Dị ứng thời tiết: Triệu chứng và cách điều trị

06/11/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Dị ứng thời tiết là hiện tượng thường gặp vào thời điểm giao mùa. Tuy không gây nguy hiểm tới sức khỏe, thế nhưng tình trạng này gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh hoạt và giao tiếp hàng ngày. 

Khái quát về bệnh dị ứng thời tiết

Theo chuyên gia, cơ thể người thích nghi tốt nhất với nhiệt độ khoảng từ 20 đến 30 độ C, trung bình khoảng 25 độ. Trung tâm điều nhiệt ở não sẽ giúp cơ thể thích nghi khi có sự thay đổi nhiệt độ. Tuy nhiên, khi thời tiết thay đổi quá nóng hoặc quá lạnh, trung tâm điều chỉnh không hoạt động kịp sẽ gây ra những rối loạn trong cơ thể. 

Dị ứng thời tiết có thể chia thành 2 loại bao gồm: Dị ứng thời tiết nóng và dị ứng thời tiết lạnh. 

– Dị ứng khí hậu nóng: Vào mùa hè, những ngày nắng nóng gay gắt, cơ thể tiết nhiều mồ hôi nên làn da luôn ở trong tình trạng ẩm ướt, dễ dẫn đến viêm nhiễm, đồng thời cơ thể sẽ dễ rơi vào tình trạng mất nước. Điều này cũng làm cho bệnh dị ứng trở nên nặng hơn. 

– Dị ứng khí hậu lạnh: Vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp dưới 20 độ C, không khí hanh khô sẽ làm cho làn da trở nên thô ráp. Hoặc những ngày mưa ẩm ướt, đều có thể dẫn đến nguy cơ bị dị ứng.

Dị ứng thời tiết là hiện tượng thường gặp vào thời điểm giao mùa.
Dị ứng thời tiết là hiện tượng thường gặp vào thời điểm giao mùa.

Những dấu hiệu điển hình của dị ứng thời tiết là gì?

Người bị dị ứng với thời tiết chủ yếu có những biểu hiện ngoài da, bao gồm: 

– Bị viêm mũi dị ứng: Đây là triệu chứng điển hình nhất. Bệnh nhân thường xuyên bị ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, ngạt mũi, mệt mỏi, giảm tập trung. 

– Bị phát ban: Xuất hiện các vết mẩn đỏ ở tay, chân và mặt. Tình trạng ngứa ngáy ngày càng trở nên nghiêm trọng, khi càng gãi càng thấy vết ban lan rộng. 

– Bị nổi mề đay: Xảy ra ở một vùng hoặc khắp cơ thể, trường hợp tệ nhất khiến cho bệnh nhân rơi vào những trạng thái nguy hiểm như bị khó thở, sốc phản vệ hoặc thậm chí có thể dẫn tới nguy cơ tử vong. 

– Bị đau đầu: Nguyên nhân là do sự thay đổi áp suất bầu khí quyển sẽ gây ra sự khác biệt giữa áp suất ở không khí bên ngoài và bên trong xoang của cơ thể. 

– Bị chàm bội nhiễm: Hiện tượng nổi mẩn đỏ đi kèm mụn nước li ti có chảy dịch màu vàng ở cả tay và chân.

– Khó khăn khi thở, ho, thở khò khè: Đây có thể là những dấu hiệu hen phế quản chuyển nặng. Cầm thăm khám, sàng lọc sớm để tránh nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Những trường hợp nào có khả năng cao bị dị ứng? 

Dị ứng với thời tiết thường không lây truyền từ người sang người. Thay vào đó, bệnh chỉ xuất hiện ngẫu nhiên ở mọi lứa tuổi, không có sự khác biệt giữa nam hay nữ. 

Những trường hợp có khả năng cao bị dị ứng là người mang nguy cơ dị ứng từ trước như: Dị ứng thức ăn, dị ứng với thuốc, phấn hoa… hoặc người bị viêm da tiếp xúc, hen phế quản, viêm mũi dị ứng. 

Dị ứng thời tiết cần điều trị như thế nào? 

Tùy vào từng loại biểu hiện dị ứng khác nhau, bác sĩ sẽ chỉ định phương án điều trị phù hợp. Có những người dễ bị dị ứng khi thời tiết có sự thay đổi, có trường hợp khác sẽ không bị ảnh hưởng.

Điều này còn liên quan đến hệ miễn dịch, cơ địa của mỗi người, do đó rất khó để khắc phục dứt điểm tình trạng này. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể áp dụng một số cách khắc phục nhằm giảm thiểu tối đa triệu chứng đồng thời không để cho bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn, như: 

– Luôn giữ ấm cho cơ thể khi trời lạnh. Nên có những phương án dự phòng để cơ thể kịp thích ứng với sự thay đổi đột ngột của thời tiết. 

– Lựa chọn những loại quần áo có chất liệu thoáng mát, thấm mồ hôi nhằm giảm thiểu tình trạng dị ứng trở nên nặng hơn. 

– Đối với những trường hợp bị viêm mũi, cần đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, tránh tiếp xúc với những tác nhân gây hại như khói bụi, phấn hoa hay lông của các loại động vật. 

– Uống các loại nước ép trái cây chứa nhiều vitamin C, ăn nhiều rau củ quả, uống nước thường xuyên nhằm tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể. 

– Tập luyện thể dục thể thao, tuy nhiên lưu ý cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về những bài tập. 

– Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. 

Trường hợp nếu như áp dụng các biện pháp trên mà tình trạng dị ứng vẫn không cải thiện, bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ chẩn đoán và có cách điều trị phù hợp, tránh những rủi ro không đáng có. 

Lưu ý giữ ấm cho cơ thể khi trời lạnh.
Lưu ý giữ ấm cho cơ thể khi trời lạnh.

Lưu ý quan trọng dành cho người bị dị ứng với thời tiết

Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị, trường hợp bị dị ứng với thời tiết, bạn cần chú ý đến chế độ sinh hoạt và ăn uống hàng ngày. Dưới đây là một số biện pháp cần thực hiện để giúp bạn khỏi bệnh nhanh nhất như: 

– Tuyệt đối không hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, những loại thực phẩm gây kích thích, đồng thời hạn chế tiếp xúc với khói bụi và phấn hoa.

– Nếu như thấy trên bề mặt da có hiện tượng bị mẩn đỏ, ngứa rát, tuyệt đối không được gãi để tránh tình trạng tổn thương da trở nên nặng hơn. Trường hợp cần thiết phải đến gặp bác sĩ để tránh tình trạng nhiễm trùng da. 

– Hạn chế những loại đồ ăn cay nóng, sử dụng đồ uống quá lạnh.

– Tránh uống sữa, ăn các loại thực phẩm chế biến từ sữa. 

– Không nên ăn những loại thực phẩm dễ bị gây kích ứng như: Đậu phộng, hải sản và nhộng.

Trên đây là các thông tin quan trọng về bệnh dị ứng thời tiết. Như đã đề cập ở trên, dị ứng với thời tiết không phải là bệnh lý quá nghiêm trọng, tuy nhiên bạn vẫn cần đi khám với bác sĩ để tránh tình trạng bệnh để kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Thoát vị đĩa đệm: Những thông tin cần biết

Thoát vị đĩa đệm: Những thông tin cần biết

Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến hiện nay. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Tình trạng này xảy ra khi phần nhân nhầy bên trong đĩa đệm thoát ra ngoài qua vòng xơ, chèn ép vào các rễ thần […]

Bệnh sởi ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Bệnh sởi ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Bệnh sởi ở trẻ em rất dễ lây lan và nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Vậy căn bệnh này có nguyên nhân do đâu, triệu chứng thế nào và điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Tìm hiểu bệnh sởi ở trẻ em Bệnh sởi ở trẻ […]

Hở hàm ếch ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Hở hàm ếch ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Hở hàm ếch ở trẻ có gây nguy hiểm không? Điều trị thế nào? Cùng DoLife tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Hở hàm ếch là bệnh gì? Hở hàm ếch hay còn gọi là khe hở vòm miệng là một dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ em. Đây là tình trạng khi […]

Đậu mùa khỉ có triệu chứng là gì?

Đậu mùa khỉ có triệu chứng là gì?

Đậu mùa khỉ là căn bệnh có khả năng lây lan rất nhanh. Vậy triệu chứng của bệnh là gì? Cách điều trị và phòng ngừa ra sao? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Tìm hiểu về bệnh đậu mùa khỉ? Đậu mùa khỉ (Monkeypox) là một bệnh nhiễm virus hiếm gặp do virus […]