Nổi hạch ở cổ: Nguyên nhân và cách điều trị

21/11/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Nổi hạch ở cổ là tình trạng thường gặp. Vậy tình trạng này phản ánh gì về sức khỏe của bạn? Liệu đó có phải là triệu chứng của căn bệnh gì không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Nổi hạch ở cổ là gì?

Nổi hạch ở cổ là hiện tượng ở cổ bỗng nhiên xuất hiện các khối nhỏ bằng hạt đậu, hình bầu dục hoặc hình tròn. Đa phần đều chứa dịch bên trong. Có hạch gây đau nhưng cũng có hạch không gây đau. Có khi chúng sưng lên không rõ nguyên nhân, không do bệnh gì rồi dần dần tự biến mất. Cũng có khi nó không có dấu hiệu biến mất khiến nhiều người lo lắng vì sự xuất hiện của “vị khách” lạ này.

Hiện tượng nổi hạch cổ thường xuất hiện ở trẻ em, người trong độ tuổi 20 – 50. Tỷ lệ xảy ra ở phụ nữ cao gấp 3 lần so với nam giới. Thường thì trong các trường hợp nguyên nhân do viêm nhiễm hoặc các bệnh lý ác tính, hạch sẽ phát triển về kích thước.

Hạch nổi lên thường là khối nhỏ như hạt đậu, phát triển dọc theo nách, cổ, bẹn, khớp cổ tay,…

Triệu chứng khi nổi hạch ở cổ

Các triệu chứng của hiện tượng nổi hạch ở cổ thay đổi tùy theo vị trí và nguyên nhân gây ra tình trạng này. Các dấu hiệu dễ nhận thấy đầu tiên đó là:

  • Xuất hiện các khối sưng kích thước bằng hạt đậu hoặc thậm chí lớn hơn tại vị trí các hạch bạch huyết. Có thể nhận thấy bằng sờ hoặc lớn đến mức có thể nhìn thấy rõ ràng.
  • Các khối sưng này sờ có thể mềm hoặc dai.
  • Khối sưng này có thể sờ đau hoặc không.
  • Khối sưng xuất hiện đột ngột hoặc tăng kích thước từ từ.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây nổi hạch ở cổ, các triệu chứng kèm theo có thể là:

  • Sốt, đổ mồ hôi đêm.
  • Chảy nước mũi, đau họng và các triệu chứng khác của nhiễm trùng hô hấp trên.
  • Đau răng.
  • Trường hợp kèm theo nổi các hạch toàn thân khác có thể do các bệnh lý toàn thân.
  • Giảm cân đột ngột, suy nhược cơ thể.

Nguyên nhân gây nổi hạch ở cổ là gì?

Có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng nổi hạch ở cổ. Các lý do phổ biến có thể kể đến như:

Viêm nhiễm ở vùng đầu cổ

Các bệnh lý viêm nhiễm vùng đầu cổ như: sâu răng, viêm họng, viêm xoang, viêm tuyến nước bọt, viêm amidan, viêm lợi, viêm da đầu, nhiệt miệng,… thường khiến hạch cổ nổi lên và sưng đau. Đây là loại hạch có kích thước nhỏ, khi viêm nhiễm chấm dứt thì hạch cũng sẽ biến mất. Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ nổi hạch cổ do các nguyên nhân này vì hệ miễn dịch của trẻ đang phát triển, nếu không rõ nguyên nhân thì cha mẹ sẽ khó tránh khỏi tâm lý hoang mang, lo lắng.

Bệnh lành tính vùng cổ

Một số bệnh lành tính như chồi xương, u mỡ, u bã, u nang giáp móng,… có thể khiến hạch nổi lên ở cổ. Chúng chính là u hoặc nang lành tính không gây ra nguy hại gì cho cơ thể. Tuy nhiên, việc nhận diện chúng có nguy hại hay không thì cần có sự thăm khám và chẩn đoán của bác sĩ chuyên khoa.

Bệnh lao

Nhiều người khi nghe đến bệnh lao thường nghĩ ngay đến lao phổi mà không biết rằng lao hạch cũng tương đối phổ biến. Cổ là một trong những vị trí thường bị nổi hạch đối với bệnh lý này. Hạch lao thường dính với nhau thành chùm hoặc chuỗi, không gây đau, khi sờ vào dễ cảm giác được bề mặt hạch nhẵn.

Lao hạch thường khu trú bên trong hạch và ít lây nhiễm như lao phổi. Sở dĩ bệnh xuất hiện là do trực khuẩn lao.

Bệnh lao có thể là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng nổi hạch vùng cổ

Một số bệnh lý ác tính

Một số bệnh ung thư cũng có khả năng khiến cho hạch cổ xuất hiện, điển hình như: Hodgkin, u lympho ác tính không Hodgkin,… Ngoài ra, hạch cũng có thể di căn từ các bệnh ung thư khác như: ung thư vòm, ung thư trong khoang miệng, ung thư thanh quản, ung thư họng, ung thư phổi,… Hạch cổ do ung thư có thể tồn tại đơn lẻ nhưng cũng có thể nổi nhiều hạch cùng lúc, có thể cứng chắc hoặc mềm, tùy giai đoạn và loại ung thư mà kích thước của hạch cũng có sự khác nhau.

Một số nguyên nhân khác:

+ Tác dụng phụ của một số loại thuốc như phenytoin, carbamazepin,…

+ Tác dụng phụ sau tiêm vacxin quai bị, sởi, thương hàn,…

+ Bệnh hệ thống: HIV/AIDS, lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp,…

Bạn cần đến gặp bác sĩ khi nào?

Dù đa phần các tình trạng nổi hạch ở cổ không quá nghiêm trọng, nhưng bạn cũng nên chú ý khi gặp các triệu chứng sau:

  • Đau nhức ở vùng hạch kéo dài.
  • Khối sưng sờ dai, cứng, không di động.
  • Khối sưng liên tục kéo dài hơn hai tuần không rõ nguyên nhân.
  • Suy nhược cơ thể.
  • Sốt dai dẳng, đổ mồ hôi đêm.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.

Những triệu chứng này cho thấy các bệnh lý toàn thân hoặc trầm trọng như:

  • Lao.
  • Giang mai.
  • HIV.
  • Ung thư hạch.
  • Bệnh bạch cầu.
  • Ung thư di căn.
Nếu tình trạng nổi hạch kéo dài kèm theo sụt cân đột ngột thì bạn cần đến gặp bác sĩ ngay

Phân biệt hạch cổ lành tính và ác tính

Hạch cổ lành tính

Thường thì trong các trường hợp sau, nổi hạch ở cổ được xem là lành tính:

– Hạch sưng và đau

Nguyên nhân của tình trạng hạch cổ nổi lên, sưng và đau chủ yếu là do viêm nhiễm ở vùng đầu cổ do các bệnh lý hô hấp trên, sâu răng, viêm tuyến nước bọt, nhiệt miệng, viêm da đầu,… 

Những hạch này có xu hướng thu nhỏ dần về kích thước rồi dần dần biến mất khi viêm nhiễm giảm đi và chấm dứt.

– Hạch xếp thành chùm

Hầu hết các trường hợp nổi hạch cổ thành chùm là lao hạch. Đặc điểm của hạch lao là dính lại thành chùm hoặc chuỗi, không gây đau, sờ vào thấy bề mặt nhẵn. Lao hạch ít khi lây nhiễm, có thể khỏi khi được điều trị nội khoa.

– U bã đậu

Đây là những nang hoặc u lành tính dễ nhầm lẫn với hạch. 

Hạch cổ ác tính

  • Hạch cổ ác tính có thể là tình trạng ung thư hạch bạch huyết hoặc ung thư cơ quan khác di căn hạch. 
  • Có một số bệnh ung thư gây nổi hạch cổ như U lympho ác tính, Hodgkin.
  • Ngoài ra, hạch ở cổ cũng có thể do các loại ung thư khác di căn như: ung thư vú, ung thư đường hô hấp, ung thư thanh quản,… Tùy vào từng giai đoạn và loại bệnh ung thư mà hạch cổ có thể xuất hiện từng đám hoặc đơn lẻ, có thể cứng chắc hoặc mềm.

Đặc điểm của hạch ở cổ là khi là khối u ác tính gồm:

  • Cảm thấy nó dính chặt vào mô xung quanh.
  • Không có bờ rõ ràng, cứng, chắc, cảm thấy đau khi sờ nắn vào.
  • Bạn có thể nghi ngờ hạch ở cổ là dấu hiệu cảnh báo ung thư thì nó sưng đau và tồn tại lâu ngày mà không có dấu hiệu biến mất.

Về cơ bản thì hạch ở cổ thường không nhìn thấy rõ và chỉ bác sĩ mới sờ thấy qua thăm khám. Hạch cổ do bệnh lý nhiễm trùng thường chỉ tồn tại 1 – 2 tuần. Khi viêm nhiễm được xử trí dứt điểm thì hạch cũng biến mất. Trường hợp hạch cổ tồn tại trong thời gian dài mà không có dấu hiệu biến mất thì nó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]