Quai bị : có nguy hiểm không? Phương pháp điều trị là gì?

21/11/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính. Bệnh gây nên nhiều biến chứng như viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng, viêm não – màng não,… Vậy phương pháp điều trị căn bệnh này như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Quai bị là bệnh gì?

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính khá phổ biến và xảy ra chủ yếu ở trẻ em.

Quai bị là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến tuyến nước bọt. Những tuyến này chịu trách nhiệm sản xuất nước bọt. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là sưng tuyến nước bọt.

Hiện nay, bệnh quai bị là nguyên nhân duy nhất có thể gây dịch viêm tuyến nước bọt. Phần lớn các trường hợp nhiễm bệnh được phát hiện vào cuối mùa đông và đầu mùa xuân.

Quai bị có các đợt bùng phát dịch xảy ra khoảng 5 năm một lần ở những vùng chưa được tiêm phòng. Virus gây bệnh có khả năng lây nhiễm cao và lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với các giọt hô hấp, nước bọt và vật dụng gia đình.

Triệu chứng của bệnh quai bị

Triệu chứng của bệnh quai bị

Mặc dù, quai bị là bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan nhưng khó phát hiện với những dấu hiệu giai đoạn khởi phát giống cảm cúm thông thường.

Giai đoạn ủ bệnh:

Thường kéo dài 17 – 18 ngày. Người bệnh gần như không biểu hiện triệu chứng nên có thể lây lan mầm bệnh khi tiếp xúc người khác mà không có biện pháp phòng ngừa.

Giai đoạn khởi phát của bệnh: 

  • Sốt 38 – 39oC;
  • Đau đầu;
  • Miệng khô, kém ăn; 
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược;
  • Đau góc hàm và đau họng;
  • Tuyến mang tai đau nhức và to dần.

Giai đoạn toàn phát:

Sau khi khởi phát 24 – 48 giờ, xuất hiện dấu hiệu viêm tuyến nước bọt (tuyến mang tai), là một triệu chứng thường gặp ở trẻ bị quai bị. Lúc đầu, người bệnh sẽ có dấu hiệu sưng 1 bên mang tai. Sau 1 – 2 ngày sẽ sưng lên bên còn lại. Hai bên má bị sưng viêm không đối xứng, vùng da bị sưng căng bóng, sờ nóng, không đỏ, đau. Người mắc bệnh sẽ đau hàm khi há miệng, nhai hoặc ăn những thức ăn có vị chua.

Giai đoạn lui bệnh:

Nếu được chăm sóc tốt và điều trị kịp thời sẽ hoàn toàn khỏi bệnh trong vòng 10 ngày. Tuyến nước bọt không bị sưng và không hóa mủ (trừ trường hợp nhiễm khuẩn và bội nhiễm).

Nguyên nhân của bệnh quai bị

Bệnh quai bị có nguồn lây lan là người mắc bệnh truyền cho người lành chưa có kháng thể chống lại virus quai bị.

Khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói, các giọt nước chứa virus từ người bệnh phát tán trong không khí được người lành hít phải. Virus theo đó xâm nhập vào cơ thể. Hoặc do người bình thường tiếp xúc với đồ vật đã bị nhiễm virus từ người mang bệnh.

Bệnh quai bị là bệnh truyền nhiễm. Chủ yếu qua đường hô hấp thông qua các giọt nước bọt, các chất tiết mũi họng của người bệnh.

Người bị bệnh quai bị có thể lây bệnh cho người khác 1 tuần trước khi sưng tuyến mang tai và kéo dài 2 tuần sau đó. Thời gian lây bệnh mạnh nhất vào khoảng 2 ngày trước khi viêm tuyến mang tai xuất hiện.

Biến chứng của bệnh quai bị

Bệnh quai bị ở người lớn tuy ít gặp, nhưng biến chứng nguy hiểm hơn so với trẻ em. Tuy nhiên, bệnh quai bị ở trẻ em có thể ảnh hưởng lâu dài đến tuổi trưởng thành. 

Tỷ lệ tử vong do quai bị rất thấp. Tử vong thường xảy ra ở các trường hợp nặng, có viêm não – màng não hoặc viêm nhiều tuyến. Nhưng thường nặng và có nhiều biến chứng hơn ở trẻ em. Biến chứng thường thấy của bệnh quai bị:

  • Điếc tai: Biến chứng điếc tai do quai bị rất hiếm gặp. Xảy ra ở giai đoạn khởi phát do virus quai bị gây tổn thương ốc tai. Điếc tai rất khó hồi phục, thường là điếc một bên tai, hiếm khi gặp cả hai tai.
  • Viêm não: Virus quai bị tấn công hệ thần kinh trung ương dẫn đến nguy cơ viêm não, viêm màng não hoặc dị tật tiểu não (gây ra các vấn đề phối hợp vận động).
  • Viêm tinh hoàn ở bé trai: Tỷ lệ thường gặp. 10 bé trai mắc quai bị có 4 bé bị biến chứng viêm tinh hoàn. Đây là biến chứng cần được phát hiện và điều trị đúng, kịp thời để tránh di chứng vô sinh.
  • Viêm buồng trứng ở bé gái: Biến chứng viêm buồng trứng sẽ có biểu hiện đau bụng nhiều. Cần đưa bé đến bệnh viện để được siêu âm, chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
  • Viêm màng não do virus: Biến chứng hiếm gặp. Xảy ra khi virus xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương của cơ thể (não và tủy sống). Đây là biểu hiện nặng của quai bị, bệnh nhân đau bụng nhiều, ói, có khi tụt huyết áp,…
  • Nguy cơ sảy thai cao khi phụ nữ mang thai bị quai bị trong 12 – 16 tuần đầu của thai kỳ hoặc sinh con dị dạng. Trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu.

Ngoài ra, quai bị còn có thể gây ra các biến chứng khác hiếm gặp:

  • Viêm cơ tim, viêm tuyến giáp, viêm tuyến lệ, viêm thần kinh thị giác (gây giảm thị lực tạm thời), viêm thanh khí phế quản, viêm phổi, rối loạn chức năng gan, xuất huyết do giảm tiểu cầu.
  • Nhồi máu phổi: Vùng phổi bị thiếu máu nuôi dưỡng. Có thể tiến đến hoại tử mô phổi.
  • Viêm tụy: Đây là biểu hiện nặng của bệnh quai bị. Bệnh nhân đau bụng nhiều, buồn nôn, có khi tụt huyết áp.
Một số biến chứng nghiêm trọng của bệnh quai bị

Phương pháp chẩn đoán bệnh quai bị

Quai bị là bệnh chẩn đoán dễ với triệu chứng điển hình là sưng tuyến mang tai. Vì vậy, các xét nghiệm được chỉ định trong bệnh này chỉ để phân biệt các trường hợp không thật sự rõ ràng hoặc để phục vụ nghiên cứu.

Một số phương pháp xét nghiệm chẩn đoán quai bị thường được sử dụng là:

  • Xét nghiệm kháng thể

– Kháng thể IgM: Kháng thể này xuất hiện đầu tiên khi cơ thể nhiễm phải virus. Nếu kháng thể này xuất hiện ở những người chưa tiêm chủng thì có khả năng người đó đã lây nhiễm virus.

– Kháng thể IgG: Kháng thể này xuất hiện muộn hơn nhưng có hiệu quả chống lại virus cao hơn. Nếu kháng thể này xuất hiện ở người đã tiêm phòng và/hoặc chưa bị bệnh thì người này đã có khả năng miễn dịch với quai bị.

  • Xét nghiệm nuôi cấy virus.
  • Xét nghiệm vật liệu di truyền của virus (RT – PCR).
  • Cố định bổ thể (CI).
  • Trung hòa đám hoại tử (NT).
  • Miễn dịch gắn men có khả năng phát hiện kháng thể quai bị trong máu hoặc dịch não tủy (ELISA).
  • Miễn dịch huỳnh quang gián tiếp có khả năng phát hiện kháng nguyên và kháng thể đặc hiệu (IFA).

Phương pháp chữa bệnh quai bị

Do chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nên những điều trị hiện tại đều có mục đích giảm triệu chứng.

Giảm sưng tuyến nước bọt

  • Dùng túi chườm (nóng hoặc đá) lên các tuyến bị sưng.
  • Thể bệnh viêm tuyến nước bọt đơn thuần: vệ sinh họng, miệng, đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy bằng các dung dịch sát khuẩn nhẹ như axit Boric 5%, nước muối sinh lý.

Hạ sốt

  • Lau bằng khăn ấm các vùng như trán, nách, bẹn,…
  • Dùng thuốc có tác dụng hạ sốt và giảm đau: paracetamol, NSAIDs.

Đeo khẩu trang để tránh lây lan

Đối với thể bệnh quai bị có viêm tinh hoàn

  • Nếu tinh hoàn vẫn còn viêm, sưng, đỏ, đau cần tĩnh dưỡng, nghỉ ngơi trên giường.
  • Thực hiện chườm lạnh cho tinh hoàn bị sưng.
  • Dùng corticoid liều cao ngay từ đầu, Prednisolon 60mg/ ngày, sau đó giảm dần trong 7 – 10 ngày. ( Đây là thuốc cần chỉ định của bác sĩ).

Với bệnh nhân có các biến chứng đã nêu trên nên đến các cơ sở chuyên khoa để được theo dõi, chăm sóc và điều trị hợp lý. Để giảm thiểu tối đa mức độ trầm trọng, cũng như các biến chứng của bệnh. 

Trên đây là những thông tin về bệnh quai bị. Nếu có những dấu hiệu mắc bệnh, hãy đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm. Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và đặt lịch khám sớm nhất.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Vậy thoát vị đĩa đệm có nguyên nhân do đâu? Triệu chứng và phương pháp điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Thoát vị đĩa đệm là gì? Thoát vị đĩa đệm hay còn […]

Tinh trùng yếu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tinh trùng yếu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tinh trùng yếu là nguyên nhân hàng đầu gây hiếm muộn, vô sinh ở nam giới. Vậy tinh trùng yếu nguyên nhân do đâu? Dấu hiệu nhận biết và điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Tinh trùng yếu là gì? Tinh trùng yếu là tình trạng chất lượng […]

Ung thư vòm họng: Dấu hiệu nhận biết sớm

Ung thư vòm họng: Dấu hiệu nhận biết sớm

Ung thư vòm họng là bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng. Nắm được các triệu chứng và điều trị sớm có thể tăng khả năng điều trị bệnh. Vậy ung thư vòm họng có những triệu chứng nào? Tìm hiểu qua bài viết sau! Ung thư vòm họng là gì? Ung thư vòm họng […]

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]