Thoát vị hoành: Những thông tin cần biết

02/01/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Thoát vị hoành liên quan đến sự nhô ra bất thường của dạ dày, thường xảy ra ở trẻ nhỏ do bẩm sinh hoặc do mắc phải ở người lớn. Tìm hiểu chi tiết về tình trạng này qua bài viết bên dưới!

Tổng quan về thoát vị hoành

Vai trò của cơ hoành trong cơ thể

Cơ hoành là một cơ vân có hình vòm, dạng dẹt, ngăn cách ổ bụng và lồng ngực. Cơ hoành đóng vai trò quan trọng trong việc hô hấp và được chi phối bởi hệ thần kinh tự chủ và ý thức của con người. 

Cơ hoành thường được hình thành trong tuần thai thứ 8 – 10. Nếu không được hoàn thiện trong quá trình hình thành, cơ hoành sẽ có khe hở khiến ổ bụng và lồng ngực không được ngăn cách hoàn toàn khiến dạ dày, gan, ruột, lá lách có thể đi lên qua khe hở của cơ hoành. 

Cơ hoành ngăn cách phần ngực và bụng
Cơ hoành ngăn cách phần ngực và bụng

Thoát vị hoành là gì?

Thoát vị hoành là tình trạng các cơ quan trong ổ bụng di chuyển lên trên qua khe hở cơ hoành, đi vào khoang lồng ngực và có thể chèn ép đến tim, phổi, ảnh hưởng tới hô hấp. 

Các kiểu thoát vị hoành

Thoát vị hoành được chia thành 4 kiểu:

– Thoát vị trượt: phổ biến nhất, xuất hiện cả ở trẻ nhỏ và người trưởng thành. Khi đó, người bệnh bị thoát vị đối xứng một phần trên của dạ dày do phần khuyết tâm vị được đẩy trên cơ hoành.

– Thoát vị cuốn: thường là biến chứng từ phẫu thuật điều trị trào ngược dạ dày thực quản. Phần đáy vị cuốn lên chỗ nối thực quản – dạ dày, khuyết tâm vị nằm dưới cơ hoành.

– Hỗn hợp: Kết hợp của thoát vị trượt và thoát vị cuốn.

– Thoát vị phức tạp gồm thoát vị trong lồng lực của các cơ quan như đại tràng, ruột non, mạc nối… túi thoát vị trên cơ hoành.

Đối tượng nguy cơ

Thoát vị hoành có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Ngoài trẻ bị bệnh do bẩm sinh, thoát vị hoành thường thấy nhiều hơn ở người trưởng thành trên 50 tuổi và phụ nữ thừa cân.

Nguyên nhân gây thoát vị cơ hoành

Ngoài yếu tố bẩm sinh do cơ hoành phát triển bất thường từ thời kỳ bào thai, thoát vị hoành mắc phải ở người lớn thường có nguyên nhân từ:

– Chấn thương gây tổn thương cơ hoành

– Ổ bụng bị tăng áp lực đột ngột do ho, hắt hơi, rặn khi đi ngoài, nôn mửa, nâng vật nặng… 

Triệu chứng của thoát vị cơ hoành

Thoát vị hoành thường không gây triệu chứng hoặc triệu chứng ở mức nhẹ. Tùy thuộc vào mức độ tiêu hóa, hô hấp, thoát vị hoành nghiêm trọng có thể gây ra các vấn đề như:

– Khó chịu

– Ợ nóng, ợ hơi, khó nuốt

Đau ngực, đau bụng dữ dội

– Buồn nôn, nôn

– Không thể đại tiện

– Khó thở

– …

Các triệu chứng bệnh thường không điển hình, rõ ràng khiến người bệnh dễ nhầm lẫn thoát vị hoành với các bệnh lý khác như: rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, đau thắt ngực… ảnh hưởng đến quá trình điều trị.

Điều trị thoát vị hoành

Chẩn đoán

Thoát vị hoành bẩm sinh có thể chẩn đoán xác định ngay từ trước khi trẻ chào đời. Tuy nhiên, với các trường hợp mắc bệnh ở người lớn, đa phần bệnh chỉ được phát hiện ở người bệnh sau chấn thương nặng vùng ngực bụng hay đi khám sức khỏe tổng quát.

Để chẩn đoán bệnh lý, bác sĩ thường sử dụng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh:

Siêu âm để quan sát hình ảnh cấu trúc các tạng trong khoang ngực, bụng.

– Chụp Xquang để xác định dấu hiệu mất liên tục vòm hoành, mực nước hơi của quai ruột trong lồng ngực.

– Chụp cộng hưởng từ, cắt lớp vi tính để phát hiện lỗ thoát vị.

Chẩn đoán xác định thoát vị hoành
Chẩn đoán xác định thoát vị hoành

 

Điều trị

Các phương pháp điều trị thoát vị hoành hiện nay đều hướng tới mục tiêu kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng.

Các loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh như:

– Thuốc kháng acid trung hòa acid dạ dày, antacids.

– Thuốc giảm sản xuất acid: ranitidine, famotidine.

– Thuốc ức chế bơm proton: omeprazole.

Người bệnh có thể cần phải phẫu thuật nếu việc dùng thuốc không khắc phục được các triệu chứng hoặc xảy ra biến chứng (loét, sẹo, xuất huyết).

Phẫu thuật điều trị thoát vị hoành bẩm sinh
Phẫu thuật điều trị thoát vị hoành bẩm sinh

Cùng với đó, để kiểm soát thoát vị, người bệnh cần có thói quen sinh hoạt phù hợp:

– Giữ cân nặng ổn định ở mức phù hợp. Giảm cân (với trường hợp thừa cân).

– Ăn chậm, chia thành 4 – 5 bữa nhỏ/ ngày. Không nên sử dụng các loại thức ăn gây ợ chua (thực phẩm cay nóng, khoai tây, hành, socola, trái cây họ cam, quýt, bưởi…)

– Ngủ kê cao đầu (ở mức vừa phải) để ngăn trào ngược dịch vị khi ngủ.

– Không nằm ngay sau khi ăn.

Hiện không có phương pháp nào hữu hiệu trong việc phòng ngừa thoát vị hoành ở người trưởng thành. Cẩn trọng khi sinh hoạt trong đời sống thường ngày chính là chìa khóa phòng ngừa nguy cơ thoát vị hiệu quả nhất, tránh các tác động ngoại cảnh tới hoạt động của cơ hoành.

Trên đây là những thông tin chung về thoát vị hoành. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]