Tật đầu nhỏ: Những dấu hiệu không thể bỏ qua

03/02/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Tật đầu nhỏ là một dị tật hiếm gặp với tỷ lệ mắc phải tại Hoa Kỳ là 2-12/10.000 trẻ. Tuy nhiên, đây lại là một dị tật nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của trẻ. Làm sao để nhận biết? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết.

Tổng quan về tật đầu nhỏ

Tật đầu nhỏ là gì?

Tật đầu nhỏ (Hội chứng teo não) là một dạng rối loạn thần kinh khiến vòng đầu của trẻ sơ sinh không phát triển đầy đủ, nhỏ hơn bình thường. Việc này cũng ảnh hưởng tới sự phát triển não bộ của trẻ sau khi chào đời. Bệnh có thể xuất hiện từ khi trẻ còn là bào thai trong bụng mẹ hoặc trong những năm đầu đời.

Đây là một dị tật riêng biệt, không xảy ra kết hợp với những dị tật bẩm sinh lớn khác. Một số trường hợp, trẻ bị dị tật đầu nhỏ là do các khớp sọ dính lại với nhau gây ảnh hưởng tới sự phát triển của não bộ và kích thước đầu. Khi đó, trẻ cần được phẫu thuật để tách dính khớp sọ, tạo không gian cho não bộ phát triển. Ngoài ra, việc bào thai thiếu oxy não hoặc có đột biến nhiễm sắc thể cũng có thể là nguyên nhân gây tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh. Vậy nên, mẹ bầu cần phải kiểm tra sức khỏe thường xuyên trong thời gian mang thai để phát hiện kịp thời các bất thường của thai nhi.

Tật đầu nhỏ có nguy hiểm không?

Tật đầu nhỏ là một tình trạng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới não bộ của trẻ. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà trẻ có thể gặp phải các vấn đề khác nhau:

– Chậm phát triển

– Khuyết tật trí tuệ

– Co giật

– Gặp nhiều vấn đề trong giữ thăng bằng và vận động

– Ăn uống khó khăn

– Suy giảm thính lực, thị lực

– …

Các vấn đề này khó tiên lượng khi sinh và có thể kéo dài cả đời, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống và sự phát triển của trẻ.

Hình ảnh minh họa trẻ bị tật đầu nhỏ
Hình ảnh minh họa trẻ bị tật đầu nhỏ

Dấu hiệu tật đầu nhỏ ở trẻ

Trẻ bị tật đầu nhỏ có kích thước vòng đầu nhỏ hơn đáng kể so với những trẻ khỏe mạnh. Sự khác biệt này có thể nhìn thấy được, dù cho kích thước vòng đầu của trẻ vẫn tăng theo thời gian.

Vòng đầu nhỏ tác động trực tiếp tới sự phát triển não bộ của trẻ, khiến trí tuệ của trẻ bị ảnh hưởng nhất định, trẻ có các biểu hiện bất thường như:

– Chậm phát triển: chậm ngồi, chậm đi, chậm nói, giảm khả năng cân bằng, phối hợp…

– Ăn uống kém

– Chậm phát triển chiều cao

– Thường xuyên bị co giật

– …

Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu bất thường, nghi ngờ tật đầu nhỏ, ba mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Nguyên nhân gây tật đầu nhỏ

Tật đầu nhỏ liên quan trực tiếp tới sự phát triển bất thường của não bộ, có thể xảy đến trong giai đoạn bào thai hoặc nhũ nhi. Bệnh lý này cũng có thể di truyền.

Những nguyên nhân gây tật đầu nhỏ phổ biến như:

– Dính khớp sọ

– Bất thường nhiễm sắc thể (thường gặp ở người mắc hội chứng Down hay các chứng rối loạn di truyền)

– Bào thai thiếu oxy não

– Nhiễm trùng bào thai trong giai đoạn mang thai

– Người mẹ tiếp xúc với rượu, ma túy, hóa chất độc hại trong thời gian mang thai

– Thai nhi bị suy dinh dưỡng nặng

– Mất kiểm soát PKU ở mẹ 

– Mẹ bầu có chế độ ăn thiếu chất

– Trẻ sơ sinh bị xuất huyết hoặc đột quỵ

– Sau sinh trẻ bị tổn thương não

– Trẻ bị khuyết tật não hoặc cột sống

– Thai nhi trong giai đoạn phát triển bị rối loạn nguồn cung cấp máu

Điều trị tật đầu nhỏ ở trẻ

Hiện nay, tật đầu nhỏ vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm hoặc điều trị tiêu chuẩn. Khi mắc dị tật này, trẻ phải chung sống cả đời với tình trạng đó. Tùy theo mức độ bệnh mà trẻ cần được chăm sóc, điều trị theo phương pháp phù hợp để hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của dị tật tới cuộc sống.

Tật đầu nhỏ hiện chưa có phương pháp điều trị dứt điểm
Tật đầu nhỏ hiện chưa có phương pháp điều trị dứt điểm

Với thể bệnh nhẹ

Tật đầu nhỏ ở trẻ nhẹ, ngoài kích thước đầu nhỏ hơn bình thường, trẻ gần như không bị ảnh hưởng xấu. Để chăm sóc tốt nhất cho bé, ba mẹ cần thường xuyên đưa con đi kiểm tra để phát hiện kịp thời các bất thường có thể xảy đến.

Với thể bệnh nặng

Trẻ bị tật đầu nhỏ nặng cần được chăm sóc, điều trị phù hợp để có cuộc sống tốt nhất. Việc can thiệp sớm, phù hợp sẽ giúp trẻ cải thiện tối đa khả năng trí tuệ và thể chất, đặc biệt là về giao tiếp và tư duy.

Trẻ cần được trị liệu ngôn ngữ, cơ năng và vận lý trị liệu – vận động để hòa nhập với cuộc sống. Cùng với đó, trẻ cũng được hướng dẫn dùng thuốc kiểm soát cơn động kinh hoặc co giật để tránh các cơn động kinh, co giật xuất hiện.

Cùng với việc điều trị, trẻ bị tật đầu nhỏ cũng cần có chế độ sinh hoạt lành mạnh, phù hợp để hòa nhập tốt nhất với cuộc sống thường nhật.

– Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Đặc biệt tăng cường vitamin để hỗ trợ khả năng hấp thụ dinh dưỡng, hạn chế các thực phẩm chứa chất kích thích hay các thực phẩm có thể gây nghiện.

– Chăm sóc cẩn thận và kỹ càng để có thể phát hiện sớm các biến chứng có thể xảy ra, gây nguy hiểm tới trẻ.

– Tránh để trẻ tiếp xúc với hóa chất hay các tác nhân gây hại cho sức khỏe.

Trên đây là những thông tin chung về Tật đầu nhỏ . Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà NộiHotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Viêm âm đạo và những thông tin cần biết

Viêm âm đạo và những thông tin cần biết

Viêm âm đạo là căn bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt với phụ nữ đã lập gia đình. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách điều trị bệnh như thế nào, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích bạn nhé! Thông tin […]

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh không chỉ phổ biến ở người lớn mà hiện nay có rất nhiều trẻ em cũng mắc phải. Căn bệnh này khiến trẻ đau đớn, khó chịu, chán ăn, chậm lớn,…cùng những biếm chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân, […]

Các mốc khám thai giúp phát hiện dị tật thai nhi

Các mốc khám thai giúp phát hiện dị tật thai nhi

Khám thai định kỳ ở những mốc quan trọng không chỉ giúp theo dõi được sự phát triển, mà còn giúp phát hiện các dị tật bất thường của thai nhi. Vậy có những mốc khám thai quan trọng nào mẹ bầu cần lưu ý. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Vì sao […]

Tìm hiểu về tầm soát ung thư tuyến tụy 

Tìm hiểu về tầm soát ung thư tuyến tụy 

Bạn có biết, ung thư tuyến tụy là bệnh lý vô cùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong lên đến 95%. Do đó, tầm soát ung thư tụy là biện pháp vàng giúp phòng tránh bệnh hiệu quả nhất. Vậy quy trình tầm soát bao gồm những bước nào, cần chú ý gì trước […]