Viêm amidan gây đau tai có nguy hiểm không?

26/03/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Viêm amidan có thể gây ra nhiều biến chứng như: áp xe quanh amidan, viêm tai giữa, tắc nghẽn đường thở, thấp tim… Trong đó, đau tai có thể là một trong những biểu hiện của biến chứng do viêm amidan gây ra. Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết!

Tại sao viêm amidan gây đau tai?

Viêm amidan

Amidan là một tổ chức lympho có kích thước lớn nhất trong cơ thể, nằm dưới niêm mạc, ngay hai bên thành họng. Khi há miệng, amidan có thể quan sát thấy bằng mắt thường.

Amidan có chức năng tiết kháng thể và tế bào lympho để chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây hại tới cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ miễn dịch.

Viêm amidan là khi amidan bị sưng đỏ, viêm tấy, nhiễm trùng do sự tấn công của vi khuẩn, virus; có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên. Viêm amidan là tình trạng phổ biến có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng thường thấy nhất là ở trẻ nhỏ với các triệu chứng thường gặp như:

– Họng đau, nóng, khô rát

– Họng đau khi nuốt

– Sốt

– Mệt mỏi

– Ho

– Đau đầu

– Chán ăn

– …

Viêm amidan gây đau tai

Đau tai là một trong những triệu chứng có thể xuất hiện ở người bị viêm amidan. Nguyên nhân của vấn đề này là do amidan bị viêm nhiễm kéo dài nhưng không được điều trị đúng cách khiến vi khuẩn lan từ amidan sang đến tai giữa, gây viêm tai giữa, đau tai, khó chịu…

Viêm amidan gây đau tai nếu không được điều trị, chăm sóc phù hợp có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như: thủng màng nhĩ, viêm xương chũm cấp, xơ hóa màng tai, liệt tâm thần mặt, giảm thính lực…

Amidan bị viêm nhiễm kéo dài khiến vi khuẩn lan từ amidan sang đến tai
Amidan bị viêm nhiễm kéo dài khiến vi khuẩn lan từ amidan sang đến tai

Điều trị tình trạng viêm amidan gây đau tai

Đau tai kéo dài khi bị viêm amidan có thể là dấu hiệu cảnh báo của một biến chứng nhiễm trùng tai nào đó, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị phù hợp, kịp thời. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần lưu ý không tự ý mua thuốc điều trị theo triệu chứng hay sử dụng kháng sinh bởi việc này có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng và khó chữa hơn.

Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể mà phác đồ điều trị ở mỗi bệnh nhân là khác nhau. Trong đó, các phương pháp phổ biến trong điều trị đau tai do viêm amidan như:

Điều trị bằng thuốc

Sau thăm khám, bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc phù hợp với người bệnh. Trong đó, kháng sinh kết hợp với thuốc chống viêm, giảm đau… là những loại thuốc thường được chỉ định.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần phải giữ vệ sinh tai và răng miệng sạch sẽ bằng cách:

– Súc họng hàng ngày với nước muối sinh lý

– Nhỏ mũi bằng thuốc sát trùng nhẹ hoặc nước muối sinh lý

– Làm sạch tai thường xuyên.

Điều trị  viêm amidan

Căn nguyên của việc đau tai do viêm amidan chính là tình trạng viêm amidan. Bởi vậy, việc điều trị viêm amidan cần được tiến hành sớm để ngăn ngừa bệnh phát triển và các biến chứng khác xuất hiện. Trong đó, các biện pháp có thể áp dụng như:

Hỗ trợ điều trị 

Tăng cường hệ miễn dịch chính là một trong những vấn đề cốt lõi với việc điều trị các bệnh lý nhiễm trùng. Sức khỏe của sức đề kháng chính là nền tảng để kiểm soát sự phát triển của các chủng vi khuẩn trên cơ thể. Bởi vậy, tăng cường sức đề kháng chính là biện pháp hiệu quả giúp nâng cao hệ miễn dịch, tăng khả năng phục hồi. Trong đó, người bệnh cần:

– Nghỉ ngơi đầy đủ

– Uống nhiều nước, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng

– Bổ sung kẽm, vitamin và khoáng chất, protein trong chất độ ăn hàng ngày

Phẫu thuật cắt amidan

Phẫu thuật cắt amidan thường được chỉ định với các trường hợp viêm amidan mạn tính, viêm tái đi tái lại nhiều lần, từ đó loại bỏ triệt để, hiệu quả tình trạng viêm amidan.

Phẫu thuật cắt amidan thường được chỉ định với các trường hợp viêm amidan mạn tính
Phẫu thuật cắt amidan thường được chỉ định với các trường hợp viêm amidan mạn tính

Lưu ý khi bị đau tai do viêm amidan

Chăm sóc sức khỏe khi bị đau tai do viêm amidan hoặc đau tai hậu viêm amidan, người bệnh lưu ý:

– Giữ ấm cho cơ thể đầy đủ, đặc biệt là ở vùng ngực, cổ khi thời tiết chuyển lạnh, rét. Không uống nước lạnh, nước đá. Tập thói quen uống nước ấm hàng ngày.

– Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ thân thể, đặc biệt là phần mũi, họng, miệng. Súc miệng với nước muối 2 – 3 lần/ngày để loại bỏ bớt vi khuẩn, làm sạch hầu họng hiệu quả.

– Tăng cường rau củ quả tươi trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày để tăng cường sức đề kháng. 

– Không dùng các chất kích thích, đặc biệt là thuốc lá, rượu bia…

– Không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác, đặc biệt là người bệnh bị viêm tai giữa. Không dùng chung thuốc nhỏ mũi, nhỏ tai, dụng cụ vệ sinh tai…

– Tắm bằng nước ấm. Tránh để nước vào tai.

– Nếu tình trạng đau kéo dài, người bệnh cần đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời, dứt điểm. Không tự ý sử dụng thuốc nếu không có chỉ định từ bác sĩ.

– Với người bệnh đã thực hiện phẫu thuật cắt amidan, cần làm theo các chỉ định từ bác sĩ, tập nói sau phẫu thuật đúng theo hướng dẫn để sớm phục hồi sức khỏe, tránh di chứng sau phẫu thuật.

Liên hệ tới hotline 1900 1984 của DoLife để được tư vấn và hỗ trợ!

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?  Khám đường huyết thai kỳ hay […]

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Ngạt khí, ngạt khói là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến gây tử vong cho nạn nhân của các vụ hỏa hoạn. Có rất nhiều loại khí độc được sinh ra từ khói của đám cháy như CO, CO2, amoniac, axit hữu cơ…, Những loại khí này gây ngạt và nhiễm độc khí […]

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?

Sốt xuất huyết nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Vậy sốt xuất huyết có biểu hiện như thế nào? Điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết! Sốt xuất huyết là bệnh gì? Sốt xuất huyết là bệnh truyền […]

Đái dầm ở trẻ: Có cần đến gặp bác sĩ?

Đái dầm ở trẻ: Có cần đến gặp bác sĩ?

Đái dầm là hiện tượng sinh lý thường xảy ra đối với trẻ dưới 6 tuổi . Ở tuổi này, ban đêm hoặc buổi trưa chỉ đơn giản là việc kiểm soát bàng quang có thể chữa được hình thành. Nhưng nếu hiện tượng này xảy ra khi trẻ đã lên tuổi dậy thì, vị […]