Tụ dịch màng nuôi là tình trạng mà mẹ bầu nào cũng có thể gặp phải, đặc biệt trong 3 tháng đầu. Vậy tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Tụ dịch màng nuôi là gì?
Tụ dịch màng nuôi còn được gọi với tên khác là xuất huyết dưới màng nuôi (IUH). Đây là hiện tượng máu bị tụ lại ở màng nuôi, chính là lớp màng gắn liền tử cung của người mẹ với nhau thai của em bé. Tình trạng này thường xuất hiện trong ba tháng đầu của thai kỳ với tỷ lệ mắc dao động từ 0,46% đến 39,5%.
Nguyên nhân gây tụ dịch màng nuôi
Một số nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng tụ dịch màng nuôi ở thai phụ có thể kể đến như sau:
– Mang thai khi tuổi đã cao (từ 35 tuổi trở lên):
Phụ nữ lớn tuổi khi mang thai sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ khác nhau. Trong đó bao gồm tụ dịch màng nuôi. Vì vậy, nếu có ý định mang thai khi đã sau 35 tuổi, chị em cần tham khảo ý kiến bác sĩ, khám tiền sản để có sự chuẩn bị tốt cho việc mang thai. Từ đó tránh tối đa những nguy cơ rủi ro sẽ xảy ra.
– Nội tiết kém:
Mẹ bầu khi có các vấn đề về nội tiết cũng sẽ gặp phải tình trạng tụ dịch màng nuôi. Hơn nữa, phụ nữ nội tiết kém khi mang thai cũng có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
– Lao động nặng nhọc:
Trong thời gian mang thai lần đầu tiên, phụ nữ phải di chuyển, lao động nặng nhọc sẽ làm tăng nguy cơ bị tụ dịch màng nuôi.
– Ngoài ra, nhiều trường hợp thai phụ bị tụ dịch màng nuôi nhưng không rõ nguyên nhân.
Dấu hiệu khi bị xuất huyết dưới màng nuôi
Hầu hết các thai phụ bị tụ dịch màng nuôi thường có các biểu hiện như:
– Xuất huyết âm đạo bất thường, ra máu đỏ tươi hoặc xuất hiện máu cục.
– Dịch âm âm đạo tiết ra với lượng nhiều, có lần theo máu trong dịch nên dịch có màu nâu hoặc màu hồng.
– Nhức mỏi vùng thắt lưng.
– Xuất hiện những cơn đau bụng âm ỉ, đôi khi kèm theo chuột rút.
Đối tượng nào có nguy cơ cao?
Một trong những yếu tố nguy cơ thường được nhắc tới là:
– Tử cung có hình dạng bất thường như tử cung đôi, tử cung hai sừng, tử cung có vách ngăn…
– Có tiền sử sảy thai liên tiếp.
– Tiền sử nhiễm trùng hoặc chấn thương vùng chậu.
– Tiền sản giật xảy ra sớm hơn tuần thứ 22 với những biểu hiện nặng nề như huyết áp năng cao, phù nhiều.
– Những người mang thai bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo.
Tụ dịch màng nuôi bao nhiêu mm thì nguy hiểm?
“Tụ dịch màng nuôi bao nhiêu mm là nguy hiểm?” là câu hỏi mà nhiều sản phụ thắc mắc. Theo các chuyên gia sản phụ khoa thì:
– Tụ dịch màng nuôi 2mm – 3mm – 4mm là mức độ nhẹ,
– Nằm trong khoảng 5 – 7mm là mức độ trung bình,
– Trên 8mm là mức độ nặng và rất nguy hiểm.
Trên thực tế, nếu tính kích thước khối máu tụ để đánh giá thường không được chính xác nên bác sĩ thường tiên lượng dựa trên tỷ lệ kích thước của khối tụ máu và túi thai:
– Tỷ lệ < 10% thì nguy cơ sảy thai 5,8%.
– Tỷ lệ 10 -25% thì nguy cơ sảy thai 8.9%.
– Tỷ lệ 25-50% thì nguy cơ sảy thai 10,8%.
– Tỷ lệ > 50% thì nguy cơ sảy thai 23,3%..
Xuất huyết dưới màng nuôi có tự khỏi không?
Vậy tụ dịch màng nuôi có tự khỏi không, thì câu trả lời sẽ phụ thuộc vào bản chất của vấn đề tụ dịch.
Trường hợp tụ dịch dưới màng nuôi sinh lý:
Xảy ra khi thai nhi được khoảng 4 – 6 tuần tuổi, siêu âm phát hiện có ít dịch dưới màng nuôi. Dịch có tính chất trong, thai phụ không có triệu chứng ra máu âm đạo hay đau bụng. Tình trạng này có thể tự khỏi mà không cần điều trị.
Trường hợp tụ dịch màng nuôi bệnh lý:
Đây là hậu quả của sự vỡ các xoang mach ở rìa mép của bánh rau hay bong mép bánh nhau. Từ đó hình thành 1 tụ máu giữa cơ tử cung và lớp màng nuôi.
Điều trị xuất huyết dưới màng nuôi bằng cách nào?
– Tùy từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp phù hợp để mang lại hiệu quả tốt nhất. Thai phụ có thể được chỉ định tiêm hoặc uống thuốc nội tiết và giảm co.
– Với những trường hợp bệnh nhân kèm theo chứng đau bụng âm ỉ hoặc xuất huyết âm đạo cần thăm khám bác sĩ ngay. Ngoài ra, cần bổ sung nước và các loại rau củ, trái cây dễ tiêu để cơ thể dễ hấp thụ và tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu.
– Khi bị tụ dịch màng nuôi, mẹ bầu không nên đi lại nhiều hoặc mang vác vật nặng. Tốt nhất, mẹ bầu nên nghỉ ngơi vài tuần để đảm bảo sức khỏe và phòng tránh nguy cơ sảy thai.
– Kiêng chuyện “chăn gối”. Tránh xoa ngực, núm vú để hạn chế nguy cơ sinh non.
– Thường xuyên đi khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Để theo dõi về tình trạng lượng dịch. Từ đó điều chỉnh phương pháp điều trị, mang lại kết quả tốt nhất.
– Mẹ bầu nên uống đủ nước và có chế độ ăn khoa học. Để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai và phòng ngừa nguy cơ táo bón.
Biện pháp phòng ngừa
Hiện tượng tụ dịch màng nuôi khi mang thai có thể xảy ra ở 3 tháng đầu. Đây cũng là thời điểm nhạy cảm nhất của người mẹ trong suốt thai kỳ. Để thai kỳ được khỏe mạnh, thì các bậc cha mẹ nên:
– Khám tiền sản để chuẩn sẵn sàng bị một sức khỏe và tâm lý tốt nhất trước khi mang thai.
– Tìm hiểu các thông tin để nắm rõ dấu hiệu sớm khi mang thai, ngộ độc thai nghén hay ra máu trong thai kỳ. Phân biệt giữa máu chảy âm đạo bệnh lý và máu chảy âm đạo thông thường để có can thiệp giữ thai kịp thời.
– Khám thai lần đầu tiên kịp thời, đúng, đủ và tránh khám quá sớm hoặc quá muộn.
– Sàng lọc dị tật thai nhi. Để phát hiện sớm những dị tật thai nguy hiểm để có thể can thiệp kịp thời.
– Mẹ bầu nên ăn thực đơn giàu dinh dưỡng. Luôn giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái, tránh tình trạng căng thẳng, stress kéo dài.
Trên đây là những thông tin về tình trạng tụ dịch dưới màng nuôi khi mang thai. Hy vọng qua bài viết, mẹ bầu đã nắm được những kiến thức bổ ích để có một thai kỳ khỏe mạnh. Nếu có các dấu hiệu nghi ngờ xuất huyết dưới màng nuôi, mẹ hãy liên hệ 1900 1984 để được tư vấn và hỗ trợ.
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Người bệnh u nang buồng trứng cần ăn uống theo chế độ nào?
Một chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp thuyên giảm bệnh u nang buồng trứng. Vậy người mắc bệnh u nang buồng trứng cần có lưu ý gì trong chế độ ăn uống? Cùng tìm hiểu thông qua bài biết dưới đây nhé! U nang buồng trứng là bệnh gì? U nang buồng […]
Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu cần lưu ý gì?
3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn vàng cho thai nhi hình thành và phát triển. Do đó, trong giai đoạn này, mẹ cần đặc biệt lưu ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Dưới đây là cẩm nang chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu các mẹ có thể tham khảo. “Nằm […]
Biến chứng tiền sản giật: Chớ chủ quan – Nguy hiểm khôn lường!
Tiền sản giật là hội chứng thai nghén toàn thân phổ biến, xảy ra 3 tháng cuối thai kỳ. Vậy biến chứng tiền sản giật là gì, dấu hiệu nhận biết bệnh? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về tiền sản giật thông qua bài viết dưới đây mẹ nhé! Tìm hiểu khái quát […]
Đẻ mổ xong có được uống mật ong không?
Sau sinh, đặc biệt là sinh mổ, sản phụ phải chú ý quan tâm đến sức khỏe để nhanh chóng phục hồi. Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng giúp sản phụ nhanh chóng lấy lại sức khỏe. Liệu bạn đã biết về việc sử dụng mật ong sau đẻ […]