Rò hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

01/08/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Rò hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Triệu chứng điển hình ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Rò hậu môn là bệnh gì?

Rò hậu môn hay còn gọi là bệnh mạch lươn. Đây là một tình trạng có đường hầm thông nối bất thường giữa ống hậu môn và da xung quanh hậu môn. Đây thường là hậu quả của một áp xe (ổ mủ) ở hậu môn trực tràng không được điều trị hoặc điều trị không khỏi hẳn. Áp xe xảy ra khi các tuyến nhỏ tạo chất nhờn nằm ngay bên trong hậu môn bị tắc và nhiễm trùng. Khoảng 40% số áp xe này có thể phát triển thành rò. Tuy nhiên cũng có thể rò do các nguyên nhân khác.

Rò hậu môn là bệnh lý liên quan đến những nhiễm trùng ở vùng hậu môn

Phân loại rò hậu môn

Những đối tượng gặp tình trạng này có độ tuổi chủ yếu là 30 – 50 tuổi. Đặc biệt đối với những người có vấn đề về hệ tiêu hoá thì nguy cơ này còn cao hơn như: bệnh Crohn, ung thư hậu môn trực tràng, từng phẫu thuật tiền liệt tuyến, cắt trĩ,…

Dựa vào tình trạng và vị trí của lỗ rò, rò hậu môn được phân thành các loại như sau:

– Rò hậu môn hoàn toàn: có cả lỗ rò bên trong và bên ngoài hậu môn và chúng được thông với nhau.

– Rò hậu môn không hoàn toàn: chỉ có 1 lỗ rò duy nhất ỏ trên đường rò.

– Rò hậu môn phức tạp: đường rò có nhiều lỗ rò ở các vị trí hiểm hóc.

– Rò hậu môn đơn giản: đường rò ít lỗ rò và đều nằm ở vị trí ít ngóc ngách.

– Rò hậu môn trong cơ thắt: do áp xe ở vùng da gần hậu môn hình thành, dễ điều trị và khả năng tái phát thấp.

– Rò hậu môn ngoài cơ thắt: do áp xe vùng chậu hông trực tràng hình thành.

Phận loại rò hậu môn

Nguyên nhân gây rò hậu môn

Rò hậu môn là hậu quả của 1 apxe quanh hậu môn trực tràng không lành, không điều trị hoặc điều trị như chưa lành dẫn tới vỡ ra và không dẫn lưu hết mủ tạo thành đường rò. Như vậy, rò hậu môn và apxe trực tràng là 2 giai đoạn của 1 quá trình bệnh lý. Trong đó apxe là giai đoạn cấp tính còn rò hậu môn là giai đoạn mãn tính.

Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như: 

– Viêm túi thừa,

– Viêm tuyến mồ hôi mưng mủ,

– Biến chứng sau phẫu thuật trĩ,

– Cắt tầng sinh môn sau sinh,

– Nhiễm trùng lao hoặc HIV.

Biểu hiện điển hình

Các triệu chứng rò hậu môn thường gặp nhất là:

– Đau hậu môn, thường đau nhói và dữ dội. Bạn có thể cảm thấy đau nhiều hơn khi ho, đi đại tiện hoặc ngồi. Mông có thể nhạy cảm khi bị chạm vào.

– Sưng và đỏ bên trong hoặc xung quanh hậu môn. Đây là dấu hiệu của nhiễm trùng đang hoạt động dưới da (viêm mô tế bào).

– Dịch chảy ra xung quanh hậu môn của bạn. Nó có thể bao gồm phân, dịch mủ hoặc máu. Có thể kèm theo mùi khó chịu.

Các triệu chứng khác ít gặp hơn bao gồm:

– Sốt;

– Đau khi đi tiểu;

– Đi tiêu không kiểm soát (són phân).

Bạn có thể (hoặc không thể) nhìn thấy lỗ rò bằng gương.

Các biến chứng khi hậu môn bị rò

Theo các bác sĩ, rò hậu môn là bệnh lý lành tính. Tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây viêm nhiễm nặng xung quanh hậu môn và ảnh hưởng tâm lý người mắc.

Gây ra hiện tượng nhiễm trùng: 

–  Rò hậu môn thương gây cho người bệnh nhiều khó chịu và đau đớn: ngứa ngáy, đau rát, lở loét,… 

–  Ngoài ra, bệnh còn làm suy giảm hệ miễn dịch. Từ đó khiến các vi khuẩn có hại dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.

Số lượng các lỗ rò và đường rò tăng lên: 

– Sau một thời gian bị bệnh, các lỗ rò sẽ lây lan ra các khu vực xung quanh và hình thành nên các đường rò mới. Điều này sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến việc đi vệ sinh cũng như khó khăn trong sinh hoạt cũng như công việc.

Ung thư trực tràng:

– Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, rò hậu môn có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư trực tràng. Thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Phẫu thuật rò hậu môn

Phương pháp điều trị

Điều trị rò hậu môn thường bao gồm các phương pháp sau:

Phẫu thuật: 

Đây là phương pháp chính để điều trị rò hậu môn. Các loại phẫu thuật bao gồm:

– Phẫu thuật cắt rò: Loại bỏ hoàn toàn đường rò và các mô bị nhiễm trùng.

– Phẫu thuật Seton: Sử dụng dây seton để giữ cho đường rò mở, giúp thoát dịch và ngăn chặn sự tái phát nhiễm trùng.

– Phẫu thuật ghép: Trong một số trường hợp, có thể sử dụng ghép mô để sửa chữa đường rò.

Dùng thuốc kháng sinh: 

Được sử dụng để điều trị nhiễm trùng trước và sau phẫu thuật.

Chăm sóc tại nhà: 

Giữ vùng hậu môn sạch sẽ, tắm nước ấm, và sử dụng băng gạc để giữ vùng rò khô ráo và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Rò hậu môn là một tình trạng gây khó chịu nhưng có thể được điều trị hiệu quả thông qua các phương pháp y khoa hiện đại. Việc chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Viêm ruột thừa: Cách chẩn đoán và điều trị 

Viêm ruột thừa: Cách chẩn đoán và điều trị 

Viêm ruột thừa là tình trạng thường gặp trong bệnh lý ngoại khoa ổ bụng. Vậy nguyên nhân, cách chẩn đoán cũng như điều trị bệnh thế nào, cùng tìm hiểu nhé! Tổng quan về viêm ruột thừa  Trước tiên, cần hiêu rõ định nghĩa về ruột thừa. Ruột thừa là ống mỏng nối với […]

Ngộ độc thực phẩm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ngộ độc thực phẩm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ngộ độc thực phẩm có dấu hiệu nhận biết như thế nào? Điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Ngộ độc thực phẩm là gì? Ngộ độc thực phẩm hay còn có tên gọi khác là trúng thực. Đây là tình trạng bệnh lý xảy ra khi bạn tiêu thụ […]

Đau ruột thừa: Triệu chứng đặc trưng và cách giảm đau hiệu quả

Đau ruột thừa: Triệu chứng đặc trưng và cách giảm đau hiệu quả

Đau ruột thừa là bệnh lý phổ biến và có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng cấp tính ở ruột thừa, có thể diễn tiến nghiêm trọng, nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại hệ quả khó lường, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng người […]

Viêm loét dạ dày tá tràng : Nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán

Viêm loét dạ dày tá tràng : Nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán

Viêm loét dạ dày tá tràng phổ biến ở độ tuổi 30-50, bệnh có thể tái phát và có thể phát triển thành bệnh mãn tính. Vì vậy việc nắm thông tin về nguyên nhân, triệu chứng rất quan trọng. Theo dõi bài viết để tìm hiểu thêm. Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng […]