Chi phí khám thai hết bao nhiêu tiền? Có được hưởng BHYT không?

25/05/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Khám thai đầy đủ giúp theo dõi sự phát triển của thai kỳ, bảo vệ an toàn cho thai nhi và mẹ bầu. Vậy chi phí khám thai là bao nhiêu? Khám thai có được hưởng BHYT không? Cùng DoLife tìm câu trả lời trong bài viết này!

Chi phí khám thai là bao nhiêu?
Chi phí khám thai là bao nhiêu?

Khám thai gồm những gì?

Khám thai là một quá trình dài, thai phụ cần thực hiện đều đặn định kỳ theo lịch của bác sĩ. Tùy vào tuần thai, mẹ bầu sẽ được thăm khám và chỉ định làm các xét nghiệm khác nhau. Các danh mục khám có thể gồm:

– Kiểm tra cân nặng, huyết áp và tim thai: Đánh giá chung về tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Siêu âm: Đánh giá sự phát triển thai nhi, đo kích thước và thay đổi hình thái

– Đo độ mờ da gáy: Phát hiện bất thường trong nhiễm sắc thể của bào thai, phát hiện dị tật thai nhi

– Xét nghiệm nước tiểu: Phát hiện nguy cơ tiểu đường thai kỳ, nhiễm trùng nước tiểu, đái tháo đường, nhiễm khuẩn đường tiết niệu…

– Xét nghiệm máu: Xác định nhóm máu của thai phụ, xác định các bệnh rối loạn tế bào máu, kiểm tra bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho thai kỳ…

– Xét nghiệm CVS chẩn đoán bệnh di truyền…

Bên cạnh đó, tùy vào tình trạng sức khỏe, thai phụ có thể được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm, kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh phù hợp. 

>>> Xem thêm về các xét nghiệm quan trọng khi mang thai<<<

Mẹ bầu cần khám thai bao nhiêu lần trong suốt thai kỳ

Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em khuyến cáo: Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu nên khám thai ít nhất 8 lần từ tuần thai thứ 3 đến tuần thai thứ 37. 

Theo chuyên gia, có 3 mốc khám thai quan trọng mà mẹ bầu cần lưu ý để kiểm tra sức khỏe thai kỳ để sàng lọc dị tật thai nhi và tránh những tai biến sản khoa nguy hiểm:

– Tuần thai từ 11 – 14

– Tuần thai từ 19 – 21

– Tuần thai từ 30 – 32

Thai nhi lớn lên từng ngày, vậy nên kết quả xét nghiệm, khám thai chỉ đúng trong một khoảng thời gian nhất định. Khám thai định kỳ có ý nghĩa đặc biệt:

– Giúp mẹ bầu nắm rõ được quá trình và sự phát triển của thai nhi

– Từ những thay đổi của thai nhi, bác sĩ tư vấn cho mẹ bầu chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp, đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ và bé

Nghiên cứu chỉ ra rằng, mẹ bầu tuân thủ đúng lịch khám thai có tỷ lệ tử vong thai nhi thấp hơn 5 lần. Cùng với đó, trẻ sinh ra có cân nặng đúng tiêu chuẩn hơn.

Chi phí khám thai là bao nhiêu?

Tùy theo chất lượng dịch vụ y tế, vùng miền… chi phí khám thai của mỗi mẹ bầu tại mỗi lần khám là khác nhau. Tổng chi phí sẽ được tính dựa trên chi phí từ các lần khám và đầu mục khám.

Chi phí khám thai

Khó để xác định chi phí khám thai cụ thể bởi chi phí này có thể dao động dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Mẹ bầu có thể tham khảo khoảng giá khám một số danh mục phổ biến như:

– Siêu âm thường (2D): Khoảng 100.000 – 200.000 (VND)

– Siêu âm 3D, 3D: Khoảng 200.000 – 550.000 (VND)

– Khám thai và đo tim thai bằng Doppler: Khoảng 100.000 – 250.000 (VND)

– Theo dõi nhịp tim thai và cơn co tử cung bằng monitor sản khoa: Khoảng 200.000 – 300.000 (VND)

– Xét nghiệm Double Test: Khoảng 500.000 – 1.200.000 (VND)

>>> Nhận báo giá chi tiết chi phí khám thai tại DoLife Ở ĐÂY <<<

Để khám thai an toàn, chính xác, mẹ bầu cần lựa chọn cơ sở khám thai uy tín, chất lượng. Mẹ có thể đánh giá địa chỉ khám chất lượng dựa trên 5 yếu tố:

– Cơ sở y tế có danh tiếng, uy tín

– Bác sĩ giỏi, chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm

– Dịch vụ tận tâm, chu đáo

– Cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị hiện đại

– Dịch vụ đa dạng, giá cả hợp lý

Các yếu tố ảnh hưởng tới chi phí khám thai

Khi khám thai, bên cạnh siêu âm thai, mẹ bầu được bác sĩ chỉ định kiểm tra sức khỏe và thực hiện xét nghiệm phù hợp theo từng thời kỳ như:

– Đo độ mờ da gáy

– Xét nghiệm nước tiểu

– Xét nghiệm máu

– Xét nghiệm Double test, Triple Test

– …

Bởi vậy, chi phí khám thai theo từng giai đoạn là khác nhau, dựa trên nhiều yếu tố:

– Các hạng mục thăm khám theo chỉ định của bác sĩ

– Tình trạng sức khỏe của sản phụ

– Nhu cầu thăm khám của sản phụ

– Cơ sở vật chất, trang thiết bị của bệnh viện

– Chi phí điều trị, khắc phục biến chứng của các bệnh lý thai kỳ

Khám thai có được hưởng BHYT không?

Khám thai định kỳ là một trong những khoản được Bảo hiểm Y tế chi trả.

Điểm a khoản 1 Điều 21 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi, bổ sung 2014 quy định:

– Người tham gia được bảo hiểm y tế chi trả khám thai định kỳ.

– Định kỳ tức là có lịch hẹn, có sắp xếp ở các tuần cố định của thai kỳ.

Khi nào khám thai được hưởng BHYT?

Để hưởng chế độ BHYT cần:

– Mẹ bầu phải khám thai định kỳ theo đúng lịch hẹn chuẩn của bệnh viện và quy định khám tiêu chuẩn.

– Cơ sở y tế phải xác nhận và làm căn cứ hưởng chế độ BHYT.

BHYT không chi trả trong các trường hợp:

– Xét nghiệm thai không nhằm mục đích điều trị.

– Thăm khám thai phát sinh theo nhu cầu, không theo lịch định kỳ.

– Thăm khám, phục hồi chức năng

Mẹ bầu liên hệ trực tiếp với bệnh viện thăm khám để được giải đáp chi tiết về quyền lợi hưởng BHYT. Tại Bệnh viện Quốc tế DoLife, bên cạnh thanh toán BHYT, bệnh viện còn chấp nhận bảo hiểm bảo lãnh khi mẹ bầu đến thăm khám và sinh đẻ.

Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thai phụ từ khi mang thai đến khi chuyển dạ, sinh nở, Bệnh viện Quốc tế DoLife mang đến dịch vụ Thai sản trọn gói – “An nhàn cho mẹ – Khỏe mạnh cho con”. Với dịch vụ trọn gói thai sản, mẹ bầu sẽ tiết kiệm được các chi phí phát sinh trong thai kỳ. Bên cạnh đó, mẹ được nhận thêm nhiều quyền lợi đặc biệt, chăm sóc thai kỳ toàn diện, khỏe mạnh. 

Hy vọng các thông tin trong bài viết đã giúp mẹ có thêm thông tin về các chi phí khám thai và việc sử dụng BHYT trong quá trình thăm khám thai kỳ. Mẹ hãy liên hệ với DOLIFE qua hotline 1900 1984 để được tư vấn miễn phí nhé!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Thuyên tắc ối: Triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Thuyên tắc ối: Triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Thuyên tắc ối là một tai biến sản khoa rất nguy hiểm. Vậy thuyên tắc ối có triệu chứng, biến chứng như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Thuyên tắc ối là gì? Thuyên tắc mạch ối hay còn gọi là tắc mạch ối. Đây là tình trạng có sự xâm […]

Vỡ tử cung: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Vỡ tử cung: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Vỡ tử cung là một tai biến sản khoa nguy hiểm đến tính mạng. Vậy vỡ tử cung có dấu hiệu gì? Cách phòng ngừa ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết Vỡ tử cung là gì? Vỡ tử cung là một tai biến sản khoa gây nguy hiểm cho cả thai phụ lẫn […]

Đặt vòng nâng cổ tử cung: Những thông tin cần biết

Đặt vòng nâng cổ tử cung: Những thông tin cần biết

Đặt vòng nâng cổ tử cung là một biện pháp được thực hiện để phòng tránh nguy cơ sinh non hay sảy thai phổ biến hiện nay. Cùng tìm hiểu về phương pháp này trong bài viết dưới đây. Đặt vòng nâng cổ tử cung là gì? Vòng nâng cổ tử cung là một loại […]

Tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Tụ dịch màng nuôi là tình trạng khá phổ biến ở các mẹ bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vậy tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết. Tụ dịch màng nuôi là gì? Tụ dịch màng nuôi thường xảy […]