Vì sao trẻ bị còi xương? Cách khắc phục

27/04/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Tại Việt Nam, cứ 10 trẻ dưới 3 tuổi thì có 1 trẻ bị còi xương (theo số liệu của Bệnh viện Nhi Trung ương). Còi xương là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu hụt vitamin D. Vậy làm sao để khắc phục bệnh còi xương ở trẻ? Ba mẹ theo dõi bài viết để tìm giải pháp ngay nhé!

Vì sao trẻ bị còi xương?
Vì sao trẻ bị còi xương?

Bệnh còi xương ở trẻ

Bệnh còi xương là gì

Còi xương là bệnh loạn dưỡng xương thường gặp ở trẻ nhỏ. Đây là tình trạng rối loạn khiến đĩa sụn tăng trưởng và xương giảm khoáng hóa.

Còi xương có 3 dạng:

– Còi xương dinh dưỡng

– Còi xương do rối loạn chuyển hóa vitamin D/giảm hoạt động của vitamin D

– Còi xương do rối loạn tái hấp thu phốt-pho ở ống thận.

Trong đó, còi xương dinh dưỡng là còi xương thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại những hệ lụy xấu cho sự phát triển của trẻ: biến dạng xương, răng, thấp còi…

Còi xương là như thế nào?
Còi xương là như thế nào?

Phân biệt còi xương là còi cọc

Còi xương và còi cọc là hai tình trạng thường bị nhầm lẫn ở trẻ. Thông thường, trẻ gầy ốm, suy dinh dưỡng dễ bị mặc định là mắc bệnh còi xương. Tuy nhiên, điều này là không đúng.

Dù có những biểu hiện tương đồng, nhưng còi xương và còi cọc ở trẻ là khác nhau:

– Trẻ còi cọc: chiều cao và cân nặng dưới mức trung bình, bị suy dinh dưỡng, có thể bị còi xương hoặc không.

– Trẻ còi xương: thiếu canxi, vitamin D, phốt – pho, trẻ có thể rất bụ bẫm hoặc không.

Bệnh lý còi xương ở trẻ cần được xác định dựa trên:

– Dấu hiệu lâm sàng

– Tiền sử bệnh lý

– Kết quả xét nghiệm máu: hàm lượng vitamin D, canxi

– Ảnh chụp X-Quang

Vì sao trẻ bị còi xương?

Thiếu vitamin D cho quá trình hấp thụ canxi của cơ thể là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng còi xương ở trẻ:

– Trẻ sơ sinh mắc còi xương do mẹ thiếu hụt vitamin D trong thời gian mang thai, gây mất cân bằng canxi.

– Trẻ nhỏ thường xuyên ở trong nhà, ít tiếp xúc với ánh nắng khiến cơ thể không thể tự tổng hợp vitamin D.

– Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thiếu hụt canxi, phốt-pho, vitamin D 

– Trẻ ăn bột nhiều khiến quá trình hấp thụ canxi bị ức chế.

Biểu hiện trẻ bị còi xương

Nhận biết sớm tình trạng còi xương ở trẻ giúp đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời, tránh biến chứng. Khi bị còi xương, trẻ có các dấu hiệu: 

– Trẻ quấy khóc, nôn trớ

– Ngủ không ngon giấc, ra mồ hôi trộm

– Rụng tóc dạng vành khăn

– Xương sọ mềm, thóp trước rộng, chậm kín, bờ mềm

– Trán có bướu khiến đỉnh đầu to

– Chậm mọc răng

– Lồng ngực biến dạng như ức gà, chuỗi hạt sườn

– Chân cong vòng kiềng hoặc choãi hình chữ X

– Chậm phát triển

– Co giật do hạ canxi máu

– Đau nhức mỏi xương dài vào chiều tối hoặc ban đêm

Biểu hiện trẻ bị còi xương
Biểu hiện trẻ bị còi xương

Còi xương nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại nhiều hệ lụy nguy hiểm với trẻ:

– Tăng nguy cơ suy dinh dưỡng thấp còi

– Khiến hệ miễn dịch suy giảm, tăng khả năng mắc bệnh truyền nhiễm ở trẻ

– Gây hẹp xương chậu, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở bé gái sau này

– Tăng tỷ lệ bị loãng xương, gãy xương khi trưởng thành

Cách điều trị còi xương ở trẻ

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, trẻ bị còi xương có thể được chỉ định dùng thuốc hay không trong điều trị.

Điều trị không dùng thuốc

Trong trường hợp trẻ bị còi xương ở thể nhẹ, bác sĩ sẽ không chỉ định dùng thuốc. Thay vào đó, ba mẹ được hướng dẫn chăm sóc bé để bổ sung vitamin D đúng cách, tăng cường hệ xương cho bé:

Với trẻ đang bú mẹ

– Mẹ bổ sung thêm vào chế độ ăn các loại thực phẩm chứa nhiều canxi: tôm, cua, cá, sữa… 

Với trẻ từ 6 tháng tuổi

– Xây dựng cho trẻ chế độ ăn giàu vitamin D, canxi

– Bổ sung dầu mỡ vào bữa ăn của trẻ để làm tan vitamin D

– Cho trẻ tắm nắng 10 – 15 phút/ngày (trước 9 giờ), để lộ phần tay, chân, lưng và bụng

Điều trị dùng thuốc

Điều trị dùng thuốc được bác sĩ chỉ định khi trẻ mắc còi xương nặng. Bởi khi đó việc bổ sung dinh dưỡng qua thực phẩm không đủ để điều trị bệnh.

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị của không dùng thuốc, trẻ còi xương sẽ được chỉ định dùng thêm các loại thuốc bổ sung canxi, vitamin D, phốt pho như: Ergocalciferol, Sterogyl, Calci B1 – B2 – B6, Aquadetrim… 

Mọi loại thuốc và liều dùng phải có chỉ định của bác sĩ.

Phòng bệnh còi xương ở trẻ

Còi xương không chỉ gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của trẻ ở hiện tại mà còn cả về sau này. Ba mẹ cần chủ động phòng bệnh cho con bằng những phương pháp hữu hiệu:

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

– Trẻ dưới 6 tháng tuổi cần được bú mẹ hoàn toàn để có được đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện

– Trẻ từ 6 tháng tuổi cần được ăn đầy đủ 4 nhóm chất: đạm, béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất trong mỗi bữa ăn

– Tăng cường thực phẩm chứa nhiều vitamin D trong thực đơn dinh dưỡng của trẻ như: cá hồi, trứng gà, lươn, sữa, các loại đậu, rau xanh…

Tạo thói quen sinh hoạt hợp lý

– Cho trẻ vận động phù hợp để phát triển hệ xương

– Ngủ đủ giấc để hooc-môn tăng trưởng hình thành và hoạt động

– Tắm nắng 10 – 15 phút/ngày vào trước 9 giờ sáng để cơ thể trẻ tự tổng hợp vitamin D

Lưu ý:

– Ba mẹ có thể cho trẻ sử dụng thêm vitamin D nhưng không được lạm dụng. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để xây dựng chế độ ăn phù hợp cho bé.

Như vậy, bài viết đã cung cấp các kiến thức để giải đáp cho câu hỏi “Vì sao trẻ bị còi xương” và cách khắc phục. Nếu bạn đọc còn bất kỳ câu hỏi nào, hãy liên hệ với DoLife để được tư vấn tận tình ngay nhé!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?

Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?

Phụ phụ nữ đang cho con bú cấy que tránh thai được không và có gây ảnh hưởng gì đến em bé hay không là vấn đề nhiều người thắc mắc? Cùng đọc bài viết để có câu trả lời nhé! Cấy que tránh thai là gì? Que cấy tránh thai là một thiết bị […]

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?  Khám đường huyết thai kỳ hay […]

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Ngạt khí, ngạt khói là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến gây tử vong cho nạn nhân của các vụ hỏa hoạn. Có rất nhiều loại khí độc được sinh ra từ khói của đám cháy như CO, CO2, amoniac, axit hữu cơ…, Những loại khí này gây ngạt và nhiễm độc khí […]

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?

Sốt xuất huyết nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Vậy sốt xuất huyết có biểu hiện như thế nào? Điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết! Sốt xuất huyết là bệnh gì? Sốt xuất huyết là bệnh truyền […]