Trầm cảm khi mang thai: Mẹ bầu cần lưu ý những gì?

16/01/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Buồn chán, lo lắng, ủ rũ… là những dấu hiệu không thể bỏ qua trong thời gian mang thai bởi có thể mẹ bầu đã mắc trầm cảm khi mang thai. Làm sao để kiểm soát và phòng ngừa tình trạng này? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết!

 

Thực trạng trầm cảm khi mang thai hiện nay

Số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ mắc trầm cảm ở phụ nữ khi mang thai lên tới 14 – 23% và ngày càng có xu hướng gia tăng. Bên cạnh đó, không ít mẹ bầu không biết mình bị trầm cảm hoặc có xu hướng che đậy cảm xúc.

Trầm cảm trong thời gian mang thai là một chứng rối loạn cảm xúc nghiêm trọng gây ra những rối loạn và khó kiểm soát trong suy nghĩ. Việc này gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý mẹ bầu cũng như sức khỏe mẹ và bé. Nếu không được phát hiện và giải quyết kịp thời, trầm cảm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai kỳ.

Trầm cảm thai kỳ thường xảy ra trong 3 tháng đầu khi mang thai gây ra nguy cơ thai phát triển kém, tiểu đường thai kỳ, sinh non, sảy thai, trẻ sau sinh chậm phát triển… Đặc biệt, khi bị trầm cảm, mẹ bầu thường xuyên xuất hiện suy nghĩ, lời nói thiếu tỉnh táo, thậm chí có ý định tự tử.

Ngay khi phát hiện các dấu hiệu tâm lý bất thường, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngay để được hỗ trợ, tránh để bệnh diễn tiến gây hậu quả khôn lường.

Dấu hiệu nhận biết trầm cảm khi mang thai

Trong thời gian mang thai, phụ nữ trải qua nhiều thay đổi về tâm sinh lý. Bên cạnh đó, trầm cảm cũng không có các dấu hiệu rõ ràng nên dễ bị nhầm lẫn với các thay đổi thông thường. Nếu không thực sự để ý, bệnh khó được phát hiện.

Khi mắc trầm cảm, mẹ bầu thường có các biểu hiện như:

– Tâm trạng không thoải mái, thường xuyên cảm thấy buồn bã, chán nản, bực tức.

– Tâm trạng thay đổi thất thường, dễ nổi giận vô cớ dù chỉ là việc nhỏ.

– Thường xuyên rơi vào trạng thái lo lắng, mệt mỏi, căng thẳng.

– Dễ xúc động, dễ buồn, khóc.

– Thấy không còn hứng thú với thế giới xung quanh, ngay cả với những điều mà bản thân từng rất yêu thích,

– Chậm chạp hơn hẳn so với trước đây nhưng cũng rất dễ kích động.

– Mất ngủ kéo dài.

– Có xu hướng tự cô lập bản thân, ngại tiếp xúc với mọi người xung quanh.

– Có xu hướng trì hoãn/ không đi khám thai định kỳ, chống đối sự hướng dẫn của bác sĩ.

– Có ý thích sử dụng chất kích thích: thuốc lá, rượu bia…

– Nhịp tim tăng nhanh, có thể xuất hiện tình trạng choáng ngất

– Xuất hiện suy nghĩ về cái chết để trốn thoát khỏi giai đoạn khủng hoảng.

Một số triệu chứng của trầm cảm khi mang thai khá giống với ốm nghén khiến nhiều mẹ bầu bỏ qua khi trầm cảm ở giai đoạn nhẹ. Các chuyên gia khuyến cáo, ngay khi xuất hiện các suy nghĩ tiêu cực, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám, tư vấn và điều trị.

Cùng với đó, trong thời gian mang thai, mẹ bầu cần được quan tâm nhiều hơn từ người thân và những người xung quanh. Đôi khi, chính sự thờ ơ của người thân đã đẩy mẹ bầu rơi vào tình trạng trầm cảm ngày càng nghiêm trọng.

Những nguyên nhân gây trầm cảm khi mang thai

Nguyên nhân gây trầm cảm ở mỗi người là khác nhau và trầm cảm khi mang thai cũng như vậy. Tùy thuộc vào hoàn cảnh, suy nghĩ và thái độ mà mức độ trầm cảm ở từng người cũng không giống nhau.

Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ rơi vào trầm cảm
Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ rơi vào trầm cảm

Những nguyên nhân phổ biến dẫn đến trầm cảm khi mang thai:

Thay đổi hoocmon trong cơ thể

Khi mang thai, các hoocmon trong cơ thể thay đổi gây ra nhiều biến đổi về tâm sinh lý ở mẹ bầu. Sự thay đổi này khiến phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn, cảm xúc diễn ra mạnh hơn đồng thời mẹ bầu cũng suy nghĩ và lo lắng nhiều hơn từ đó dẫn đến tình trạng căng thẳng, trầm cảm.

– Rối loạn tuyến giáp 

Tuyến giáp là nơi sản sinh hoocmon liên quan tới sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai. Việc rối loạn tuyến giáp sẽ khiến tình trạng trầm cảm trở nên trầm trọng và khó kiểm soát hơn.

Di truyền

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, trầm cảm khi mang thai có liên quan đến những rối loạn cảm xúc do di truyền. Trong đó, nếu mẹ hoặc chị gái của thai phụ từng bị trầm cảm trong thời gian mang thai thì nguy cơ mắc trầm cảm khi mang thai ở mẹ bầu cũng cao hơn những phụ nữ khác.

– Bị làm dụng

Trong thời gian mang thai, nếu thai phụ bị lạm dụng sức lao động, đối xử bất công bằng, thiếu tôn trọng hay lạm dụng tình dục sẽ đối mặt với nhiều suy nghĩ tiêu cực và tính cách cũng trở nên nhạy cảm hơn nhiều. Việc này khiến mẹ bầu dễ cảm thấy bị cô lập, không được tôn trọng, từ đó dẫn đến trầm cảm.

Áp lực tài chính

Không chỉ áp lực tài chính mà mọi áp lực xảy đến trong thời gian mang thai đều làm tăng nguy cơ trầm cảm ơn mẹ bầu. Trong đó, áp lực tài chính được xem là “gánh nặng” lớn nhất và phổ biến nhất với phần đông phụ nữ mang thai. Khi đó, mẹ bầu luôn phải suy nghĩ, cân nhắc về các khoản chi tiêu và dự trù dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi, trầm cảm.

Áp lực bên ngoài khiến mẹ bầu dễ rơi vào trạng thái trầm cảm
Áp lực bên ngoài khiến mẹ bầu dễ rơi vào trạng thái trầm cảm

– Thiếu sự hỗ trợ

Mang thai là thời kỳ nhạy cảm, mẹ bầu thường xuyên mệt mỏi bởi những cơn ốm nghén cùng những thay đổi trên cơ thể. Đây là thời kỳ phụ nữ cần nhận được những hỗ trợ, quan tâm và giúp đỡ từ mọi người xung quanh.

Việc “bị bỏ rơi”, không nhận được những hỗ trợ đúng lúc cùng với thái độ thờ ơ, thiếu quan tâm từ người thân chính là yếu tố đứng đầu trong danh sách nguyên nhân gây tổn thương tinh thần dẫn đến những tiêu cực trong suy nghĩ và trầm cảm ở phụ nữ mang thai.

Mang thai ngoài ý muốn

Mang thai ngoài ý muốn xuất hiện ở không ít phụ nữ. Việc này tác động lớn đến tâm trạng của mẹ bầu gây ra nhiều suy nghĩ tiêu cực, ảnh hưởng đến tâm sinh lý. Đặc biệt, khi chưa chuẩn bị, sẵn sàng cho sự xuất hiện của một em bé trong cơ thể, mẹ bầu sẽ gặp phải nhiều bỡ ngỡ đồng thời thường xuyên rơi vào những căng thẳng, mệt mỏi bởi những suy nghĩ của bản thân. 

Áp lực xã hội

Phụ nữ là đối tượng thường phải chịu nhiều áp lực từ xã hội. Trong thời gian mang thai, nhiều mẹ bầu vẫn phải lo chu toàn từ công việc đến gia đình, cùng với đó là những dò hỏi từ mọi người xung quanh về thai nhi. Những lo toan, bận rộn của mẹ bầu nếu không được san sẻ dễ gây ra những stress kéo dài, ảnh hưởng lớn đến tâm lý.

Ứng phó với tình trạng trầm cảm khi mang thai

Khi phát hiện có các dấu hiệu của trầm cảm, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán, tư vấn và hỗ trợ kịp thời, tránh để bệnh tiến triển gây ảnh hưởng tới chính bản thân và thai nhi.

Một số giải pháp hỗ trợ mà mẹ bầu có thể áp dụng như:

– Học cách đơn giản hóa mọi vấn đề và ưu tiên cảm xúc của bản thân, chăm sóc bản thân thật tốt.

– Mở lòng tâm sự với người thân để được giãi bày và sẽ chia nỗi lòng.

– Thư giãn, ngủ đủ giấc.

– Có thói quen ăn uống lành mạnh.

– Khi cảm thấy phiền muộn, hãy ăn một chút chocolate đen. Chocolate có chứa theobromine giúp làm giãn cơ, nở mạch máu, giảm hội chứng tiền sản giật đồng thời có tác dụng tích cực trong việc cải thiện tâm trạng.

– Vận động thường xuyên để giữ tinh thần thư thái, thoải mái và tích cực.

Mẹ bầu cần nhận được sự hỗ trợ từ người thân để trở nên tích cực hơn
Mẹ bầu cần nhận được sự hỗ trợ từ người thân để trở nên tích cực hơn

Trên đây là những thông tin chung về trầm cảm khi mang thai. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLifeĐịa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chửa trứng là bệnh gì? Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hoặc bệnh tro bào (molar pregnancy) là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ. […]

Những dấu hiệu quai bị thai kỳ mẹ không nên bỏ qua 

Những dấu hiệu quai bị thai kỳ mẹ không nên bỏ qua 

Quai bị là bệnh lý phổ biến đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 5 đến 15 tuổi. Tuy nhiên, ở một số trường hợp khác, kể cả phụ nữ có thai cũng có thể bị quai bị thai kỳ. Mắc quai bị khi mang thai đôi khi có thể dẫn đến nhiều […]

Các mốc khám thai giúp phát hiện dị tật thai nhi

Các mốc khám thai giúp phát hiện dị tật thai nhi

Khám thai định kỳ ở những mốc quan trọng không chỉ giúp theo dõi được sự phát triển, mà còn giúp phát hiện các dị tật bất thường của thai nhi. Vậy có những mốc khám thai quan trọng nào mẹ bầu cần lưu ý. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Vì sao […]

Canxi hóa bánh nhau có nguy hiểm không?

Canxi hóa bánh nhau có nguy hiểm không?

Canxi hóa bánh nhau thông thường sẽ thể hiện sự trường thành của thai nhi. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bánh nhau trưởng thành sớm hơn tuổi thai. Vậy điều này có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết. Canxi hóa bánh nhau là gì? Canxi hóa bánh nhau hay còn gọi […]