thể để lại nhiều biến chứng, ảnh hưởng đến khả năng vận động.

Tổng quan về đứt dây chằng chéo

Dây chằng là một dải các mô liên kết sợi cứng có các phân tử collagen dài, dai liên kết với nhau. Nhiệm vụ của dây chằng là nối các xương trong và quanh khớp, hỗ trợ điều chỉnh hoạt động của khớp.

Đứt dây chằng chéo đầu gối là chấn thương phổ biến, gây ra những khó khăn, bất tiện trong chuyển động khớp. Đầu gối khi bị đứt dây chằng sẽ bị mất vững xoay, mâm chày trượt ra trước, sụn chêm bị rách, kẹt giữa hai xương. Tình trạng này nếu kéo dài, không được điều trị phù hợp sẽ gây tổn thương sụn khớp, từ đó gây thoái hóa khớp gối.

Dấu hiệu đứt dây chằng chéo

Đứt dây chằng chéo thường xảy ra do chấn thương trong sinh hoạt hoặc tập luyện thể dục, thể thao. Khi bị rách, người bệnh có thể nghe thấy âm thanh chấn thương phát ra từ gối. Kèm theo đó, một số dấu hiệu thường xuất hiện kèm theo như:

– Đầu gối sưng đau, phù nề. Sưng tấy có thể hết sau 2 – 3 tuần

– Có thể chảy máu, tổn thương cấu trúc bên trong khớp (các dây chằng bên, bao khớp)

– Di chuyển khó khăn. Đau nhức dữ dội khi di chuyển hoặc vận động mạnh

– Khớp gối lỏng lẻo 

– Chân yếu, khó đứng, dễ ngã khi di chuyển, khó bước lên – xuống cầu thang.

Đứt dây chằng đầu gối gây ra cơn đau sưng tai khu vực tổn thương
Đứt dây chằng đầu gối gây ra cơn đau sưng tai khu vực tổn thương

Nguyên nhân gây đứt dây chằng chéo

Đứt dây chằng chéo đầu gối có thể là hệ quả của chấn thương gián tiếp hoặc trực tiếp. Trong đó, các nguyên nhân phổ biến như:

– Chấn thương khi chơi thể thao

– Tai nạn giao thông, tai nạn lao động…

– Tiếp đất không thuận lợi khi nhảy xuống từ trên cao 

– Đổi hướng chuyển động đột ngột (đang chạy hoặc đi bỗng dừng hoặc chuyển hướng đột ngột trong khi bàn chân vẫn giữ nguyên)

– …

Đứt dây chằng chéo có đi được không?

Đứt dây chằng chéo hoàn toàn có thể đi lại được. Tuy nhiên, việc đi lại và hoạt động khớp gối khi đó sẽ bị ảnh hưởng.

Thực tế, nhiều trường hợp bị đứt dây chằng chéo, người bệnh không nhận ra và vẫn đi lại bình thường, không điều trị khắc phục. Thông thường, sau một vài ngày tổn thương, tình trạng đau có thể biến mất nhưng khớp gối khi đó đã bị ảnh hưởng, gây cản trở việc đi, chạy… Một số trường hợp biến chứng, người bệnh có thể bị teo cơ đùi, viêm khớp gối, thoái hóa khớp gối…

Để tránh biến chứng ảnh hưởng đến sinh hoạt, vận động, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán khi có các dấu hiệu nghi ngờ đứt dây chằng chéo.

Xử trí khi đứt dây chằng chéo

Đứt dây chằng chéo làm tăng nguy cơ rách sụn chêm, tổn thương sụn khớp gối, xô lệch mâm chày đầu gối. Để hạn chế tối đa tổn thương do chấn thương dây chằng chéo, lưu ý các bước sơ cứu:

– Dừng lại mọi hoạt động đang thực hiện và nghỉ ngơi. Cố gắng không hoạt động để tránh ảnh hưởng tới vị trí tổn thương.

– Nâng đầu gối cao hơn so với đầu 

– Chườm đá lên vùng bị thương từ 20 – 30 phút để giảm sưng đau.

– Cố định vết thương bằng nẹp. Có thể dùng 2 thanh gỗ, tre hay bìa cứng (với trường những trường hợp không có nẹp chuyên dụng) để nẹp nhẹ nhàng tại hai khớp trên và dưới khu vực bị chấn thương, rồi băng lại bằng vải, băng thun.

– Đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ đúng cách.

Đầu gối nên được nâng cao hơn so với đầu
Đầu gối nên được nâng cao hơn so với đầu

Lưu ý trong quá trình sơ cứu:

– Hạn chế nắn bóp đầu gối, đặc biệt là tại vị trí chấn thương để tránh việc vết rách bị tổn thương nặng hơn. 

– Không dùng rượu để xoa bóp để tránh sưng đau trở nên nghiêm trọng hơn.

– Tuyệt đối không chườm nóng.

Điều trị đứt dây chằng chéo

Tùy vào tình trạng thực tế và mức độ chấn thương mà điều trị đứt dây chằng chéo có thể là phẫu thuật hoặc không phẫu thuật.

Điều trị không phẫu thuật

Điều trị bảo tồn, không cần phẫu thuật thường được áp dụng với các trường hợp người bệnh ít vận động, không chơi thể thao chuyên nghiệp hoặc người lớn tuổi. Trong đó, bác sĩ thường khuyến khích áp dụng các phương pháp như:

– Mang nẹp hỗ trợ để cố định khớp gối, tránh áp lực dồn lên gối mỗi khi di chuyển.

– Vật lý trị liệu để cải thiện hoạt động cơ chân và phạm vi hoạt động của đầu gối, từ đó hỗ trợ phục hồi sau chấn thương.

Điều trị phẫu thuật

Đa phần dây chằng chéo khi bị đứt sẽ không thể khâu lại. Khi đó, người bệnh được chỉ định phẫu thuật tái tạo bằng việc thay thế dây chằng bằng một mảnh ghép khác. Mảnh ghép mới thay vào sẽ hoạt động như một nền tảng hỗ trợ để dây chằng mới phát triển.

Mảnh ghép này có thể được lấy từ những vị trí khác trên cơ thể như: gân cơ thon, gân cơ tứ đầu đùi, gân gót…

Phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng là nội soi bởi ưu điểm ít xâm lấn, nhanh chóng và rút ngắn thời gian phục hồi. 

Sau phẫu thuật, người bệnh thực hiện vật lý trị liệu với các bài tập phù hợp để giúp khôi phục khả năng vận động.

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Cong vẹo cột sống điều trị như thế nào?

Cong vẹo cột sống điều trị như thế nào?

Cong vẹo cột sống là một dị tật khá phổ biến. Nguy hiểm hơn, cong vẹo cột sống đang có xu hướng xuất hiện nhiều ở trẻ em. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, căn bệnh này có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Thế nào là cong vẹo cột sống? […]

Phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước

Phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước

Phục hồi chức năng sau phẫu thuật dây chằng chéo trước là việc làm cần thiết. Nó quyết định đến thời gian và khả năng hồi phục của dây chằng. Vậy phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết. Vì sao cần tập phục […]

Phẫu thuật thay khớp háng: Những điều cần biết

Phẫu thuật thay khớp háng: Những điều cần biết

Phẫu thuật thay khớp háng là một phẫu thuật chỉnh hình phổ biến, giúp loại bỏ phần khớp háng bị hư hỏng, tổn thương để thay thế bằng khớp nhân tạo, phục hồi khả năng vận động cho người bệnh Phẫu thuật thay khớp háng là gì? Phẫu thuật thay khớp háng là quá trình […]

Phục hồi chức năng sau thay khớp gối: Thông tin cần biết

Phục hồi chức năng sau thay khớp gối: Thông tin cần biết

Phục hồi chức năng sau khi thay khớp gối đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục. Tuy nhiên nếu tập không đúng kỹ thuật có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cùng tìm hiểu những thông tin cần lưu ý khi tập phục hồi chức năng sau thay khớp gối […]