Trời trở lạnh là thời điểm lý tưởng để bùng phát các bệnh lý về đường hô hấp. Cùng DoLife điểm qua 6 căn bệnh về đường hô hấp phổ biến nhất trong mùa đông và cách phòng ngừa nhé!
Viêm đường hô hấp là gì?
Viêm đường hô hấp hay còn gọi là nhiễm trùng đường hô hấp. Đây là căn bệnh xảy ra do nhiễm trùng hoặc virus gây ra ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của người bệnh. Bệnh có thể xảy ra ở nhiều cơ quan hô hấp như: mũi, xoang, thanh quản, hầu – họng, khí quản, phế quản, các phế nang, tiểu phế quản,…
Hệ hô hấp được chia thành 2 nhóm: đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới.
Nhiễm trùng đường hô hấp dưới có xu hướng nghiêm trọng hơn so với nhiễm trùng đường hô hấp trên. Hầu hết các bệnh viêm đường hô hấp trên có thể được điều trị tại nhà. Nhưng trẻ nhỏ, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai hoặc những người có tình trạng sức khỏe lâu dài bị viêm đường hô hấp dưới có thể cần phải đi khám bác sĩ.
Tại sao các bệnh đường hô hấp thường gặp khi trời lạnh?
Các bệnh đường hô hấp thường gặp vào lúc trời lạnh có thể được giải thích bởi một số nguyên nhân chính sau đây:
– Giảm độ ẩm trong không khí:
Trong khi trời lạnh, không khí thường khô hơn. Sự giảm độ ẩm có thể làm khô màng nhầy trong đường hô hấp. Tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và virus tấn công màng nhầy và gây nhiễm trùng.
– Kích thích mạnh mẽ đường hô hấp:
Khí lạnh có thể kích thích các cơ quan đường hô hấp. Từ đó làm tăng nguy cơ các triệu chứng như ho và sổ mũi.
– Tăng cường lây truyền qua tiếp xúc gần gũi:
Trong điều kiện thời tiết lạnh, người ta thường có xu hướng ở cùng nhau ở trong những không gian hạn chế, điều này tăng nguy cơ lây truyền các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp.
– Hạn chế vận động và tập thể dục:
Trời lạnh thường khiến chúng ta lười vận động, ít tập thể dục hơn do không muốn ra khỏi nhà. Sự giảm cường độ tập thể dục có thể làm giảm sức đề kháng và tăng nguy cơ bị nhiễm bệnh.
– Thời tiết thuận lợi cho virus cảm lạnh phát triển:
Một số loại virus cảm lạnh như Rhinovirus, thường hoạt động tốt hơn ở nhiệt độ thấp. Điều này giải thích tại sao chúng thường gặp hơn trong mùa đông.
Bệnh lý đường hô hấp thường gặp trong mùa lạnh
Cảm cúm
Cảm cúm do virus cúm gây ra. Thực tế các nhà khoa học đã xác định được rất nhiều loại virus cúm với khả năng lây lan và gây bệnh khác nhau. Nhìn chung, virus cúm đều có khả năng lây nhiễm và lây truyền rất cao. Và có thể tạo thành dịch theo mùa.
Ở người có sức đề kháng tốt, cảm cúm thường tiến triển trong khoảng 2 – 7 ngày. Sau đó triệu chứng giảm dần đến khi biến mất khi hệ miễn dịch đã kiểm soát được virus gây bệnh. Ở trẻ nhỏ và người cao tuổi, bệnh có thể kéo dài lâu hơn do sức đề kháng yếu.
Triệu chứng cảm cúm khá điển hình bao gồm:
– Sốt, đau đầu, đau cơ, sổ mũi, mệt mỏi, ho, đau họng,…
– Buồn nôn, tiêu chảy, nôn mửa thường xuất hiện ở trẻ em.
Bệnh viêm xoang
Xoang bao gồm các hốc rỗng chứa đầy không khí. Được phủ bằng lớp niêm mạc là mô mềm. Theo vị trí, xoang được chia thành 4 loại với 4 bệnh viêm xoang tương ứng gồm:
– Xoang trán,
– Xoang bướm,
– Xoang hàm,
– Xoang sàng.
Viêm xoang xảy ra khi lớp niêm mạc lót trong lòng các xoang bị vi khuẩn, virus tấn công. Hoặc do dị ứng dẫn đến phù nề, sưng viêm, tích tụ dịch mủ và chất nhầy. Viêm xoang cấp tính thường không kéo dài. Song nếu không điều trị và phòng ngừa tốt có thể gây viêm xoang mạn tính. Từ đó gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh.
Triệu chứng của viêm xoang bao gồm:
– Sốt,
– Đau nhức tại vị trí xoang viêm,
– Chảy dịch,
– Nghẹt mũi,
– Điếc mũi,…
Những triệu chứng này khá giống với viêm đường hô hấp thông thường nên người bệnh thường chủ quan. Bệnh thường chỉ phát hiện khi đã vào giai đoạn nặng hoặc kéo dài.
Viêm xoang là bệnh khó điều trị dứt điểm. Người bệnh cần tuân thủ quy trình, thời gian điều trị của bác sĩ. Cùng với phòng ngừa bệnh, bảo vệ tốt hệ hô hấp.
Viêm thanh quản
Viêm thanh quản cũng là một trong những bệnh viêm đường hô hấp thường gặp. Nguyên nhân có thể do virus, vi khuẩn hoặc nấm. Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng ở độ tuổi nào. Triệu chứng bệnh ở trẻ em và người lớn tuổi cũng khác nhau.
Trẻ nhỏ bị viêm thanh quản thường có triệu chứng:
– Sốt nhẹ đến sốt cao,
– Khàn tiếng,
– Khóc khàn,
– Ho,
– Thở rít,…
Các triệu chứng này thường sẽ nặng dần về ban đêm.
Viêm thanh quản ở người lớn gây ra những biểu hiện như:
– Cơ thể mệt mỏi,
– Gai rét,
– Ớn lạnh,
– Sốt nhẹ,
– Mất tiếng hoặc khàn tiếng,
– Đau rát họng, nuốt đau,…
Các bệnh viêm đường hô hấp trên thường gặp hơn so với viêm đường hô hấp dưới. Nguyên nhân là do những cơ quan này tiếp xúc trực tiếp với không khí hít thở và dễ bị tác nhân gây bệnh tấn công. Ngoài các bệnh viêm đường hô hấp trên, một số bệnh viêm đường hô hấp dưới cũng khá phổ biến như: viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi,…
Phòng ngừa bệnh đường hô hấp khi trời lạnh
Để phòng ngừa các bệnh lý đường hô hấp khi trời lạnh, hãy lưu ý những điều sau đây:
– Giữ cơ thể đủ ấm khi trời lạnh nhất là vùng cổ, ngực, tay và gan bàn chân;
– Tắm, gội đầu bằng nước ấm trong phòng kín gió. Không tắm muộn. Tắm xong phải lau khô người ngay rồi mặc quần áo sạch;
– Tránh dùng quạt máy, điều hòa lạnh.
– Sinh hoạt điều độ: ăn uống khoa học, tập thể dục thể thao, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.
– Vệ sinh vùng miệng, họng, mũi đều đặn. Rửa mũi, súc họng bằng nước muối sinh lý 0,9%. Đánh răng sau ăn, trước và sau khi đi ngủ. Rửa tay thật sạch bằng xà phòng.
– Không hút thuốc lá, tránh uống nhiều nước lạnh, có đá. Tăng cường ăn rau xanh và uống nhiều nước ấm hoặc nước trái cây tươi;
– Người bệnh không tự ý mua thuốc kháng sinh về uống. Khi có dấu hiệu bệnh cần tiến hành thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán đúng bệnh và điều trị đúng phác đồ chất lượng.
– Tiêm phòng ngừa cúm theo hướng dẫn. Tiêm ngừa phế cầu với những đối tượng có nguy cơ cao.
Trên đây là những thông tin về các bệnh lý đường hô hấp thường gặp khi trời lạnh. Để phòng tránh bệnh quan trọng nhất cần tăng cường sức đề kháng và giữ ấm cho cơ thể. Hầu hết các bệnh về đường hô hấp đều có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên nếu như bệnh có dấu hiệu trở nặng kèm với triệu chứng sốt cao kéo dài, mệt mỏi, chán ăn thì cần đến gặp bác sĩ. Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch.
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
THÔNG BÁO LỊCH HOẠT ĐỘNG DỊP LỄ QUỐC KHÁNH 2/9/2024
THÔNG BÁO LỊCH HOẠT ĐỘNG DỊP LỄ QUỐC KHÁNH 2/9/2024 Để giúp Quý khách hàng chủ động sắp xếp thời gian khám, chữa bệnh trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 02/09/2024, Bệnh viện Quốc tế DoLife trân trọng thông báo lịch hoạt động như sau:– Thời gian nghỉ: 31/8 – 3/9/2024– Thời gian làm việc lại: […]
Đẻ thường xong ăn gì để nhanh khỏe và nhiều sữa?
Sau khi đẻ thường, việc chăm sóc và phục hồi thể trạng của mẹ bỉm là rất quan trọng. Một phần quan trọng trong quá trình phục hồi là ăn uống đúng cách để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể. Vậy mẹ bỉm sinh thường nên ăn gì để phục hồi thể trạng? […]
Nhiễm trùng thận: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Nhiễm trùng thận là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Tìm hiểu bệnh nhiễm trùng thận Nhiễm trùng thận, hay còn gọi là viêm thận. Đây là một tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở thận. Bệnh này thường bắt đầu từ nhiễm […]
Nấm da đầu có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?
Nấm da đầu là bệnh nhiễm khuẩn ngoài da gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh. Vậy nấm da đầu có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Nấm da đầu là bệnh gì? Nấm da đầu là một loại nhiễm trùng da […]