Rối loạn phổ tự kỷ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

28/11/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Rối loạn phổ tự kỷ là bệnh gì? Bệnh có nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Rối loạn phổ tự kỷ là gì?

Rối loạn phổ tự kỷ là các rối loạn về tâm lý, thần kinh, đặc trưng bởi sự suy giảm tương tác và khả năng giao tiếp xã hội.

Rối loạn phổ tự kỷ là một nhóm những rối loạn phức tạp của phát triển não bộ. Đây là một chứng rối loạn tâm thần thuộc loại phát triển thần kinh có biểu hiện rất sớm. Theo nghiên cứu, tỷ lệ trẻ bị tự kỷ trước 3 tuổi chiếm đến 75%. Những người bị tự kỷ không phát triển bình thường về một số mặt, gặp khó khăn trong học tập, giao tiếp với người khác. Rối loạn phổ tự kỷ còn được biết đến với các tên gọi khác là:

  • Tự kỷ: Đây là tình trạng trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp và ở cùng với người khác. Trẻ có những hành vi bất thường, lặp đi lặp lại và sự quan tâm chú ý bị thu hẹp.
  • Hội chứng Asperger: Đây là một dạng tự kỷ nhẹ. Trẻ vẫn có kỹ năng ngôn ngữ tốt nhưng vẫn gặp khó khăn với những người ở xung quanh. Khi mắc bệnh này, trẻ thường có sự quan tâm và hành vi bất thường. 
  • Rối loạn bất hòa hợp thời thơ ấu (childhood disintergrative disorder): Đây là một rối loạn hiếm gặp. Trẻ vẫn phát triển bình thường nhưng đến khoảng 3 – 4 tuổi thì đột ngột xuất hiện các triệu chứng tự kỷ.

Phân loại các dạng rối loạn phổ tự kỷ

Tuy cùng là rối loạn tự kỷ nhưng với nhiều biểu hiện và mức độ ở mỗi cá nhân là khác nhau nên được phân chia thành nhiều loại như sau:

Phân loại theo thời điểm mắc bệnh

  • Tự kỷ điển hình (tự kỷ bẩm sinh): các triệu chứng xuất hiện rất sớm, trong vòng 3 năm sau khi sinh.
  • Tự kỷ không điển hình: triệu chứng xuất hiện khoảng sau 3 tuổi, thông thường biểu hiện có những hành vi rối loạn về ngôn ngữ.

Phân loại theo chỉ số thông minh khi mắc bệnh

Rối loạn Aspenger: 

Những trẻ mắc bệnh có chỉ số thông minh cao nhưng lại có vấn đề về giao tiếp, không nói được. Trẻ có kỹ năng quan sát tốt nhưng khả năng nói bị hạn chế. Có thể khá nhạy cảm và bướng bỉnh nhưng lại thích cô lập.

Rối loạn Rett:

Rối loạn Rett rất hiếm gặp và thường xảy ra ở bé gái. Trẻ mắc Rett có đặc điểm sau:

  • Não nhỏ, 
  • Cơ thể phát triển không đều, 
  • Đi lại khó khăn, 
  • Có thể bị động kinh, phải ngồi xe lăn. 
  • Đặc biệt, trẻ cần phải có người chăm sóc 24/24.

Rối loạn Heller: 

Phát triển khi trẻ đã lớn. Những kỹ năng bình thường của trẻ, từ giao tiếp đến trí tuệ dần mất đi. Càng lớn thì biểu hiện tự kỷ sẽ càng rõ. 

Một số trẻ có dấu hiệu rối loạn phổ tự kỷ ngay từ nhỏ, chẳng hạn như giảm giao tiếp bằng mắt, không phản ứng khi được gọi tên hoặc thờ ơ với người khác.

Rối loạn phát triển bao quát – không phân định rõ (PDD-NOS): 

Đây là dạng tự kỷ nhẹ, không phân định rõ. Một điều đáng ngạc nhiên là những trẻ mắc chứng này có thể sở hữu chỉ số thông minh cao và nói được. Trẻ có khả năng biết đọc rất sớm. Có kỹ năng quan sát tốt nhưng dễ bị ám ảnh, thụ động. Và càng lớn thì nhận thức càng được cải thiện hơn. 

Một số khác thì lại có chỉ số thông minh thấp và nói được: 

  • Trẻ có có trí nhớ kém, 
  • Hành vi thường bị lặp đi lặp lại
  • Có xu hướng la hét to, càng lớn càng khó kiểm soát
  • Và rất nhiều trường hợp khác. 

Rối loạn tự kỷ (tự kỷ cổ điển): 

Rủi ro hơn, trẻ có thể rơi vào trường hợp có chỉ số thông minh thấp và không nói được cùng các đặc điểm:

  • Trẻ dường như không nói,
  • Thường xuyên im lặng, 
  • Rất nhạy cảm âm thanh
  • Thích chơi với máy móc
  • Không thích giao tiếp với người khác.

Tuy nhiên, rối loạn tự kỷ thường bị nhầm lẫn với một số vấn đề khác như chậm nói đơn thuần, câm, điếc, chậm phát triển trí tuệ hay rối loạn tăng động,… Nhưng để bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của trẻ, các bậc cha mẹ cũng hãy chủ động đưa trẻ đến khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Để từ đó có biện pháp hỗ trợ và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân khiến trẻ bị tự kỷ?

Nguyên nhân chính xác của rối loạn phổ tự kỷ vẫn chưa được biết đến. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học thì bệnh tự kỷ ở trẻ có thể liên quan tới các nguyên nhân sau đây:

  • Não bộ có những chất hóa học ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi. Trong trường hợp các chất hóa học này mất cân bằng, các vấn đề trong cách suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của trẻ sẽ xuất hiện. Trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ có thể có quá nhiều hoặc quá ít một hay vài chất hóa học nào đó trong hoạt động não bộ.
  • Nếu mẹ của bé bị nhiễm virus, bị đái tháo đường, hoặc không có chế độ dinh dưỡng lành mạnh khi mang thai thì nguy cơ bị rối loạn phổ tự kỷ của trẻ sẽ tăng lên. Tiếp xúc với một số chất hóa học hoặc thuốc trong thai kỳ, thiếu oxy do cuộc sinh kéo dài hay trẻ bị sinh non cũng có thể gây tăng nguy cơ này.
  • Rối loạn phổ tự kỷ đôi khi cũng có tính chất gia đình, có thể có một vài gen có liên quan đến tự kỷ. Nếu cha của bé lớn hơn 40 tuổi khi mẹ mang thai bé, nguy cơ cũng có thể tăng lên.
  • Các trẻ em mắc rối loạn phổ tự kỷ có thể có những thay đổi về mặt cấu trúc ở não bộ. Một số phần của não hoạt động mạnh hơn hoặc ít hơn các trẻ khác.
  • Các trẻ em có các vấn đề về não, các hội chứng di truyền như hội chứng đứt gãy nhiễm sắc thể X, đôi khi cũng bị tự kỷ.

Biểu hiện của rối loạn phổ tự kỷ

Một số dấu hiệu điển hình của trẻ mắc bệnh tự kỷ

Có nhiều chẩn đoán đơn lẻ về bệnh rối loạn phổ tự kỷ như: Tự kỷ thông thường, hội chứng Asperger và rối loạn phát triển lan tỏa không được chỉ định khác (PDD-NOS). Trẻ mắc tự kỷ có biểu hiện sớm. Vì vậy, bố mẹ cần theo dõi các biến đổi của trẻ để có phương pháp xử lý sớm. Các bậc phụ huynh có thể quan sát con qua:

Về cảm xúc: 

  • Trẻ không thích giao tiếp bằng mắt khi còn nhỏ, không nhìn thẳng người đối diện khi nói chuyện.
  • Không nhận biết được người lạ, người quen.
  • Không thể hiện sự yêu thương, quấn quýt lấy mẹ, không theo mẹ, không thấy trẻ vui mừng khi bố mẹ về.
  • Đi học thì không thích chơi cùng bạn, không nhận thức được cô giáo đang mắng hay khen.

Về ngôn ngữ: 

  • Trẻ thường nói những âm đơn điệu, thiếu ngữ điệu, hay nói lẩm bẩm một mình, nhại lại lời người khác, có lúc phát âm vô nghĩa và lặp đi lặp lại.
  • Không biết bắt chước theo người lớn để làm theo, nói theo.
  • Không diễn đạt cho người khác hiểu được nhu cầu của mình. Người lớn phải gợi ý, hướng dẫn nhiều lần bé mới có thể làm theo được.

Về hành vi: 

  • Trẻ chỉ thích chơi với một thứ. Nhìn và quan tâm đến chi tiết hơn là cách sử dụng đồ vật đó.
  • Trẻ ghét sự thay đổi: Giận dữ, hoảng sợ khi đồ đạc trong nhà bị thay đổi hoặc mẹ thay đổi kiểu tóc…
  • Đáp ứng quá mức hoặc kém đáp ứng với những kích thích từ bên ngoài.
  • Trẻ lờ đi những lời ba mẹ nói nhưng lại thấy vui với những âm thanh nhỏ mà trẻ tự tạo ra như gãi hay gõ vào đồ vật bên tai.
  • Trẻ có thể không ngủ, ngủ ít vào ban đêm nhưng ban ngày vẫn dồi dào sinh lực.
  • Không biết sợ hãi khi gặp nguy hiểm, thậm chí tự gây thương tích cho mình như: Đánh vào đầu, cào cấu, nhổ tóc…
  • Thường có những vận động bất thường như chậm đi do giảm trương lực cơ hay có những cử động bất thường, ví dụ: Nhăn nhó mặt mày, xua tay, lắc lư, đập đầu…

Quy trình chẩn đoán bệnh rối loạn phổ tự kỷ

Bước 1: Chẩn đoán sàng lọc

Hỏi thăm về tiền sử, bệnh sử kết hợp quan sát trẻ để đưa ra nhận định ban đầu. Sau đó làm test tâm lý để sàng lọc tự kỷ kết hợp khám nội khoa, thần kinh toàn diện

Bước 2: chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt 

Bác sĩ nhi khoa, bác sĩ chuyên khoa tâm bệnh và cán bộ tâm lý cùng quan sát trẻ và thống nhất về nhận định các dấu hiệu và chẩn đoán. Có thể phải theo dõi diễn biến tình trạng của trẻ trong một thời gian nhất định. Cần quan sát, đánh giá nhiều lần mới chẩn đoán xác định

Điều trị, can thiệp rối loạn phổ tự kỷ

Can thiệp sớm trong những năm đầu đời có thể giúp trẻ học được các kỹ năng xã hội, giao tiếp và cải thiện hành vi của bản thân.

Vì rối loạn tự kỷ có nhiều loại và nhiều biểu hiện cũng như triệu chứng khác nhau. Nên việc phát hiện và điều trị cũng gặp không ít khó khăn. Có nhiều phương pháp giúp cải thiện tình trạng tự kỷ. Nhưng không có cách nào được xem là tốt nhất. Vì vậy, cần có sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ để tìm ra được cách phù hợp nhất với từng đối tượng.

Phương pháp thường áp dụng để chữa tự kỷ ở trẻ là giáo dục can thiệp. Việc điều trị thường được thực hiện kết hợp xuyên suốt ở nhà và ở trường học một cách chặt chẽ và khoa học theo hướng dẫn của các chuyên gia. 

  • Giúp trẻ cải thiện kỹ năng xã hội. 
  • Xây dựng môi trường sống tích cực. 
  • Xây dựng phương pháp can thiệp dựa vào thị giác hoặc các học thuyết nhận thức, hành vi,… 

Gần đây, một phương pháp điều trị mới được nghiên cứu thành công đó là phương pháp tế bào gốc. Mở ra thêm một hướng đi và hy vọng mới cho những bệnh nhân rối loạn tự kỷ.

Các dấu hiệu của bệnh thường xuất hiện rõ nét khi trẻ khoảng 2 – 3 tuổi. Việc phát hiện bệnh sớm là yếu tố cực kỳ quan trọng giúp việc điều trị trở trên dễ dàng và hiệu quả hơn. Vì tương lai và hạnh phúc của những người bị rối loạn tự kỷ, nhất là đối với trẻ em, người thân hãy đưa trẻ đến khám và thực hiện các xét nghiệm khi có dấu hiệu của bệnh. Để có phương pháp điều trị tốt nhất. Và quá trình điều trị diễn ra hiệu quả nhất, kịp thời nhất. Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]