Trào ngược dịch mật: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

13/01/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Trào ngược dịch mật là tình trạng dịch mật trào ngược từ tá tràng lên dạ dày, thực quản, dễ bị nhầm lẫn với trào ngược axit dạ dày. Bệnh nếu không được điều trị đúng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết bên dưới!

Tổng quan về trào ngược dịch mật

Dịch mật và trào ngược dịch mật

Dịch mật là dịch có màu vàng hoặc hơi xanh được tiết ra từ gan, có tính kiềm với độ pH từ 7-7.7. Trung bình mỗi ngày gan tiết 700 – 800ml dịch mật. Phần dịch này đi qua ống dẫn mật, cô đặc và trữ trong túi mật. Vào bữa ăn, túi mật co bóp để chuyển dịch mật tới tá tràng, làm nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn. Tùy vào lượng mỡ trong thức ăn mà lượng dịch mật có thể tiết ít hay nhiều khác nhau.

Dịch mật trào ngược từ túi mật lên dạ dày, tá tràng gây trào ngược dịch mật
Dịch mật trào ngược từ túi mật lên dạ dày, tá tràng gây trào ngược dịch mật

Dịch mật giúp:

– Tiêu hóa chất béo, hỗ trợ hấp thụ vitamin A, D, E, K; kích thích tăng tiết và hoạt hóa dịch tụy, dịch ruột; tạo môi trường kiềm cho ruột; kích thích nhu động ruột; ức chế hoạt động của vi khuẩn lên men thối.

– Loại bỏ bilirubin

Trào ngược dịch mật là hiện tượng dịch mật trào ngược từ tá tràng lên dạ dày, thực quản khi van môn bị không đóng kín hoặc đóng mở không đúng lúc. Trào ngược dịch mật thường diễn ra cùng lúc với trào ngược axit dạ dày nhưng gây tổn thương thực quản nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân gây trào ngược dịch mật

Có 3 nhóm nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trào ngược dịch mật:

– Loét dạ dày – tá tràng

Dạ dày – tá tràng bị đình trệ do viêm loét sẽ khiến thức ăn không được tiêu hóa mà ứ đọng lại. Thức ăn tồn đọng lâu khiến dạ dày bị tăng áp lực, cơ môn vị và cơ tâm vị yếu từ đó gây trào ngược dịch mật.

– Biến chứng sau phẫu thuật cắt dạ dày

Sau can thiệp cắt dạ dày (điều trị ung thư, giảm cân ở người béo phì…), van môn vị hoạt động không ổn định khiến van đóng không khít, tạo điều kiện cho dịch mật trào ngược từ tá tràng lên dạ dày.

– Phẫu thuật túi mật

Những người bệnh từng phẫu thuật cắt bỏ túi mật có nguy cơ cao trào ngược dịch mật.

Dấu hiệu nhận biết trào ngược dịch mật

Dịch mật trào ngược lên dạ dày có thể gây ra viêm niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản.  Ở những trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có nguy cơ mắc ung thư dạ dày, ung thư thực quản, barrett thực quản…

Trào ngược dịch mật có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm
Trào ngược dịch mật có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Việc nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh hiệu quả. Lưu ý ngay các dấu hiệu của trào ngược dịch mật:

– Ợ nóng, đắng miệng

– Nôn dịch xanh, vàng, đắng họng

– Đầy bụng, đau bụng thường vị theo từng cơn

– Ngực và bụng trên có cảm giác cồn cào, nóng rát

– Ho khan, khàn giọng

– Chậm tiêu, sụt cân

– Phù nề dây thanh, mất tiếng

Điều trị trào ngược dịch mật

Chẩn đoán

Nội soi dạ dày – tá tràng là phương pháp được áp dụng để chẩn đoán trào ngược dịch mật. Từ hình ảnh nội soi bác sĩ có thể quan sát được dịch mật trào từ tá tràng đến dạ dày và các đám đọng dịch mật cùng với những tổn thương tại dạ dày, thực quản…

Điều trị

Trào ngược dịch mật nếu không điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Ngay khi phát hiện các dấu hiệu bệnh lý, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, phù hợp.

Điều trị bằng thuốc

Người bệnh có thể được kê đơn các loại thuốc để giảm triệu chứng bệnh như:

+ Thuốc làm giảm hoặc loại bỏ mật: Questran, Colestid và Cisaprid

+ Thuốc ức chế bơm proton

Việc dùng thuốc cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không được tự ý điều chỉnh liều lượng, thời gian dùng… nếu không có chỉ dẫn từ chuyên gia.

Việc dùng thuốc cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định từ bác sĩ
Việc dùng thuốc cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định từ bác sĩ

Phẫu thuật

Có 2 phương pháp thường được áp dụng trong điều trị trào ngược dịch mật:

+ Phương pháp antireflux: Gói một phần của dạ dày gần thực quản và khâu vòng quanh cơ thắt thực quản lại. Phương pháp này giúp đảm bảo khả năng co thắt của cơ vòng thực quản giúp axit và dịch mật không thể trào ngược lên. 

+ Phương pháp Roux-en-Y: dẫn ống mật nối chung với phần sau của tá tràng để dịch mật được tiết ra từ gan sẽ chuyển đến hỗng hàng từ đó ngăn chặn trào dịch mật từ tá tràng ngược lên dạ dày. Phương pháp này có tỷ lệ chữa khỏi trào ngược dịch mật từ 50 – 90%.

Có thói quen sinh hoạt phù hợp

Để hỗ trợ kiểm soát bệnh hiệu quả, người bệnh cần có thói quen sinh hoạt phù hợp:

+ Không ăn quá no. Nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn/ ngày.

+ Hạn chế các thực phẩm giàu chất béo, nhiều gia vị hay các loại thực phẩm như: cam, quýt, cà chua, hành tây, socola, giấm…

+ Không tiêu thụ đồ uống có ga, cà phê, rượu, bia..

+ Không nằm ngay sau bữa ăn. Chỉ nên nằm sau khi ăn khoảng 1 tiếng. Khi nằm nên kê đầu cao hơn chân khoảng 10 – 15cm.

+ Không dùng thuốc lá.

+ Giữ cơ thể ở mức cân đối. Không để thừa cân, béo phì. Không nên tập các động tác xoắn vặn cơ.

+ Không thức khuya.

+ Hạn chế căng thẳng, lo âu. Giữ tinh thần thoải mái.

Trên đây là những thông tin chung về trào ngược dịch mật. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Trẻ viêm phổi: Cẩn trọng với những biến chứng khôn lường!

Trẻ viêm phổi: Cẩn trọng với những biến chứng khôn lường!

Viêm phổi ở trẻ là loại bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, thường xảy ra với nhóm trẻ em dưới 10 tuổi, đặc biệt là trẻ em có sức đề kháng kém.  Do đó, việc nhận biết dấu hiệu bệnh cũng như chăm sóc sức khỏe của trẻ đúng cách là vô cùng quan trọng. […]

Sốt xuất huyết nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi?

Sốt xuất huyết nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi?

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hồi phục bệnh sốt xuất huyết. Vậy người mắc sốt xuất huyết nên ăn gì và kiêng gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Chế độ dinh dưỡng cho người sốt xuất huyết Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm […]

Tầm soát ung thư máu: Những điều cần lưu ý

Tầm soát ung thư máu: Những điều cần lưu ý

Ung thư máu là căn bệnh đe dọa đến tính mạng người mắc phải. Tầm soát ung thư máu giúp phát hiện bệnh sớm. Từ đó nâng cao khả năng chữa trị. Vậy tầm soát ung thư máu cần lưu ý điều gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Ung thư máu […]

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng là 2 thủ thuật được thực hiện để giảm đau cho sản phụ trong sinh thường và trong sinh mổ. Vậy 2 thủ thuật này khác nhau ở những điểm nào? Cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết sau! Sự khác biệt giữa gây tê […]