Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư phổ biến nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nữ giới. Tại Việt Nam, trung bình hàng năm có khoảng hơn 4000 phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung với tỷ lệ tử vong trên 50% (HPV Information Center, 2018).
Phần lớn các trường hợp mắc ung thư cổ tử cung là do nhiễm virus Human Pappiloma (còn gọi là virus HPV). Đây là loại virus lây truyền qua quan hệ tình dục hoặc thậm chí lây nhiễm khi tiếp xúc qua da. Sau đây là một số các thông tin quan trọng về virus HPV:
- Phụ nữ hoạt động tình dục có thể sẽ bị nhiễm virus HPV tại bất cứ thời điểm nào đời. Tuy nhiên, trong hơn 90% các trường hợp, sự lây nhiễm sẽ biến mất trong vòng 1-2 năm mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, nhưng không phải trong mọi trường hợp
- Ngay cả những người chỉ có một bạn tình vẫn có cơ hội bị nhiễm. Do đó, việc thăm khám phụ khoa và tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ thường xuyên là rất quan trọng
Triệu chứng của ung thư cổ tử cung
Triệu chứng của ung thư cổ tử cung thường khá mờ nhạt và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác. Cáu đấu hiệu và triệu chứng của bệnh cần đặc biệt lưu ý như:
- Dịch âm đạo có màu bật thường, đi kèm với mùi khó chịu
- Chảy máu bất thường, không trong chu kỳ kinh nguyệt
- Chảy máu sau khi giao hợp, phụ nữ ở bất kỳ độ tuổi nào, kể cả ở phụ nữ trẻ tuổi
Ung thư cổ tử cung được phát hiện như thế nào?
Tầm soát ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung càng phát hiện sớm càng có khả năng điều trị thành công. Theo hầu hết các khuyến nghị bởi các tổ chức y tế trên thế giới, phụ nữ nên tầm soát ung thư cổ tử cung từ tuổi 21.
Các xét nghiệm tầm soát gồm có:
- Phiến đồ âm đạo cổ tử cung: Sử dụng dụng cụ lấy tế bào âm đạotrong quá trình khám phụ khoa, sau đó các tế bào này đượ dàn mỏng lên các phiến kính và nhuộm bằng những phương pháp thích hợp để đọc kết quả
- HPV DBA: Xét nghiệm giúp xác định genotype của virus HPV trong bệnh phẩm đường sinh dục. Xét nghiệm này được khuyến nghị cho phụ nữ từ 30 tuổi trở lên hoặc cho phụ nữ dưới 30 tuổi với kết quả phiến đồ âm đạo cổ tử cung bất thường
Chẩn đoán
Nếu xuất hiện các triệu chứng lâm sàng hoặc kết quả xét nghiệm bất thường, bệnh nhân sẽ được chỉ định sinh thiết để kiểm tra tế bào ung thư.
- Bấm sinh thiết: sử dụng một dụng cụ nhỏ sắc để lấy mẫu mô nhỏ của tế bào cổ tử cung
- Thìa nạo kênh cổ tử cung: sử dụng một dụng cụ nhỏ, hình thìa, chổi mỏng để cạo một mẫu tế bào từ cổ tử cung
Các giai đoạn ung thư cổ tử cung
Sau khi xác định bệnh nhân mắc bệnh, bác sĩ sẽ xác định mức độ và sứ phát triển của ung thư. Giai đoạn ung thư là một nhân tố quan trọng để quyết định việc điều trị. Các phương pháp để xác định bệnh nhân mắc ung thư ở giai đoạn nào bao gồm:
- Chẩn đoán hình ảnh: Chụp x-quang, CT, MRI và PET
- Khám bàng quang và trực tràng
Các giai đoạn của ung thư cổ tử cung bao gồm:
- Giai đoạn tiền ung thư: Các tế bào bất thường được phát hiện trong lớp lót trong cùng của cổ tử cung. Những tế bào bất thường này có thể phát triển thành ung thư và lan sang các mô xung quanh.
- Giai đoạn 1: Tế bào ung thư đã xâm lấn mô chính của cổ tử cung.
- Giai đoạn 2: Ung thư cỏ mặt ở cổ tử cung và phần trên của âm đạo.
- Giai đoạn 3: Khối u đã di chuyển đến phần dưới của âm đạo hoặc bên trong thành chậu.
- Giai đoạn 4: Khối ung thư đã lan tới các cơ quan lân cận như bàng quang hoặc trực tràng, hoặc di căn tới các cơ quan xa của cơ thể như phổi, gan hoặc xương.
Ung thư cổ tử cung được điều trị bằng những phương pháp nào?
Điều trị ung thư cổ tử cung phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn của ung thư, tình trạng sức khỏe của người bệnh, kích thước và hình dạng của khối u, kế hoạch sinh sản trong tương lai. Phẫu thuật, xạ trị, hóa trị hoặc kết hợp các phương pháp trên sẽ được bác sĩ cân nhắc và chỉ định.
Tại Bệnh viện Quốc tế DoLife, phẫu thuật điều trị ung thư cổ tử cung được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa hàng đầu trong hệ thống phòng mổ tối tân và hiện đại, đồng thời các phương pháp hóa trị và xạ trị được chúng tôi phối kết hợp với các bệnh viện tuyến trung ương nhằm đem đến một lộ trình điều trị tối ưu nhất cho bệnh nhân.
Phẫu thuật
Giai đoạn sớm của ung thư cổ tử cung thường được điều trị bằng phẫu thuật cắt tử cung hoàn toàn. Cắt tử cung có thể cure ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm và ngăn ngừa tái phát. Tuy nhiên cắt tử cung hoàn toàn sẽ dẫn tới mất khả năng sinh sản.
Bác sĩ khuyến nghị:
- Cắt tử cung hoàn toàn: cổ tử cung và tử cung được cắt bỏ. Cắt tử cung đơn thuần thường là lựa chọn duy nhất đối với ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm.
- Cắt tử cung hoàn toàn và hai phần phụ: cổ tử cung, tử cung, một phần của âm đạo và hạch bạch huyết trong khu vực được cắt bỏ.
Phẫu thuật nội soi cắt tử cung có thể là lựa chọn đối với ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm. Phẫu thuật bảo tồn khả năng sinh sản cũng có thể là một lựa chọn nếu người bệnh phát hiện ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm mà không có hạch bạch huyết.
Sau khi phẫu thuật, phần lớn bệnh nhân sẽ mất 4 – 8 tuần để phục hồi và trở lại hoạt động bình thường.
Xạ trị
Xạ trị sử dụng các chùm năng lượng mạnh, như tia X hoặc proton để tiêu diệt các tế bào ung thư. Liệu pháp xạ trị có thể được sử dụng độc lập hoặc phối hợp với hóa trị trước khi phẫu thuật để thu nhỏ khối u hoặc sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn lại. Liệu pháp xạ trí có thể được chỉ định như sau:
- Bên ngoài, bằng cách hướng một chùm bức xạ vào khu vực bị ảnh hưởng của cơ thể (xạ trị chủm tia bên ngoài)
- Bên trong, bằng cách đặt một thiết bị chứa chất phóng xạ bên trong âm đạo, thường chỉ trong vài phút
- Cả bên trong và bên ngoài
Phụ nữ tiền mãn kinh có thể dừng kinh nguyệt và bắt đầu mãn kinh do xạ trị. Nếu bệnh nhân muốn thụ thai sau khi điều trị thì cần được bảo quản trứng trước khi bắt đầu.
Hóa trị
Hóa trị sử dụng thuốc tiêm vào tĩnh mạch để tiêu diệt các tế bào ung thư. Liều thấp của xạ trị thường được kết hợp với hóa trị vì hóa trí có thể cải thiện hiệu quả của bức xạ. Liều hóa trị cao hơn được sử dụng để kiểm soát ung thư cổ tử cung ở giai đoạn tiến triển.
Sau khi điều trị ung thư
Sau khi điều trị ung thư, người bệnh cần tái khám lại mỗi 3-6 tháng. Trong một vài trường hợp, ung thư cổ tử cung tái phát sau nhiều năm điều trị. Tái khám giúp kiểm soát việc tái phát của bệnh một cách hiệu quả nhất.
Phòng tránh ung thư cổ tử cung
Theo các khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), phòng ngừa và tầm soát ung thư cổ tử cung được thực hiện ở tất cả phụ nữ. Biện pháp hữu hiệu nhất là tiêm chủng vaccine HPV và thăm khám phụ khoa định kỳ. Phát hiện sớm là yếu tố then chốt quyết định việc điều trị.
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Trẻ sinh non 8 tháng có phát triển bình thường được không?
Một thai kỳ đầy đủ để trẻ sinh ra an toàn, khỏe mạnh là thai đạt khoảng đủ 40 tuần tuổi. Việc sinh sớm từ 3 – 6 tuần có thể mang đến những rủi ro nhất định cho mẹ và bé. Vậy trẻ sinh non 8 tháng có sao không? Để DoLife giúp bạn […]
Bệnh Trĩ Ngoại có nguy hiểm không? Khi nào cần phẫu thuật?
Theo nghiên cứu, trĩ chiếm khoảng 35-50% trong tổng số các bệnh về hậu môn trực tràng ở Việt Nam. Để hiểu đúng về trĩ ngoại và trả lời cho câu hỏi Trĩ ngoại độ mấy cần phẫu thuật?, hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé. Trĩ ngoại là bệnh gì? Bệnh trĩ ngoại […]
Cách chăm sóc thai phụ tiền sản giật
Tiền sản giật là một trong những tai biến sản khoa nguy hiểm nhất, là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho cả mẹ và bé. Chính vì vậy cần có cách chăm sóc thai phụ tiền sản giật chuẩn y khoa để giảm thiểu tối đa nguy hiểm. Cùng tìm hiểu rõ hơn […]
Viêm âm đạo và những thông tin cần biết
Viêm âm đạo là căn bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt với phụ nữ đã lập gia đình. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách điều trị bệnh như thế nào, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích bạn nhé! Thông tin […]