Những dấu hiệu quai bị thai kỳ mẹ không nên bỏ qua 

27/06/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Quai bị là bệnh lý phổ biến đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 5 đến 15 tuổi. Tuy nhiên, ở một số trường hợp khác, kể cả phụ nữ có thai cũng có thể bị quai bị thai kỳ. Mắc quai bị khi mang thai đôi khi có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Tìm hiểu khái quát về quai bị khi mang thai 

Định nghĩa quai bị là gì? 

Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính với tác nhân chính là virus quai bị Paramyxoviridae gây nên. Virus quai bị có thể tồn tại khoảng từ 30 đến 60 ngày. Con đường lây nhiễm chủ yếu là qua đường hô hấp như: Dịch nước bọt, dịch mũi họng… khi người bệnh hắt hơi, ho hoặc khạc, nhổ… Thời điểm dễ mắc bệnh nhất là vào 2 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng quai bị. Khi nhiễm bệnh, virus tăng lên trong khoang tỵ hầu và hạch bạch huyết., sau khoảng từ 12 đến 15 ngày tăng cao trong huyết thanh và lây lan sang cơ quan khác. Thời gian lây lan sẽ mất khoảng 6 ngày cho đến 2 tuần trước khi có những triệu chứng bệnh lý.

Bệnh quai bị liệu có nguy hiểm hay không? 

Trường hợp quai bị khi mang thai nếu không được điều trị sớm sẽ không gây nguy hiểm cho thai kỳ. Tuy nhiên, nếu như không được điều trị đúng cách, mẹ và thai nhi có nguy cơ gặp phải một số biến chứng như:

Biến chứng với mẹ 

Mắc quai bị thai kỳ khiến mẹ đối mặt với nguy cơ viêm buồng trứng, nhiễm trùng vú. Bệnh lý có dấu hiệu khởi phát là sốt, đau đầu. Trong trường hợp xấu nhất, quai bị gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Quai bị thai kỳ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ bầu và thai nhi
Quai bị thai kỳ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ bầu và thai nhi

Biến chứng với con 

Theo một số nghiên cứu cho thấy, mẹ mắc quai bị tăng nguy cơ lưu thai và sinh non.

Nhận biết quai bị từ sớm qua những dấu hiệu

Tùy vào từng tình trạng bệnh, một số mẹ bầu gần như không có triệu chứng. Tuy nhiên phần lớn đều xuất hiện một số tình trạng như:

– Sốt, mệt mỏi, đau người

– Chán ăn, buồn nôn, nôn trớ

– Tuyến nước bọt bị sưng đau

– Sưng ở má, cổ hoặc hàm

Ở bất cứ giai đoạn nào, mẹ bầu khi bị quai bị cũng ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Đặc biệt, mẹ bầu mang thai trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ có nguy cơ thai nhi dị dạng. Thậm chí, trường hợp nguy hiểm hơn, mắc quai bị 3 tháng cuối thai kỳ còn có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.

Hiện tại, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh virus quai bị có thể gây biến đổi cho thai nhi. Tuy nhiên, một số trường hợp cho thấy mẹ bầu mắc quai bị thai kỳ có nguy cơ cao bị viêm tuyến nước bọt. Do đó, việc phòng ngừa và phát hiện sớm triệu chứng quai bị là vô cùng quan trọng.

Sốt. mệt mỏi là một trong những dấu hiệu đầu tiên khi mẹ bị quai bị
Sốt. mệt mỏi là một trong những dấu hiệu đầu tiên khi mẹ bị quai bị

Bị quai bị khi mang thai phải điều trị thế nào? 

Có thể thấy, dấu hiệu quai bị thai kỳ dễ gây nhầm lẫn với những triệu chứng cảm cúm hay viêm xoang hàm mặt. Do đó, mẹ bầu gặp phải các dấu hiệu kể trên cần liên hệ với bác sĩ và đến khám tại cơ sở chuyên khoa để có biện pháp điều trị kịp thời.

Lưu ý, hiện nay chưa có phương thuốc đặc trị hay biện pháp cụ thể để điều trị dứt điểm quai bị. Thay vào đó, mẹ có thể thực hiện một số biện pháp hỗ trợ bao gồm:

– Nghỉ ngơi, cách ly ở giường. Cần hạn chế ra ngoài, tiếp xúc với nắng, gió

– Bổ sung nước lọc. Mẹ không nên uống nước trái cây vì có thể gây kích thích tuyến mang tai và tạo ra nhiều nước bọt.

– Tránh ăn đồ nếp bởi đồ nếp sẽ làm vết thương sưng to hơn.

– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, lưu ý đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày

– Mẹ có thể sử dụng thuốc giảm đau và thuốc hạ sốt, lưu ý trước khi dùng cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Phòng ngừa bệnh quai bị thai kỳ như thế nào? 

Theo chuyên gia, khi có triệu chứng sốt kèm sưng viêm quai hàm, mẹ bầu cần đi khám ngay để có phương án điều trị chính xác. Hiện tại chưa có loại thuốc đặc trị quai bị, tuy nhiên bác sĩ sẽ giảm thiểu triệu chứng khó chịu như là sốt, ho hay sưng hàm. Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi, sau khi triệu chứng thuyên giảm, mẹ nên đi khám định kỳ để tầm soát bệnh và các biến chứng của bệnh để lại.

Ngay cả trong trường hợp đã điều trị khỏi quai bị, thai phụ cũng cần khám thai thường xuyên để theo dõi sự phát triển của thai nhi. Thực hiện các biện pháp sàng lọc trước sinh sẽ giúp phát hiện nguy cơ tiềm ẩn gây ảnh hưởng thai nhi. Nếu được điều trị hiệu quả, mẹ bầu vẫn có thể sinh con khỏe mạnh.

Hiện nay, biện pháp tối ưu nhất để phòng tránh quai bị là tiêm vắc xin phòng quai bị MMR. Ngoài ra, chị em cũng nên lưu ý hạn chế tiếp xúc với những người đang mắc quai bị hoặc các bệnh lây nhiễm khác.

Hiện nay, biện pháp tối ưu nhất để phòng tránh quai bị là tiêm vắc xin phòng quai bị MMR
Hiện nay, biện pháp tối ưu nhất để phòng tránh quai bị là tiêm vắc xin phòng quai bị MMR

Những bí quyết vàng giúp mẹ có thai kỳ khỏe mạnh 

Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp 

Muốn có sức khỏe tốt, con phát triển toàn diện thì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò  rất quan trọng. Giai đoạn đầu thai kỳ, mẹ nên bổ sung thực phẩm dinh dưỡng như vitamin A, vitamin B và thực phẩm giàu sắt, acid folic. Ngoài ra, trong quá trình mang thai, mẹ lưu ý nên kiêng các loại thực phẩm như đồ tái sống, cá chứa hàm lượng thủy ngân cao, thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.

Chú ý vệ sinh sạch sẽ thân thể 

Khi chăm sóc sức khỏe, mẹ bầu lưu ý cần giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ, hạn chế viêm nhiễm. Mẹ lưu ý tắm rửa sạch sẽ bằng nước ấm, hạn chế tắm rửa bằng nước lạnh. Lưu ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng dung dịch phù hợp.

Xây dựng thời gian biểu tập luyện khoa học 

Xây dựng thời gian biểu tập luyện khoa học giúp mẹ khỏe mạnh và vượt cạn dễ dàng hơn. Ngoài ra, tập luyện thể dục cũng giúp tinh thần mẹ thoải mái, cải thiện giấc ngủ. Mẹ nên tập một số môn thể thao như đi bộ, tập yoga với cường độ vừa phải. Nên duy trì tập luyện thường xuyên để có hiệu quả tốt nhất.

Sinh hoạt và nghỉ ngơi điều độ

Mẹ bầu nên có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi phù hợp để có sức khỏe tinh thần tốt. Nếu như có lối sống lành mạnh, hạn chế căng thẳng và mệt mỏi sẽ giúp mẹ có thai kỳ khỏe mạnh. Ngoài ra, môi trường sống của mẹ cũng cần đảm bảo sạch sẽ, không có khói độc, chất độc hại. Lưu ý hạn chế quan hệ tình dục ở  3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Nếu có quan hệ thì nên thực hiện tư thế phù hợp, nhẹ nhàng.

Hy vọng rằng những thông tin trên giúp mẹ hiểu rõ hơn về chứng bệnh quai bị thai kỳ. Ngay khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh, mẹ nên đến thăm khám ngay với bác sĩ để có biện pháp can thiệp điều trị kịp thời.

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Lạc nội mạc tử cung và những điều cần phải biết

Lạc nội mạc tử cung và những điều cần phải biết

Theo số liệu thống kê trên toàn thế giới có từ 6-10% nữ giới mắc bệnh lạc nội mạc tử cung, trên thực tế con số này có thể cao hơn vì bệnh không có triệu chứng rõ ràng để phát hiện sớm và kịp thời chữa trị. Hãy tham khảo bài viết dưới đây […]

Có nên chọc ối xét nghiệm hay không?

Có nên chọc ối xét nghiệm hay không?

Chọc ối là một trong những phương pháp sàng lọc dị tật thai nhi chính xác nhất hiện nay. Nhưng phương pháp này liệu có an toàn hay không? Khi nào mẹ nên chọc ối? Để có được câu trả lời chính xác mẹ hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé! Chọc ối […]

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chửa trứng là bệnh gì? Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hoặc bệnh tro bào (molar pregnancy) là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ. […]

Người bệnh u nang buồng trứng cần ăn uống theo chế độ nào?

Người bệnh u nang buồng trứng cần ăn uống theo chế độ nào?

Một chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp thuyên giảm bệnh u nang buồng trứng. Vậy người mắc bệnh u nang buồng trứng cần có lưu ý gì trong chế độ ăn uống? Cùng tìm hiểu thông qua bài biết dưới đây nhé! U nang buồng trứng là bệnh gì? U nang buồng […]