Trào ngược dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

05/07/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Trào ngược dạ dày là bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi. Vậy trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Trào ngược dạ dày là bệnh gì?

Trào ngược dạ dày hay Gastroesophageal Reflux Disease (GERD) là tình trạng dịch dạ dày (bao gồm thức ăn, men tiêu hóa, hơi…) trào ngược lên thực quản. 

Trào ngược dạ dày xảy ra ở mọi đối tượng với những mức độ và biểu hiện khác biệt nhau. Một số thống kê Y học đã cho thấy bệnh lý này phổ biến ở các nước phương Tây; với tỷ lệ 15 đến 30% dân số mắc phải. Trong khi đó, con số này ở các nước châu Á lại chỉ dao động từ 5 đến 15% dân số.

Trào ngược dạ dày là căn bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi

Đáng chú ý, bệnh này còn xảy ra ở khá nhiều trẻ sơ sinh. Cụ thể, có khoảng ⅔ trẻ 4 tháng tuổi và 10% trẻ 1 tháng tuổi có những triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em.

Vậy bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? 

Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh này nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe như:

– Loét thực quản với triệu chứng chảy máu; khó khăn khi nhai nuốt thức ăn.

– Bệnh thực quản Barrett.

– Bệnh ung thư thực quản.

– Tình trạng hen suyễn, viêm thanh họng, viêm phế quản,… có thể tái diễn nhiều lần.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày không nằm ngoài hai cơ chế: Sự suy yếu của cơ thắt thực quản dưới và sự dư thừa axit hay sự quá tải bên trong dạ dày. Hiểu một cách đơn giản, ta ví dạ dày như cái thùng, cơ thắt thực quản đóng vai trò như nắp thùng. Trào ngược dạ dày xảy ra khi có hiện tượng “ thùng đầy nắp yếu”.

Những nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của cơ thắt thực quản dưới:

– Tác dụng phụ của thuốc Tây: Holecystokinine, glucagon, aspirin, ibuprofen và các loại thuốc huyết áp…

– Thói quen sinh hoạt dùng các chất kích thích và gây nghiện như: cafein, rượu, thuốc lá,…

– Các bệnh lý: Tổn thương hệ thần kinh phó giao cảm thực quản, bệnh lý nhiễm trùng ở thực quản gây xơ, yếu cơ vòng thực quản hoặc các bệnh lý di truyền, thoát vị hoành

Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng dư thừa acid hay sự quá tải bên trong dạ dày:

– Bệnh lý dạ dày: Rất nhiều bệnh lý dạ dày là nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản như viêm loét dạ dày, trợt niêm mạc dạ dày, ung thư dạ dày hay hẹp hang môn vị dạ dày…

– Thói quen ăn uống: Ăn quá no, ăn nhiều thực phẩm khó tiêu ( nước có gas, đồ ăn nhanh, trứng, sữa,…)

Một số nguyên nhân khác dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản

– Thừa cân béo phì gây tăng áp lực lên vùng bụng

Mang thai

– Stress

Cơ vòng thực quản mở là nguyên nhân gây nên trào ngược dạ dày

Triệu chứng trào ngược dạ dày

Một số triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày gồm:

– Ợ chua: 

Người bệnh thường có triệu chứng này kết hợp với chứng ợ nóng (từ ổ bụng, dạ dày mang đến cảm giác nóng lên cổ). Triệu chứng này là triệu chứng phổ biến của bệnh trào ngược dạ dày nhất là sau khi ăn no, khó tiêu, thời gian nghỉ ngơi. Người bệnh sẽ cảm nhận được vị chua trong miệng khi có cảm giác ợ lên.

– Ợ hơi: 

Là triệu chứng thường gặp khi đói. Cũng giống như ợ hơi và ợ nóng, ợ hơi cũng xảy ra nhiều khi bạn có cảm giác khó tiêu, ăn no,…

– Xuất hiện các triệu chứng nôn, ói, buồn nôn:

Triệu chứng này và cảm giác nghẹn thức ăn là triệu chứng thường gặp sau khi ăn. Đặc biệt, những người mắc chứng trào ngược axit dạ dày rất dễ ói khi bị ốm nghén,say sóng, say tàu xe,…

– Ăn không ngon, khó nuốt: 

Triệu chứng này biểu hiện sự trào ngược axit dạ dày, trào ngược dịch mật, mang đến cảm giác đắng miệng. Ngoài ra, axit dạ dày trào lên sẽ gây sưng thực quản, dẫn đến khó khăn trong việc nuốt thức ăn. Từ đó dẫn đến cảm giác ăn không ngon, chán ăn, sụt cân,…

– Các triệu chứng ho, viêm họng, miệng tiết nhiều nước bọt, khàn giọng: 

Nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng này là do axit dạ dày bị trào ngược mang lại. Khi axit dạ dày ợ lên và phản xạ tự nhiên gây tiết nhiều nước bọt, sưng tấy dây thanh quản, ho, khản tiếng,…

– Có cảm giác đau tức vùng ngực: 

Triệu chứng này có nguyên nhân từ sự kích thích các sợi dây thần kinh đi qua vùng ngực. Cảm giác đau tức ngực do trào ngược axit dạ dày rất dễ nhầm với triệu chứng của các bệnh liên quan đến tim mạch.

Phương pháp điều trị trào ngược axit dạ dày

Nguyên tắc chọn thức ăn cho người bị trào ngược dạ dày

Điều trị trào ngược dạ dày thực quản bao gồm các phương pháp như:

+ Thay đổi lối sống,

+ Thay đổi chế độ ăn,

+ Điều trị nội khoa,

+ Điều trị ngoại khoa và các thủ thuật khác…

Phương pháp không dùng thuốc luôn được các bác sĩ khuyến khích bệnh nhân của mình. Một chế độ sinh hoạt hợp lý hay một chế độ ăn khoa học làm giảm đáng kể tần suất trào ngược dạ dày thực quản:

– Ăn thành từng bữa nhỏ. Nên ăn thường xuyên hơn là ăn ít bữa lớn đối với người có dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản.

– Lựa chọn các thực phẩm có tính kiềm, có khả năng trung hòa axit như thực phẩm từ tinh bột (bánh mì, bột yến mạch) hay đạm dễ tiêu.

– Hạn chế thực phẩm kích thích tăng tiết axit hay kích thích cơ thắt dưới thực quản. Ví dụ như hoa quả có hàm lượng axit cao (chanh, cam, dứa…) và ít các sản phẩm từ sữa.

– Giảm sử dụng các thực phẩm giàu chất béo; thực phẩm chua cay.

– Không hút thuốc, uống rượu bia, đồ uống có gas, không sử dụng các chất kích thích.

– Giữ cân nặng hợp lý.

– Không nằm hoặc lao động ngay sau khi ăn.

– Thư giãn giảm stress có thể làm giảm triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản một cách rõ ràng.

Trên đây là những thông tin về bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Nếu còn vấn đề cần tư vấn, liên hệ hotline 1900 1984 để được hỗ trợ và đặt lịch khám.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Viêm ruột thừa: Cách chẩn đoán và điều trị 

Viêm ruột thừa: Cách chẩn đoán và điều trị 

Viêm ruột thừa là tình trạng thường gặp trong bệnh lý ngoại khoa ổ bụng. Vậy nguyên nhân, cách chẩn đoán cũng như điều trị bệnh thế nào, cùng tìm hiểu nhé! Tổng quan về viêm ruột thừa  Trước tiên, cần hiêu rõ định nghĩa về ruột thừa. Ruột thừa là ống mỏng nối với […]

Ngộ độc thực phẩm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ngộ độc thực phẩm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ngộ độc thực phẩm có dấu hiệu nhận biết như thế nào? Điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Ngộ độc thực phẩm là gì? Ngộ độc thực phẩm hay còn có tên gọi khác là trúng thực. Đây là tình trạng bệnh lý xảy ra khi bạn tiêu thụ […]

Rò hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rò hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rò hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Triệu chứng điển hình ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Rò hậu môn là bệnh gì? Rò hậu môn hay còn gọi là bệnh mạch lươn. Đây là một tình trạng có đường hầm thông nối bất thường giữa ống hậu […]

Đau ruột thừa: Triệu chứng đặc trưng và cách giảm đau hiệu quả

Đau ruột thừa: Triệu chứng đặc trưng và cách giảm đau hiệu quả

Đau ruột thừa là bệnh lý phổ biến và có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng cấp tính ở ruột thừa, có thể diễn tiến nghiêm trọng, nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại hệ quả khó lường, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng người […]