Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh: Những điều ba mẹ cần biết

21/03/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Rối loạn chuyển hóa xuất hiện ở trẻ sơ sinh với tỷ lệ khoảng 1/2000 cùng tỷ lệ tử vong lên tới hơn 50%. Tình trạng này có thể xảy ra ở cả bé trai và bé gái, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của con.

Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh là gì?

Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh là gì?

Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh là bệnh lý bẩm sinh hiếm gặp, xảy ra khi trẻ bị thiếu hụt các enzym, receptor, protein vận chuyển hay các yếu tố vận động khi chuyển hóa axit amin, axit hữu cơ, axit béo khiến quá trình tổng hợp, thoái hóa các chất trong cơ thể bị thay đổi, tạo nên các sản phẩm bất thường gây hại cho tế bào, suy giảm chức năng của các cơ quan trong cơ thể.

Rối loạn chuyển hóa là bệnh lý nguy hiểm, có thể đe dọa trực tiếp tới tính mạng của trẻ do:

– Trẻ có nguy cơ tử vong ngay cả khi bú mẹ hoặc uống sữa công thức.

– Dễ nhầm lẫn với nhiễm trùng sơ sinh và các bệnh lý khác, khó chẩn đoán.

– Diễn tiến bệnh nhanh, trẻ có nguy cơ tử vong ngay cả khi đã phát hiện và đang điều trị.

– Khó xác định gen bệnh.

– Bệnh gần như không có biểu hiện khi trẻ còn trong bào thai hoặc khi mới sinh ra khiến việc chẩn đoán trong thai kỳ hoặc khi vừa chào đời gần như không thể. Bệnh phần lớn chỉ xuất hiện sau khi trẻ đã bú mẹ hoặc bú bình vài cữ.

– Có nhiều thể bệnh khác nhau.

Phân loại

Có 3 dạng rối loạn chuyển hóa thường gặp ở trẻ sơ sinh là:

– Rối loạn chuyển hóa đạm (axit amin)

– Rối loạn chuyển hóa chất đường

– Rối loạn chuyển hóa chất béo (axit béo)

Việc phát hiện sớm các rối loạn chuyển hóa của trẻ có ý nghĩa quan trọng trong việc điều trị và bảo vệ trẻ trước sự “tấn công của tử thần”. Bởi vậy, ngay khi nghi ngờ con có dấu hiệu mắc bệnh, ba mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh

Thông thường, cơ thể chuyển hóa Protein, Lipit và Carbohydrate từ thức ăn thành năng lượng để có thể tồn tại và phát triển. Quá trình chuyển hóa này cần đến sự tham gia của nhiều loại enzyme, hormone, receptor, protein vận chuyển… dưới sự kiểm soát của các gen phù hợp. 

Vì một số nguyên nhân nhất định, các gen tham gia vào quá trình chuyển hóa bị đột biến sẽ làm thay đổi quá trình tổng hợp enzyme, từ đó gây rối loạn chuyển hóa khiến cơ thể bị thiếu hụt một số dưỡng chất, đồng thời dư thừa một số khác, gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Dấu hiệu khi trẻ sơ sinh bị rối loạn chuyển hóa

Các triệu chứng của rối loạn chuyển hóa không quá điển hình và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Đây là một trong những lý do khiến bệnh ở trẻ được phát hiện muộn, gây cản trở quá trình điều trị và chăm sóc.

Bởi vậy, khi chăm sóc con, ba mẹ cần chú ý tới các dấu hiệu cảnh báo rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh như:

– Trẻ lờ đờ, nôn ói, bỏ bú

– Sức khỏe của trẻ giảm sút, sốt, người gầy gò, bụng chướng, mồ hôi và nước tiểu có mùi hôi bất thường

Tiêu chảy, mất nước

– Rối loạn nhịp tim

– Một số trường hợp nặng, trẻ có thể bị hôn mê, co giật

– …

Rối loạn chuyển hóa gây ra nhiều vấn đề ở trẻ
Rối loạn chuyển hóa gây ra nhiều vấn đề ở trẻ

Điều trị và phòng ngừa rối loạn chuyển hóa trẻ sơ sinh

Điều trị

Không có phương pháp điều trị cố định với rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh. Việc điều trị trong từng trường hợp cần xem xét dựa trên tình trạng cụ thể ở trẻ. Đặc biệt, bệnh cũng tồn tại nhiều thể khác nhau khiến việc điều trị cần có sự linh hoạt, phù hợp.

Trong quá trình điều trị rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh, ba mẹ cần lưu ý:

– Xây dựng cho con chế độ ăn phù hợp, tránh các loại thực phẩm mà trẻ không thể chuyển hóa.

– Dùng các loại sữa được điều chế đặc biệt để phù hợp với cơ thể của trẻ. Kiểm soát nghiêm ngặt chế độ ăn của con để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cần thiết với sự phát triển của trẻ, không bị tiêu thụ các thực phẩm mà cơ thể không dung nạp.

– Bổ sung cho trẻ các loại vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng chuyển hóa.

– Cho trẻ kiểm tra sức khỏe định kỳ để được đánh giá chính xác các chỉ số trong cơ thể, từ đó có biện pháp chăm sóc phù hợp.

– Một số phương pháp mang lại triển vọng tích cực trong điều trị rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh mà ba mẹ có thể tham khảo như: ghép tủy, ghép tế bào gốc…

Trong chăm sóc và điều trị tình trạng trẻ sơ sinh bị rối loạn chuyển hóa, ba mẹ cần tìm hiểu thật kỹ các nguy cơ có thể xảy ra với con để có phương án phòng tránh và chăm sóc phù hợp, để trẻ được khỏe mạnh và phát triển đồng đều với bạn bè cùng trang lứa.

Điều trị rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh cần dựa trên tình trạng cụ thể
Điều trị rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh cần dựa trên tình trạng cụ thể

Phòng ngừa

Thực tế, rối loạn chuyển hóa đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để. Bởi vậy, việc ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh hay hạn chế triệu chứng bệnh ở trẻ vô cùng quan trọng. 

Trong đó, để phòng ngừa nguy cơ rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh, ba mẹ lưu ý kiểm tra sức khỏe, di truyền và tầm soát trước sinh trước khi tiến đến hôn nhân và làm sàng sọc cho bé sau khi con chào đời.

Bên cạnh đó, cần cẩn trọng với nguy cơ rối loạn chuyển hóa ở trẻ nếu:

– Thai phụ đã từng mang thai con bị rối loạn chuyển hóa trước đó.

– Ba hoặc mẹ mang gen rối loạn chuyển hóa bẩm sinh

– Tiền sử gia đình có thành viên bị  rối loạn chuyển hóa ở giai đoạn sơ sinh

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLifeĐịa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng là 2 thủ thuật được thực hiện để giảm đau cho sản phụ trong sinh thường và trong sinh mổ. Vậy 2 thủ thuật này khác nhau ở những điểm nào? Cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết sau! Sự khác biệt giữa gây tê […]

Mắc bệnh thủy đậu – Kiêng ngay những điều này để nhanh hồi phục

Mắc bệnh thủy đậu – Kiêng ngay những điều này để nhanh hồi phục

Bị thủy đậu kiêng gió, kiêng nước là lầm tưởng của không ít người. Thực tế việc này không những không có lợi mà còn tác động xấu đến sức khỏe người bệnh. Vậy bệnh thủy đậu cần và không cần kiêng những gì? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết! Dấu hiệu mắc […]

Hen phế quản: Nguyên nhân và cách điều trị

Hen phế quản: Nguyên nhân và cách điều trị

Hen phế quản là căn bệnh có tỷ lệ người mắc khá cao. Căn bệnh này gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Vậy hen phế quản có nguyên nhân là do đâu và cách điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Hen phế quản […]

Các biện pháp chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng 

Các biện pháp chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng 

Vào mùa nắng nóng có thể gặp một số vấn đề sức khỏe như: nắng nóng làm cơ thể dễ mất nước, suy nhược, chóng mặt, đánh trống ngực và ngất xỉu… Các vấn đề sức khỏe thường gặp trong mùa nắng nóng Vào mùa nắng nóng có thể gặp phải một số vấn đề […]