Sỏi bùn túi mật không phải là vấn đề phổ biến, ít có triệu chứng cảnh báo. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: ứ tắc dịch mật, viêm tụy cấp, nhiễm khuẩn đường mật, túi mật…
Thông tin chung về sỏi bùn túi mật
Sỏi bùn túi mật là gì?
Sỏi bùn túi mật (cặn bùn túi mật/ bùn túi mật) là hỗn hợp các chất tích tụ, lắng đọng lâu ngày trong túi mật. Hợp hợp này gồm muối canxi bilirubinat, tinh thể cholesterol và chất nhầy tạo bùn mật.
Sỏi bùn túi mật về bản chất không phải là vấn đề y tế. Tuy nhiên, tình trạng này có thể dẫn đến các bệnh lý khác, phổ biến là sỏi mật và viêm tụy. Trong nhiều trường hợp, theo thời gian, sỏi bùn có thể tự biến mất. Đa số các trường hợp bị bùn túi mật là được phát hiện trong quá trình siêu âm.
Nguyên nhân gây sỏi bùn túi mật
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sỏi bùn túi mật, trong đó, các nguyên nhân phổ biến thường thấy như:
– Lạm dụng đồ uống có cồn, đặc biệt là rượu.
– Cấy ghép nội tạng, phẫu thuật dạ dày.
– Nhịn ăn lâu ngày hoặc áp dụng chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt.
– Giảm cân đột ngột.
– Có tiền sử bị sỏi mật hoặc sỏi bùn túi mật.
– Người bệnh bị viêm tụy cấp.
– Người bệnh bị viêm túi mật.
Đối tượng có nguy cơ mắc sỏi bùn túi mật
Sỏi bùn túi mật thường diễn ra âm thầm và khó phát hiện chỉ qua các dấu hiệu thông thường. Trong đó, những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao gồm:
– Nữ giới có xu hướng mắc bệnh cao hơn nam giới.
– Bệnh nhân tiểu đường.
– Người béo phì mà sụt cân nhanh.
– Người từng thực hiện cấy ghép nội tạng.
Triệu chứng của sỏi bùn túi mật
Theo số liệu thống kê, 80% trường hợp sỏi bùn túi mật không có triệu chứng. Chỉ khi người bệnh thực hiện các xét nghiệm, thăm dò để chẩn đoán các bệnh liên quan thì mới phát hiện bùn túi mật.
Triệu chứng
Một số dấu hiệu thường gặp khi túi mật có cặn bùn như:
– Đau bụng trên sau bữa ăn.
– Đau ngực vùng xương ức.
– Đau vai.
– Buồn nôn, nôn.
– Phân có màu xám đen hoặc phân mỡ.
Các triệu chứng của sỏi bùn túi mật thường khá mờ nhạt và không đặc trưng. Bởi vậy, để chẩn đoán chính xác, người bệnh cần được thăm khám và làm các xét nghiệm phù hợp.
Biến chứng
Ở nhiều trường hợp, cặn bùn túi mật có thể tự biến mất mà không cần can thiệp điều trị. Tuy nhiên, với các trường hợp còn lại, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp biến chứng nguy hiểm:
– Sỏi mật gây đau bụng trên và có thể cần phẫu thuật để loại bỏ sỏi.
– Tắc nghẽn đường mật do sỏi mật.
– Tăng nguy cơ viêm túi mật. Ở trường hợp mãn tính, người bệnh có thể được chỉ định cắt bỏ túi mật để tránh nguy cơ hoại tử, thủng thành túi mật, rò rỉ dịch mật vào khoang bụng gây viêm phúc mạc mật.
– Viêm tụy cấp tính gây phản ứng toàn thân, sốc, thậm chí tử vong.
Phương pháp chẩn đoán
Để chẩn đoán sỏi bùn túi mật, bên cạnh thăm khám lâm sàng, bác sĩ thường chỉ định người bệnh thực hiện một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh như:
– Siêu âm
– Xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng nhiễm trùng, mức bilirubin trong máu, mức cholesterol, men tụy, men gan.
– Chụp MRI
– Chụp CT
Điều trị sỏi bùn túi mật
Việc điều trị sỏi bùn túi mật phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sỏi bùn. Trong đó, các phương pháp phổ biến gồm:
Có lối sống và chế độ ăn lành mạnh
Lối sống và chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng lớn tới sự hình thành và ngăn ngừa sỏi bùn tái phát ở túi mật. Trong đó, lưu ý:
– Hạn chế sử dụng rượu.
– Duy trì chế độ ăn ít chất béo, dầu mỡ.
– Duy trì cân nặng ở mức ổn định, tránh giảm hoặc tăng cân đột ngột.
– Sinh hoạt điều độ, khoa học. Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.
– Sử dụng thuốc điều trị theo đúng chỉ định bác sĩ (nếu có).
Nội soi mật tụy ngược dòng ERCP
ERCP thường được chỉ định khi sỏi kẹt ống mật chủ. Đây là một thủ thuật xâm lấn. Bác sĩ đưa ống nội soi mềm qua đường miệng, qua tá tràng để tiếp cận đường ống mật chủ và gắp sỏi ra ngoài. Trong quá trình thực hiện, máy chụp X-quang là thiết bị hỗ trợ không thể thiếu.
Lưu ý:
– Người bệnh cần nhịn ăn khoảng vài giờ trước khi thực hiện nội soi.
– Thay đổi chế độ dinh dưỡng sau khi nội soi.
Phẫu thuật
Sỏi bùn túi mật nếu gây đau dữ dội hoặc đã hình thành sỏi mật gây ra nhiều triệu chứng ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Thường phẫu thuật chỉ được chỉ định khi người bệnh có tình trạng sức khỏe tốt. Khi thực hiện, người bệnh cần được gây mê toàn thân để cơ thể rơi vào trạng thái ngủ hoàn toàn khi thực hiện.
Cách phòng ngừa sỏi bùn túi mật
Cặn bùn túi mật tuy không phải là tình trạng nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng ngay nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa tới sức khỏe. Để phòng ngừa cặn bùn, cần lưu ý:
– Áp dụng và duy trì chế độ ăn lành mạnh, cân bằng, tăng cường thực phẩm giàu chất xơ và ưu tiên chất béo lành mạnh.
– Hạn chế tiêu thụ carb tinh chế, đường, chất béo không lành mạnh, thực phẩm chiên rán, đóng hộp.
– Kiêng rượu.
Trên đây là những thông khoa học về sỏi bùn túi mật. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!
Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Đái rắt: Những thông tin cần biết
Đái rắt là một rối loạn của hệ tiết niệu gây đau rát, khó chịu cho người bệnh. Vậy căn bệnh này có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Đái rắt là bệnh gì? Đái rắt còn gọi là tiểu rắt hoặc tiểu buốt. Đây là […]
Cường kinh là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Cường kinh là một căn bệnh phụ khoa mà rất ít chị em biết đến. Vậy căn bệnh cường kinh là gì? Có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Cường kinh là bệnh gì? Cường kinh là tình trạng kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường hoặc kéo dài hơn […]
Động kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh động kinh nếu không được chữa trị, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với những hệ lụy khôn lường. Cùng tìm hiểu căn bệnh này qua bài viết dưới đây. Động kinh là bệnh gì? Động kinh hay còn gọi là giật kinh phong. Đây là một rối loạn thần kinh mãn […]
Rò hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Rò hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Triệu chứng điển hình ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Rò hậu môn là bệnh gì? Rò hậu môn hay còn gọi là bệnh mạch lươn. Đây là một tình trạng có đường hầm thông nối bất thường giữa ống hậu […]