Tiền đái tháo đường nếu không được can thiệp, điều trị có thể tiến triển thành đái tháo đường loại 2 trong vòng 10 năm. Bên cạnh đó, rối loạn chuyển hóa này cũng nguy cơ gây hại cho tim và hệ tuần hoàn trong thời gian dài.
Tổng quan về tiền đái tháo đường
Tiền đái tháo đường là gì?
Tiền đái tháo đường (tiền tiểu đường) là một dạng rối loạn chuyển hóa glucose gây tăng đường huyết nhưng chưa phải là tiểu đường. Khi đó, mức đường huyết khi ăn dao động trong khoảng 90 – 130mg/dl và sau ăn khoảng dưới 180mg/dl. Bệnh có khả năng phát triển thành tiểu đường type 2 và gây nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không điều chỉnh hợp lý về lối sống và dinh dưỡng.
Ước tính hiện nay Việt Nam hiện có khoảng 5.3 triệu trường hợp tiền đái tháo đường và dự kiến có khoảng 70% sẽ chuyển biến thành đái tháo đường vào năm 2045.
Nguyên nhân
Hiện chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra tiền đái tháo đường. Tuy nhiên, yếu tố di truyền được xem là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng. Ngoài ra, rối loạn chuyển hóa trong cơ thể gây “tồn đọng” glucose mà không được xử lý đúng cách cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây bệnh.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ tiền tiểu đường như:
– Tuổi tác: Sau 45 tuổi.
– Tiền sử gia đình có thành viên mắc đái tháo đường type 2.
– Vòng eo: Vòng eo nam giới lớn hơn 101.6cm; vòng eo nữ giới lớn hơn 88.9cm làm tăng nguy cơ kháng insulin.
– Tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến sẵn, thịt đỏ (thịt trâu, thịt bò, thịt nai, thịt dê, thịt cừu..), đồ uống có đường.
– Béo phì, thừa cân, tăng mô mỡ gây kháng insulin.
– Mắc hội chứng buồng trứng đa nang gây rối loạn chuyển hóa.
– Mắc chứng ngưng thở khi ngủ làm tăng nguy cơ kháng insulin.
– Hút thuốc.
Tiền đái tháo đường có nguy hiểm không
Nếu không điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh, tiền tiểu đường có thể tiến triển thành tiểu đường type gây nguy hiểm cho người bệnh. Theo thống kê từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, có tới 375 người bị tiền tiểu đường có tiến triển bệnh thành tiểu đường type 2 sau 4 năm. Ngay cả khi bệnh chưa chuyển thành tiểu đường type 2, người bệnh vẫn có nguy cơ bị rối loạn chuyển hóa, tăng huyết áp, tăng cholesterol xấu, mờ mắt, tổn thương tim, mạch máu, đột quỵ, tổn thương mắt, thận…
Dấu hiệu nhận biết tiền đái tháo đường
Tiền đái tháo đường thường không gây triệu chứng. Để xác định bệnh, phương pháp duy nhất là xét nghiệm máu, thử glucose trong máu khi đói.
Ở một số trường hợp, người bệnh có thể xuất hiện một số dấu hiệu như:
– Thường xuyên đi tiểu.
– Nhìn mỏi, nhìn mờ.
– Đổi màu da: Màu da tối hơn, đặc biệt là ở vùng đầu gối, khuỷu tay, quanh cổ, nách, khớp ngón tay.
– Khát.
Điều trị tiền đái tháo đường
Thay đổi lối sống, chế độ ăn uống chính là chìa khóa trong điều trị đái tháo đường. Một trong những yếu tố quan trọng là giảm cân – duy trì cân nặng ổn định ở mức hợp lý. Trong đó, lưu ý:
– Có chế độ ăn hợp lý
Đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Ưu tiên các thực phẩm có lợi cho sức khỏe, tăng cường chất xơ để giảm hấp thụ cholesterol trong máu.
Ưu tiên nguồn đạm từ thực vật và ăn cá khoảng 2 lần/tuần.
Giảm muối trong chế độ ăn.
Hạn chế dùng bánh kẹo, đồ uống đóng chai, bia rượu, thuốc lá, chất kích thích…
– Thể dục thể thao thường xuyên
Tập thể dục phù hợp với sức khỏe giúp người bệnh duy trì cân nặng, cải thiện sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, giảm rối loạn dung nạp, phòng ngừa loãng xương hiệu quả.
– Khám sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe tổng quát định kỳ giúp phát hiện sớm, tầm soát hiệu quả nhiều bệnh lý trong đó có tiền đái tháo đường, từ đó có phương án điều trị kịp thời, tránh các biến chứng bệnh nguy hiểm.
Phòng ngừa tiền đái tháo đường
Ước tính cứ 5 giây lại có 1 người tử vong do đái tháo đường. Riêng năm 2021, toàn thế giới có tới 537 triệu ca tử vong do đái tháo đường. Tại Việt Nam, số liệu thống kê cho thấy khoảng 3.5 triệu người tử vong do bệnh lý này và có thể tăng lên thành 6.5 triệu ca vào năm 2045.
Ngay khi phát hiện các dấu hiệu/ nghi ngờ tiền đái tháo đường, người bệnh cần đến bệnh viện để được thăm khám, đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe, từ đó có phương án chăm sóc, điều trị phù hợp.
Để ngăn ngừa tiền đái tháo đường, cần lưu ý:
– Có chế độ ăn uống lành mạnh, ưu tiên rau xanh, thực phẩm tươi chế biến chín.
– Tham khảo khẩu phần ăn phù hợp với bản thân từ bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để được tư vấn kỹ lưỡng, cụ thể.
– Giữ cân nặng ở mức phù hợp. Không để bản thân béo phì, thừa cân. Trung bình, cứ giảm 5 – 10% cân nặng, bạn đã có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc tiền tiểu đường, tiểu đường.
– Tập luyện thể dục ít nhất 30 phút/ngày để tăng khả năng vận chuyển oxy, chất dinh dưỡng tới tế bào, tăng khả năng chuyển hóa cho cơ thể.
– Không sử dụng chất kích thích hay thực phẩm chứa nhiều carbohydrate (rượu bia, thuốc lá, nước uống có ga, cồn, đồ ăn nhanh, chế biến sẵn…).
– Giảm lo âu, căng thẳng. Duy trì giấc ngủ ổn định.
Trên đây là những thông tin chung về tiền đái tháo đường. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!
Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Rối loạn giấc ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Rối loạn giấc ngủ là một bệnh lý thường gặp. Căn bệnh này gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sức khỏe và tinh thần người bệnh. Vậy rối loạn giấc ngủ điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Rối loạn giấc ngủ là bệnh gì? Rối loạn […]
Bắp chân to cơ: Nguyên nhân, cách khắc phục hiệu quả
Bắp chân to cơ là tình trạng không hiếm gặp. Bắp chân to khiến thẩm mỹ bị ảnh hưởng. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới bắp chân bị to và cách khắc phục ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! Khái niệm về bắp chân Trước khi tìm hiểu về bắp […]
Buồng trứng đa nang có chữa khỏi được không?
Buồng trứng đa nang là căn bệnh khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Căn bệnh này gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của người mắc bệnh. Vậy đa nang buồng trứng có chữa khỏi được không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau! Buồng trứng đa […]
Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chửa trứng là bệnh gì? Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hoặc bệnh tro bào (molar pregnancy) là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ. […]