Bị trĩ khi mang thai có sinh thường được không?

11/03/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Theo thống kê, có tới 38% thai phụ bị táo bón trong thời kỳ mang thai. Bị trĩ khi mang thai cũng không phải là tình trạng hiếm gặp. Vậy mẹ bầu nên làm gì khi đối mặt với tình trạng này? Tìm kiếm giải pháp ngay trong bài viết!

Những điều cần biết về bệnh trĩ khi mang thai

Bị trĩ khi mang thai là tình trạng sưng tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng do dây thần kinh ở hậu môn bị chèn ép, chịu nhiều áp lực. Trĩ có thể gây ra cảm giác ngứa, đau rát hoặc thậm chí chảy máu khi đại tiện.

Phụ nữ khi mang thai thường dễ bị trĩ do tử cung lớn dần lên trong quá trình mang thai, tạo áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng. Cùng với đó, sự gia tăng của hormone progesterone cũng làm kích thích sự phát triển của búi trĩ làm trĩ dễ phát triển.

Ngoài ra, một số lý do khiến trĩ xuất hiện nhiều ở phụ nữ mang thai như:

– Táo bón do ảnh hưởng của sự thay đổi hormone trong cơ thể, căng thẳng khi đại tiện… Trung bình cứ 10 bà bầu thì có khoảng 4 người bị táo bón trong thai kỳ.

– Tăng cân trong thời gian mang thai khiến tĩnh mạch vùng hậu môn phải chịu thêm áp lực.

– Đứng hoặc ngồi trong thời gian dài.

– Dùng thuốc và thực phẩm chức năng gây tác dụng phụ là táo bón, kéo dài gây bệnh trĩ.

Dấu hiệu bị trĩ khi mang thai

Các triệu chứng bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai cũng tương tự như trĩ thông thường với các dấu hiệu đặc trưng như:

– Hậu môn ngứa ngáy, khó chịu, đau rát khi búi trĩ sa ra ngoài. Ngứa rát gia tăng theo thời gian và cảm nhận rõ rệt khi bệnh tiến triển sang cấp độ 2, 3, 4.

– Cảm giác đại tiện chưa hết, hậu môn nặng và đau rát do búi trĩ phát triển.

– Hậu môn và vùng quanh hậu môn sưng đau, đặc biệt là sau khi đi đại tiện.

– Sa búi trĩ lớn hoặc nhỏ tùy theo độ nặng.

– Chảy máu khi đại tiện. Mức độ chảy máu tùy thuộc vào cấp độ trĩ. 

Triệu chứng bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai cũng tương tự như trĩ thông thường
Triệu chứng bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai cũng tương tự như trĩ thông thường

Bà bầu bị trĩ cần lưu ý khi sinh

Nhiều mẹ bầu thắc mắc liệu bị trĩ có mang thai được không? Thực tế, bị trĩ hoàn toàn có thể sinh thường và không ảnh hưởng tới quá trình sinh. Sau sinh, sức khỏe mẹ và bé không bị ảnh hưởng, cuộc sống sinh hoạt của mẹ không bị tác động bởi trĩ. Tuy nhiên, đó là với các trường hợp trĩ cấp độ nhẹ. Với trĩ mức độ nặng, búi trĩ to gây khó khăn khi đại tiện thì mẹ bầu được khuyến cáo sinh mổ để giảm đau và tránh nhiễm trùng. Ngoài ra, búi trĩ to nếu sinh thường còn có thể bị sa búi trĩ khi rặn đẻ gây tổn thương hậu môn, xuất huyết sau sinh.

Với các trường hợp trĩ nặng, sau sinh 6 tuần, phụ nữ nên làm phẫu thuật cắt búi trĩ để loại bỏ trĩ, giúp các cơ vùng hậu môn trở về trạng thái ban đầu.

Giải pháp cho bà bầu khi bị trĩ

Với các trường hợp bị trĩ nhẹ trong thời gian mang sau, thông thường sau sinh, trĩ sẽ tự hết. 

Với các trường hợp trĩ nặng hoặc có xuất hiện biến chứng, bác sĩ thường cân nhắc và chỉ định phương pháp an toàn cho thai kỳ như bôi thuốc hoặc đặt thuốc an toàn cho thai nhi, chiếu plasma lạnh…

Một số phương pháp được khuyến nghị thực hiện tại nhà để thai phụ cảm thấy dễ chịu hơn, giảm nhẹ các triệu chứng của trĩ như:

– Ngâm hậu môn trong nước muối ấm: Dùng 100gr nước muối pha với 3 lít nước ấm để ngâm hậu môn, thực hiện 3 lần/ngày.

– Chườm đá muối: Dùng 20gr muối pha với 50ml nước rồi cho vào trong ngăn đá tủ lạnh để tạo thành đá lạnh. Dùng đá này chườm hậu môn sau khi ngâm hậu môn với nước muối ấm 3 lần/ngày.

– Dùng khăn ướt hoặc bông mềm để làm sạch hậu môn sau mỗi lần đi tiêu.

– Dùng các loại thuốc điều trị dành riêng cho bà bầu (tham khảo y kiến bác sĩ trước khi sử dụng).

– Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn bằng việc bổ sung rau xanh, củ quả tươi trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày để điều hòa hệ tiêu hóa.

– Bổ sung men vi sinh.

– Khi đại tiện, mẹ bầu không nên rặn mạnh hoặc ngồi quá lâu để tránh gây áp lực lên hậu môn. Nên tạo thói quen đi tiêu đều đặn, đúng giờ mỗi ngày.

– Vận động nhẹ nhàng thường xuyên để tăng cường lưu thông máu. Khi ngủ nằm nghiêng một bên để tránh gây áp lực lên hậu môn.

– Uống đủ nước. Nên uống nước ấm.

Mẹ bầu nên uống từ 2.5 - 3l nước/ngày
Mẹ bầu nên uống từ 2.5 – 3l nước/ngày

Bà bầu bị trĩ nên kiêng gì và ăn gì?

Thực đơn dinh dưỡng có tác động lớn tới sức khỏe của phụ nữ trong thời gian mang thai. Khị bị trĩ, mẹ bầu nên lưu ý:

– Tăng cường các loại thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước.

– Ưu tiên các loại thực phẩm hỗ trợ nhuận tràng như: rau mùng tơi, rau đay, diếp cá…

– Để giúp búi trĩ bớt sưng đau, mẹ bầu ăn nhiều thực phẩm có tính mát như: dưa chuột, mướp đắng, củ sen…

– Ưu tiên các loại trái cây tốt cho tiêu hóa như: chuối, bưởi, táo…

Rau mồng tơi có tác dụng nhuận tràng, giúp mẹ bầu giảm bớt triệu chứng khó chịu của trĩ
Rau mồng tơi có tác dụng nhuận tràng, giúp mẹ bầu giảm bớt triệu chứng khó chịu của trĩ

– Hạn chế các món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh

– Tránh sử dụng đồ uống có ga, cồn, cafein…

Bên cạnh đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp chăm sóc và điều trị phù hợp.

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?

Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?

Phụ phụ nữ đang cho con bú cấy que tránh thai được không và có gây ảnh hưởng gì đến em bé hay không là vấn đề nhiều người thắc mắc? Cùng đọc bài viết để có câu trả lời nhé! Cấy que tránh thai là gì? Que cấy tránh thai là một thiết bị […]

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?  Khám đường huyết thai kỳ hay […]

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Ngạt khí, ngạt khói là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến gây tử vong cho nạn nhân của các vụ hỏa hoạn. Có rất nhiều loại khí độc được sinh ra từ khói của đám cháy như CO, CO2, amoniac, axit hữu cơ…, Những loại khí này gây ngạt và nhiễm độc khí […]

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?

Sốt xuất huyết nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Vậy sốt xuất huyết có biểu hiện như thế nào? Điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết! Sốt xuất huyết là bệnh gì? Sốt xuất huyết là bệnh truyền […]