Vì sao cần siêu âm tim sớm sau sinh cho trẻ?

30/12/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Siêu âm tim sớm cho trẻ sơ sinh là một việc làm vô cùng cần thiết. Thông qua siêu âm bác sĩ có thể phát hiện các bất thường ở tim của trẻ. Từ đó có những can thiệp sớm để điều trị. Cùng tìm hiểu những thông tin về vấn đề siêu âm tim sớm cho trẻ sơ sinh trong bài viết sau nhé!

Bệnh tim bẩm sinh là gì?

Bệnh tim bẩm sinh còn có tên gọi khác là hay dị tật tim bẩm sinh. Đây là những dị dạng ở tim xảy ra từ khi còn trong bào thai. Do cấu trúc tim bị khiếm khuyết khiến chức năng và hoạt động của tim bị ảnh hưởng. Từ đó khiến tuần hoàn máu trong cơ thể hoạt động bất thường.

Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em là dạng dị tật bẩm sinh thường gặp nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của các ca dị tật bẩm sinh. Hiện nay, nhờ kỹ thuật siêu âm, dị tật tim bẩm sinh có thể được phát hiện ở tuần thứ 18 của thai kỳ.

Tại Việt Nam, mỗi năm có đến 3.000 trẻ sơ sinh bị mắc bệnh tim bẩm sinh nặng sau khi mới chào đời

Những loại bệnh tim bẩm sinh thường gặp ở trẻ

Một số bệnh lý về tim bẩm sinh có thể kể đến như:

+ Hẹp van động mạch phổi;

+ Thông liên nhĩ;

+ Thông liên thất;

+ Tứ chứng Fallot;

+ Còn ống động mạch.

Nguyên nhân trẻ mắc tim bẩm sinh

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh. Tuy nhiên có thể kể đến những nguyên nhân phổ biến sau:

  • Trẻ gặp các bất thường về gen hoặc nhiễm sắc thể ngay từ khi còn là bào thai. Từ đó làm ảnh hưởng đến sự hình thành và phân chia các buồng tim. Nếu biến đổi gen xảy ra càng sớm sẽ khiến dị tật tim càng nặng.
  • Các yếu tố đến từ môi trường sống
  • Người mẹ trong lúc mang thai có sử dụng các thuốc kháng viêm, lạm dụng các chất kích thích (bia, rượu,…) hoặc thường xuyên tiếp xúc với các hoá chất độc hại,…;
  • Người mẹ khi mang thai không may bị nhiễm các loại virus như: Cúm, Rubella, Herpes, Cytomegalo,…

Các triệu chứng của bệnh tim bẩm sinh

Cha mẹ cần quan sát sự phát triển của con. Nếu như thấy con xuất hiện các triệu chứng sau thì rất có thể con đã mắc bệnh tim bẩm sinh:

  • Trẻ bị khó thở, thở nhanh và thở mệt;
  • Trẻ bú kém, chậm lên cân;
  • Xuất hiện dấu hiệu tím môi hoặc đầu các chi;
  • Tái phát viêm phổi nhiều lần.

Những triệu chứng này không phải là các dấu hiệu đặc trưng và khó phát hiện ngay sau sinh. Chỉ khi con được khám sức khỏe và kiểm tra thì mới có thể phát hiện bệnh.

Bệnh tim bẩm sinh có thể phát hiện ngay từ khi em bé còn trong bụng mẹ thông qua siêu âm

Vì sao cần siêu âm tim thai sớm cho trẻ?

Với sự phát triển của y khoa thì bệnh tim bẩm sinh có thể phát hiện sớm ngay từ khi em bé còn ở trong bụng mẹ. Có rất nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh tim sớm như siêu âm, thông tim, chụp cắt lớp vi tính,… . Tuy nhiên, siêu âm được coi là phương pháp dễ thực hiện và an toàn nhất đối với trẻ.

Siêu âm tim thai: Tuân thủ lịch khám thai và siêu âm tim thai theo chỉ định của bác sĩ. Thời điểm thích hợp nhất để siêu âm chẩn đoán dị tật tim bẩm sinh ở thai nhi là tuần thai thứ 18 – 22. Lý do cần siêu âm tim thai đó là:

  • Siêu âm tim thai giúp sớm phát hiện các bất thường về tim ở trẻ;
  • Giúp hỗ trợ trong việc chẩn đoán và điều trị trước sinh;
  • Đối với trường hợp nặng có thể bị lưu thai hoặc không thể điều trị sau sinh, có thể phải đình chỉ thai sản.

Siêu âm tim sớm sau sinh: Nếu bỏ lỡ siêu âm tim thai thì nên thực hiện ngay sau khi bé vừa chào đời hoặc trong tháng tuổi đầu đời của trẻ. Vai trò của biện pháp siêu âm tim sớm sau sinh bao gồm:

  • Giúp kiểm tra xem trẻ có khả năng bị tim bẩm sinh hay không. Nếu có thì có thể đánh giá mức độ bệnh nặng hay nhẹ, mức độ cần thiết của việc can thiệp sớm trong giai đoạn sơ sinh;
  • Nếu được siêu âm tim sớm và can thiệp kịp thời sẽ góp phần làm giảm biến chứng, phục hồi chức năng tim để trẻ có cơ hội được sống với một trái tim khỏe mạnh sau này.
Siêu âm tim sớm sau sinh và can thiệp kịp thời sẽ góp phần làm giảm biến chứng sau này cho trẻ

Phương pháp điều trị tim bẩm sinh cho trẻ

Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh vẫn có thể phát triển bình thường nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Hiện nay có 3 phương pháp điều trị tim bẩm sinh cho trẻ đó là:

Sử dụng thuốc đặc trị

Đối với những trường hợp trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh ở thể nhẹ, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sự phát triển thì chưa cần thực hiện phẫu thuật. Bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ dùng thuốc điều hòa và ổn định nhịp tim. Đây là phương pháp chữa bệnh nhẹ nhàng và ít tác động đến trẻ nhất.

Can thiệp tim mạch (thông tim)

Các bác sĩ sẽ đưa một ống nhỏ và dài qua các mạch máu ở ngoài dẫn vào trong tim. Quá trình này giúp việc lưu thông máu dễ dàng hơn. Đồng thời có thể đưa vào đó các thiết bị theo dõi, hỗ trợ đóng các lỗ thông trong tim trong trường hợp cần thiết.

Phương pháp này có nhiều ưu điểm vượt trội như:

  •  Không phải mở xương ức
  • Giảm nguy cơ gây nhiễm khuẩn
  • Thời gian hồi phục nhanh…

Tuy nhiên chi phí cao và chỉ áp dụng điều trị được cho một số dị tật như:

  • Thông liên thất
  • Hẹp van động mạch chủ
  • Hẹp van động mạch phổi… 

Phẫu thuật tim

Phẫu thuật tim được bác sĩ chỉ định khi bệnh đã trở nặng. Việc dùng thuốc và can thiệp thông tim không đạt hiệu quả.

Mục tiêu của việc phẫu thuật thông tim giúp:

Hiện nay, đã có phương pháp mổ tim nội soi ít xâm lấn giúp giảm đau đớn, giảm chảy máu, hồi phục nhanh, ít để lại sẹo. 

Đối với những ca bệnh nặng và không thể điều trị bằng phương pháp khác thì các bác sĩ sẽ đề xuất phương án cấy ghép tim cho người bệnh.

Trên đây là những thông tin về vấn đề vì sao cần siêu âm tim sớm cho trẻ sau sinh. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bố mẹ những kiến thức bổ ích để chăm sóc và bảo vệ con. Nếu còn những thắc mắc hãy liên hệ 1900 1984 để được tư vấn và hỗ trợ.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Tràn dịch màng phổi thai nhi có nguy hiểm không?

Tràn dịch màng phổi thai nhi có nguy hiểm không?

Tràn dịch màng phổi thai nhi là một bất thường xảy ra khi thai đang tăng trưởng. Vậy căn bệnh này có gây nguy hiểm cho thai nhi không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Tràn dịch màng phổi thai nhi là gì? Tràn dịch màng phổi thai nhi là tình trạng […]

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng là 2 thủ thuật được thực hiện để giảm đau cho sản phụ trong sinh thường và trong sinh mổ. Vậy 2 thủ thuật này khác nhau ở những điểm nào? Cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết sau! Sự khác biệt giữa gây tê […]

Mắc bệnh thủy đậu – Kiêng ngay những điều này để nhanh hồi phục

Mắc bệnh thủy đậu – Kiêng ngay những điều này để nhanh hồi phục

Bị thủy đậu kiêng gió, kiêng nước là lầm tưởng của không ít người. Thực tế việc này không những không có lợi mà còn tác động xấu đến sức khỏe người bệnh. Vậy bệnh thủy đậu cần và không cần kiêng những gì? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết! Dấu hiệu mắc […]

Hen phế quản: Nguyên nhân và cách điều trị

Hen phế quản: Nguyên nhân và cách điều trị

Hen phế quản là căn bệnh có tỷ lệ người mắc khá cao. Căn bệnh này gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Vậy hen phế quản có nguyên nhân là do đâu và cách điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Hen phế quản […]