Sỏi túi mật là gì?
Túi mật là một túi nhỏ, hình quả lê, dính vào mặt dưới gan phải, có một ống nhỏ nối với đường mật chính đổ vào ruột. Ngoài bữa ăn, túi mật là nơi lưu trữ và cô đặc dịch mật. Khi chúng ta ăn, túi mật sẽ co bóp đẩy dịch mật vào đường mật xuống ruột giúp tiêu hóa chất béo.
Sỏi mật (sỏi túi mật) là những viên nhỏ có nguồn gốc từ mật đã kết tinh. Ở Bắc Mỹ và các nước Tây Âu, phần lớn sỏi túi mật là tập hợp chủ yếu từ cholesterol. Trái lại, ở Việt Nam lại từ sắc tố mật, với nhân sỏi là trứng và xác ký sinh trùng đường ruột. Kích thước của sỏi từ vài mm đến vài cm. Sỏi túi mật có thể có một hoặc hàng trăm viên.
Những ai thường bị mắc sỏi túi mật?
Nữ giới
Bệnh sỏi túi mật thường gặp ở nữ giới vì phần lớn liên quan đến nội tiết tố nữ như progesterone khiến giảm vận động túi mật, trong khi estrogen làm tăng cholesterol và giảm acid mật hòa tan cholesterol.
Estrogen làm tăng nồng độ cholesterol trong dịch mật, còn progesterone làm chậm tốc độ giải phóng túi mật. Điều này giải thích vì sao xác suất mắc bệnh ở nữ giới giảm dần cùng tuổi tác (so với xu hướng mắc bệnh của nam giới). Trước 40 tuổi, tỷ lệ sỏi mật ở phụ nữ được chẩn đoán cao gần gấp ba lần nam giới; sau tuổi 60 xác suất mắc bệnh ở phụ nữ tăng không đáng kể. Nguy cơ mắc sỏi túi mật ở nữ giới đặc biệt tăng cao trong thời gian mang thai. Liệu pháp hormon thay thế (estrogen) cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt trong trường hợp hormon được bổ sung cho cơ thể ở dạng uống thay vì gián tiếp qua băng dính (qua da).
Thuốc tránh thai cũng làm gia tăng nguy cơ xuất hiện sỏi túi mật, nhất là trong 10 năm đầu sử dụng.
Người béo phì giảm cân đột ngột
Những mô trong cơ thể chứa nhiều mỡ sản xuất lượng estrogen nhiều hơn. Tuy nhiên, nguy cơ sỏi túi mật cũng gia tăng trong trường hợp sụt cân đột ngột vì nỗ lực giảm béo. Nguyên nhân bởi thực đơn nghèo năng lượng kìm hãm cơ chế sản xuất mật – yếu tố khiến cho quá trình kết tủa cholesterol diễn ra nhanh hơn.
Người thực hiện hút mỡ hoặc phẫu thuật làm nhỏ dạ dày
Sau khi hút mỡ hoặc phẫu thuật làm nhỏ dạ dày nhằm hạn chế háu ăn, không ít người bệnh xuất hiện tình trạng sỏi túi mật. Tình trạng này phổ biến tới mức không hiếm bệnh nhân yêu cầu cắt bỏ túi mật ngay khi thực hiện kỹ thuật này.
Người mắc bệnh tiểu đường
Tiểu đường, những bệnh hạn chế chức năng của túi mật hoặc làm chậm nhu động ruột (bao gồm cả tình trạng tổn thương tủy sống) cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng sỏi túi mật.
Sỏi túi mật có biểu hiện gì?
Hầu hết sỏi túi mật không có triệu chứng. Tuy nhiên, những sỏi túi mật có kích thước nhỏ sẽ bị kẹt trong trong ống dẫn mật đến đường dẫn mật chính ngoài gan (ống cổ túi mật), túi mật bị tắc sẽ to lên nhanh chóng – bạn sẽ rất đau đớn, hoặc sỏi rơi vào đường dẫn mật chính và gây tắc, ngoài gây đau nhiều, mắt của bạn sẽ bị vàng lúc một rõ.
Sỏi túi mật được coi là căn bệnh nguy hiểm thầm lặng. Bởi lẽ bệnh nhân sỏi túi mật đa số không xuất hiện triệu chứng. Thông thường, sỏi túi mật đa phần được tình cờ phát hiện qua quá trình thăm khám chẩn đoán bằng siêu âm ổ bụng.
Khi sỏi làm tắc ống túi mật, người bệnh xuất hiện triệu chứng đau. Túi mật co thắt đột ngột (thường xảy ra sau khi tiêu thụ nhiều thịt, dầu mỡ) gây tăng sức ép của sỏi lên thành túi mật hoặc túi mật co thắt làm sỏi dịch chuyển gây tắc đường dẫn mật.
Khi xuất hiện cơn đau do sỏi túi mật, người bệnh thường gặp các triệu chứng:
– Đau bụng: đau ở giữa hoặc bên phải phần trên ổ bụng, ngay dưới đường xương sườn. Đau gia tăng kéo dài khoảng 1 tiếng và có thể duy trì, mức độ giảm dần sau vài tiếng.
– Cảm giác đau dai dẳng có thể mạnh mẽ hoặc nhức nhối và căng phồng.
– Đau có thể lan theo hướng cánh tay phải hoặc sau lưng.
– Người bệnh có thể xuất hiện tình trạng buồn nôn hoặc nôn mửa
– Khi túi mật trở lại bình thường, cơn đau thuyên giảm.
Sỏi túi mật nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nghiêm trọng như: viêm túi mật cấp, viêm đường mật, viêm tụy cấp…
Bạn nên đến viện khám khi nào?
Hiện tại, trên thế giới, phẫu thuật cắt túi mật nội soi được xem như là phương pháp duy nhất được chọn trong điều trị ngoại khoa sỏi túi mật. Các trường hợp sỏi túi mật có triệu chứng, biến chứng đều được chỉ định cắt túi mật nội soi.
Hiện vẫn bàn cãi về chỉ định mổ cho trường hợp sỏi túi mật chưa gây triệu chứng hay tổn thương cho túi mật. Cắt túi mật vẫn là phương pháp được đa số bác sĩ lựa chọn nếu chỉ định mổ. Bệnh nhân sau mổ vẫn ăn uống bình thường vì mật vẫn đầy đủ từ gan qua ống mật đi xuống ruột giúp người bệnh tiêu hóa, sinh hoạt bình thường. Bên cạnh đó, “quan hệ vợ chồng” cũng không bị ảnh hưởng. Người bệnh cũng không bị giảm tuổi thọ hay cần dùng bất kỳ loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa nào khác.
Nếu chỉ định mổ thì phương pháp được chọn ở đa số các bác sĩ vẫn là cắt túi mật. Sau mổ bệnh nhân vẫn ăn uống bình thường vì vẫn đầy đủ mật từ gan qua ống mật đi xuống ruột giúp tiêu hóa, sinh hoạt làm việc bình thường, “quan hệ vợ chồng” không bị ảnh hưởng, không làm giảm tuổi thọ, không cần dùng thuốc hỗ trợ tiêu hóa khác.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi túi mật?
Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ sỏi túi mật, bao gồm:
– Tuổi trên 60.
– Thừa cân hoặc béo phì.
– Phụ nữ mang thai.
– Chế độ ăn ít xơ đồng thời ăn giàu chất béo và cholesterol.
– Tiền sử gia đình có thành viên mắc sỏi túi mật.
– Mắc bệnh tiểu đường, xơ gan, nhiễm trùng gan.
– Dùng một số thuốc hạ cholesterol, thuốc có chứa estrogen, thuốc tránh thai.
Bạn nên làm gì để hạn chế sỏi túi mật phát triển?
Sỏi túi mật có thể được hạn chế khi:
– Duy trì cân nặng bình thường.
– Chế độ ăn giảm chất béo, đạm, nhiều chất xơ để giảm nồng độ cholesterol trong máu.
– Vận động, tập thể dục thường xuyên.
Bài viết không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa. Nếu bạn có thắc mắc về bệnh của mình, liên hệ với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?
Phụ phụ nữ đang cho con bú cấy que tránh thai được không và có gây ảnh hưởng gì đến em bé hay không là vấn đề nhiều người thắc mắc? Cùng đọc bài viết để có câu trả lời nhé! Cấy que tránh thai là gì? Que cấy tránh thai là một thiết bị […]
Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?
Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì? Khám đường huyết thai kỳ hay […]
Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn
Ngạt khí, ngạt khói là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến gây tử vong cho nạn nhân của các vụ hỏa hoạn. Có rất nhiều loại khí độc được sinh ra từ khói của đám cháy như CO, CO2, amoniac, axit hữu cơ…, Những loại khí này gây ngạt và nhiễm độc khí […]
Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?
Sốt xuất huyết nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Vậy sốt xuất huyết có biểu hiện như thế nào? Điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết! Sốt xuất huyết là bệnh gì? Sốt xuất huyết là bệnh truyền […]