Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có nguy hiểm không?

28/08/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Nấc cụt là hiện tượng thường thấy ở trẻ nhỏ, nhưng liệu nấc cụt có phải bệnh trẻ sơ sinh thường gặp không? Nấc cụt nhiều có nguy hiểm hay không? Cách chữa nấc cụt ở trẻ sơ sinh ra sao? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân gây ra nấc cụt ở trẻ sơ sinh

Nấc cụt (hay gọi đơn giản là nấc) được tạo ra do cơ hoành của trẻ sơ sinh bị kích thích không liên tục đồng thời lúc này nắp thanh âm bị đóng lại đột ngột sẽ gây ra hiện tượng nấc. Đây là một hiện tượng sinh lý thường xuyên xảy ra và rất hay gặp ở trẻ sơ sinh. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra nấc như:

Trẻ nuốt nhiều không khí sau bú bình 

Nếu bú bình không đúng cách sẽ khiến cho bé nuốt nhiều khí vào dạ dày. Khi dạ dày của bé bị quá tải, nó tạo kích thích khiến cơ hoành của bé bị co thắt và tạo tiếng nấc.

Trào ngược dạ dày

Một nguyên nhân có thể kể đến đó là do axit trong dạ dày đang đi ngược vào thực quản, lúc này cơ quan tiêu hóa của dạ dày chưa được hoàn thiện.

Bệnh hen suyễn

Một bệnh trẻ sơ sinh thường gặp đó chính là hen suyễn cũng là nguyên nhân gây ra nấc. Lúc này các ống phế quản phổi sẽ bị viêm nên hạn chế luồng khí vào phổi. Điều này sẽ khiến cơ hoành bị co thắt, cuối cùng gây ra hiện tượng nấc cụt.

Nhiệt độ thay đổi đột ngột

Một trong những nguyên nhân gây ra nấc cụt ở trẻ đó là do sự thay đổi nhiệt độ một cách đột ngột. Nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh cũng khiến cơ hoành của bé bị ảnh hưởng và dẫn đến nấc cụt.

Không khí ô nhiễm

Môi trường ô nhiễm có thể khiến bé bị ho, ho nhiều sẽ gây áp lực lên cơ hoành, làm việc co thắt đột ngột và gây ra nấc cụt.

Dị ứng sữa công thức

Việc dị ứng với một số protein có trong sữa công thức cũng dễ gây viêm thực quản và khiến bé dễ bị nấc cụt.

Giải đáp: Nấc cụt ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Nấc cụt nhiều có nguy hiểm hay không là điều mà các bậc phụ huynh quan tâm hàng đầu. Thông thường, tình trạng nấc cụt sẽ diễn ra trong thời gian ngắn, thường là vài phút. Theo các bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện Quốc tế Dolife, trẻ bị nấc cụt là một trong những phản ứng bình thường không phải bệnh trẻ sơ sinh thường gặp nên bố mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên,nếu bé xuất hiện những cơn nấc dài và lâu thì lúc này mẹ nên chủ động tìm cách giúp bé giảm cơn nấc. Vì nếu bé nấc quá lâu, đặc biệt là khi vừa ăn xong, bé sẽ có cảm giác khó chịu và buồn nôn, gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình hô hấp.

Giải đáp: Chữa nấc cụt ở trẻ sơ sinh bằng cách nào?

Đa số nấc cụt ở trẻ sơ sinh đều là hiện tượng sinh lý bình thường, không cần điều trị gì. Nhưng nếu khi trẻ nấc kéo dài khiến trẻ mệt, nôn trớ và quấy. Mẹ nên áp dụng một số cách sau để ngắt cơn nấc cụt cho bé. Dưới đây là một số cách

Cho bé bú sữa nếu bé bị nấc

Trong 6 tháng đầu đời, sữa mẹ hoặc sữa công thức cung cấp đủ nước và dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh. Thường không cần cho trẻ uống thêm nước trong thời gian này. Nếu trẻ bị nấc, việc cho trẻ bú sữa có thể giúp giảm tác động của nấc. 

Cho bé bú sữa nếu bé bị nấc
Cho bé bú sữa nếu bé bị nấc

Dùng tay bịt lỗ tai của bé

Bạn có thể dùng tay bịt hai bên lỗ tai của bé trong khoảng nửa phút và lặp lại động tác này từ 10 đến 15 lần. Cách này sẽ giúp làm ngừng cơn nấc của bé.

Khóc

Nghe có vẻ vô lý nhưng thực tế khóc sẽ làm giãn thần kinh thực quản và cắt nấc cụt.

Vỗ lưng

Mẹ có thể cho bé nằm hoặc bế dựa người vào vai mẹ (tư thế bế vác). Mẹ dùng bàn tay chụm lại vỗ nhẹ, cách này sẽ giúp bé tránh được trào ngược dày và giúp bé ợ hơi thoát ra ngoài từ đó hết nấc cụt.

Thay đổi tư thế bú của bé

Nếu trẻ bị nấc nhiều sau bú bình, mẹ nên thay đổi tư thế của trẻ để tránh không khí vào dạ dày của bé.

Làm thế nào để ngăn ngừa nấc cụt ở trẻ?

Nếu bé thường xuyên bị nấc cụt hoặc bé bị khó chịu với khi nấc quá nhiều. Bố mẹ có thể thử một số giải pháp sau:

Điều chỉnh thời gian và khối lượng của bữa ăn

Việc trẻ bú quá no hoặc bú quá nhanh cũng là nguyên nhân dẫn đến nấc cụt. Do vậy, mẹ hãy thử cho bé bú lượng sữa ít hơn và tăng số lần bú để xem bé có hết nấc không.

Cho bé ợ hơi 

Nấc cụt có thể được kích hoạt bởi các bong bóng khí thừa trong dạ dày. Ợ hơi có thể giúp làm sạch bọt khí dẫn đến nấc. 

Kiểm tra bình sữa của bé

Bình sữa có thể là nguyên nhân gây ra nấc. Một số thiết kế bình sẽ có không khí vào nhiều hơn trong quá trình cho bú. Hãy thử đổi loại bình khác xem có thể làm giảm tình trạng nấc của bé không.

Giữ nhiệt độ phòng ổn định, tránh để bé bị lạnh

Điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp sẽ giúp bé tránh được nấc và cũng đảm bảo được tình trạng sức khỏe của bé được ổn định hơn. Khi ngủ mẹ có thể choàng thêm 1 chiếc khăn xô vào cổ cho bé để tránh gió.

Nhiệt độ nước tắm phù hợp

Không để nhiệt độ nước tắm quá chênh lệch với nhiệt độ phòng. Đặc biệt vào mùa đông lạnh thì nên bật quạt sưởi để phòng ấm hơn. 

Nấc được coi là bình thường đối với các trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Ngay trong thời kỳ thai nghén, hiện tượng này cũng có thể xảy ra khi em bé trong bụng mẹ. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh bị nấc cụt liên tục và kéo dài hơn 48 giờ, kèm theo các biểu hiện quấy khóc, khó chịu hoặc kích động khi bị nấc, mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay.

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?  Khám đường huyết thai kỳ hay […]

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Ngạt khí, ngạt khói là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến gây tử vong cho nạn nhân của các vụ hỏa hoạn. Có rất nhiều loại khí độc được sinh ra từ khói của đám cháy như CO, CO2, amoniac, axit hữu cơ…, Những loại khí này gây ngạt và nhiễm độc khí […]

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?

Sốt xuất huyết nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Vậy sốt xuất huyết có biểu hiện như thế nào? Điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết! Sốt xuất huyết là bệnh gì? Sốt xuất huyết là bệnh truyền […]

Đái dầm ở trẻ: Có cần đến gặp bác sĩ?

Đái dầm ở trẻ: Có cần đến gặp bác sĩ?

Đái dầm là hiện tượng sinh lý thường xảy ra đối với trẻ dưới 6 tuổi . Ở tuổi này, ban đêm hoặc buổi trưa chỉ đơn giản là việc kiểm soát bàng quang có thể chữa được hình thành. Nhưng nếu hiện tượng này xảy ra khi trẻ đã lên tuổi dậy thì, vị […]