Có nên chọc ối xét nghiệm hay không?

26/06/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Chọc ối là một trong những phương pháp sàng lọc dị tật thai nhi chính xác nhất hiện nay. Nhưng phương pháp này liệu có an toàn hay không? Khi nào mẹ nên chọc ối? Để có được câu trả lời chính xác mẹ hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

Chọc ối là gì?

Chọc ối là một thủ thuật y học

Thường được chỉ định thực hiện trong khoảng tuần thứ 16 – 24 của thai kỳ, sau khi mẹ bầu đã xét nghiệm Double test, Triple test có nguy cơ cao. 

Hiểu một cách đơn giản hơn thì chọc ối chính là lấy mẫu nước ối để phân tích hình ảnh nhiễm sắc thể của sản phụ nhằm xác định thai nhi có gặp phải hiện tượng rối loạn nhiễm sắc thể hay không. Đặc biệt là phương pháp này có thể phát hiện những bất thường của nhiễm sắc thể liên quan trực tiếp đến hội chứng down thường gặp ở thai nhi.

Cách thực hiện

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng một chiếc kim mỏng thu một lượng dịch ối khoảng 10 – 15ml trực tiếp qua thành bụng của mẹ bầu. Song song với thời điểm thu dịch ối, bác sĩ sẽ dùng máy siêu âm để kiểm soát được hướng đi của kim, làm giảm tối đa tổn thương cho thai nhi.

Độ chính xác

Phương pháp này có thể xác định chính xác lên tới 99.99% việc thai nhi có hay không mắc dị tật bẩm sinh như Down, Edwards, Patau hoặc các bệnh dị tật bẩm sinh khác.

Chọc ối có nguy hiểm không?

Tuy có độ chính xác cao nhưng khi quyết định chọc ối, sản phụ buộc phải đối diện với những nguy cơ nguy hiểm như:

  • Rò rỉ ối
  • Nhiễm trùng
  • Tổn thương thai nhi
  • Sinh non….

Mặc dù những nguy cơ này chỉ chiếm khoảng 1% hoặc khoảng 1/200 tới 1/400 nhưng nó vẫn có thể xảy ra tùy vào cơ địa và tình trạng sức khỏe của mỗi mẹ bầu.

Trong khi chọc ối, mẹ bầu có thể sẽ cảm thấy hơi đau nhói và có cảm giác hơi khó chịu ở vùng bụng sau đó vài giờ. Mẹ bầu thường được chỉ định dùng thuốc uống và nghỉ ngơi vài ngày sau khi chọc ối. 

Quy trình thực hiện chọc ối?

Quy trình thực hiện chọc ối lấy mẫu xét nghiệm được mô tả tóm tắt như sau:

– Thai phụ được siêu âm để xác định tư thế của thai và tình trạng nhau thai.

– Xác định vị trí an toàn nhất cho cả mẹ và bé thông qua hình ảnh siêu âm

– Sau đó, mẹ sẽ được tiêm thuốc tê tại chỗ qua da.

– Tiếp theo bác sĩ sẽ rút khoảng 15 – 20ml nước ối, quá trình này sẽ mất khoảng 30 giây. 

Chọc ối sàng lọc dị tật thai nhi
Chọc ối sàng lọc dị tật thai nhi

Trường hợp nào cần thực hiện chọc ối?

Phương pháp chọc ối chỉ nên thực hiện ở một số sản phụ nghi ngờ có khả năng cao mắc các rối loạn di truyền. Những sản phụ này thường rơi vào các nhóm đối tượng như:

  • Xét nghiệm Double test/ Triple test cho kết quả nguy cơ cao
  • Phụ nữ trên 35 tuổi
  • Phụ nữ từng sinh con có dị tật
  • Siêu âm thai phát hiện dị tật
  • Gia đình có người mắc các hội chứng liên quan đến rối loạn trong bộ nhiễm sắc thể
  • Mốc 11 – 13 tuần hoặc 16 – 22 tuần là giai đoạn cần thiết và bắt buộc làm xét nghiệm để tầm soát dị tật thai nhi.

Chọc ối bao lâu có kết quả?

Kết quả của chọc ối còn tùy thuộc độ phức tạp của mẫu nước ối. Thường thì kết quả sẽ có trong vòng 2 tuần. Một số trường hợp đặc biệt, thai phụ có thể phải đợi đến tuần thứ 3 mới có kết quả. 

Khi chọc ối cần lưu ý điều gì?

Chọc ối là phương pháp sàng lọc xâm lấn nên các mẹ cần hết sức lưu ý những điều sau:

– Đối với các mẹ bầu mắc bệnh tim mạch không nên chọc ối.

– Mẹ bầu nên nằm nghỉ ngơi tại chỗ khoảng 1 giờ sau khi chọc ối.

– Trong thời gian 2 tuần sau khi chọc ối, mẹ bầu không nên đi lại nhiều, không làm việc quá sức, không quan hệ tình dục…

– Cần báo ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện bất cứ biểu hiện bất thường nào.

– Không được tự ý sử dụng thuốc nếu chưa thông qua ý kiến của bác sĩ.

Lựa chọn phương pháp sàng lọc không xâm lấn

Tại sao nên chọn phương pháp sàng lọc không xâm lấn

Theo các chuyên gia, độ chính xác của các phương pháp sàng lọc không xâm lấn trước sinh thường khá thấp (chỉ khoảng 75%), tỷ lệ dương tính giả khá cao nên có nhiều trường hợp thai phụ phải chọc ối “oan” và thai nhi sẽ đối mặt với những rủi ro không đáng có

Phương pháp sàng lọc không xâm lấn NIPT

NIPT chính là phương pháp sàng lọc không xâm lấn được nhiều mẹ bầu tin tưởng nhất hiện nay, phương pháp này sẽ giúp bác sĩ phát hiện sớm các bất thường về số lượng và cấu trúc nhiễm sắc thể của thai nhi. 

Phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn Nipt
Phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn Nipt

Ưu điểm của NIPT

  • Không xâm phạm đến thai nhi và môi trường phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.
  • Lấy máu để xét nghiệm ADN của thai nhi, phát hiện dị tật thai nhi từ 9 tuần tuổi
  • Làm giảm thiểu tối đa nguy cơ sảy thai so với biện pháp chọc ối thông thường.

Liên hệ ngay tổng đài 1900 1984 để được hỗ trợ nếu bạn cần tư vấn chi tiết hơn về các phương pháp sàng lọc trước sinh nhé.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng là 2 thủ thuật được thực hiện để giảm đau cho sản phụ trong sinh thường và trong sinh mổ. Vậy 2 thủ thuật này khác nhau ở những điểm nào? Cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết sau! Sự khác biệt giữa gây tê […]

Mắc bệnh thủy đậu – Kiêng ngay những điều này để nhanh hồi phục

Mắc bệnh thủy đậu – Kiêng ngay những điều này để nhanh hồi phục

Bị thủy đậu kiêng gió, kiêng nước là lầm tưởng của không ít người. Thực tế việc này không những không có lợi mà còn tác động xấu đến sức khỏe người bệnh. Vậy bệnh thủy đậu cần và không cần kiêng những gì? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết! Dấu hiệu mắc […]

Hen phế quản: Nguyên nhân và cách điều trị

Hen phế quản: Nguyên nhân và cách điều trị

Hen phế quản là căn bệnh có tỷ lệ người mắc khá cao. Căn bệnh này gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Vậy hen phế quản có nguyên nhân là do đâu và cách điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Hen phế quản […]

Các biện pháp chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng 

Các biện pháp chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng 

Vào mùa nắng nóng có thể gặp một số vấn đề sức khỏe như: nắng nóng làm cơ thể dễ mất nước, suy nhược, chóng mặt, đánh trống ngực và ngất xỉu… Các vấn đề sức khỏe thường gặp trong mùa nắng nóng Vào mùa nắng nóng có thể gặp phải một số vấn đề […]