Nhau bám thấp là gì? Có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

24/01/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Nhiều mẹ bầu được chẩn đoán nhau bám thấp cảm thấy lo lắng, bất an. Vậy nhau bám thấp có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Nhau bám thấp là gì?

Nhau thai bám thấp xảy ra khi bánh nhau không nằm ở vị bám đáy tử cung. Mà một phần của bánh nhau bám ở đoạn dưới cổ tử cung, gần với cổ tử cung. Về bản chất, nhau thai bám thấp chính là một dạng nhẹ của nhau thai tiền đạo.

Phân biệt giữa nhau bám thấp và nhau thai bình thường

Dựa vào khoảng cách của bánh rau đến lỗ trong cổ tử cung mà nhau tiền đạo được chia làm 4 loại:

– Loại 1 –  Nhau bám thấp: Bờ dưới bánh nhau bám ở đoạn dưới tử cung nhưng chưa đến lỗ trong cổ tử cung, cách lỗ trong cổ tử cung dưới 2cm.

– Loại 2 – Nhau bám mép: Bờ dưới bánh nhau bám đến sát lỗ trong cổ tử cung.

– Loại 3 – Nhau tiền đạo bám trung tâm: Bờ dưới bánh nhau phủ qua và che kín một phần lỗ trong cổ tử cung.

– Loại 4 – Nhau tiền đạo trung tâm: Bánh nhau phủ qua và che kín hoàn toàn lỗ trong cổ tử cung.

Nguyên nhân gây nhau thai bám thấp là gì?

Hiện nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng nhau thai bám thấp. Tuy nhiên, có một số yếu tố được cho là làm tăng nguy cơ gây ra tình trạng này. Cụ thể:

– Người mẹ trên 35 tuổi.

– Tử cung, cổ tử cung của người mẹ bị viêm nhiễm hoặc dị dạng.

– Có sẹo mổ u xơ tử cung, mổ tạo hình tử cung, chửa góc tử cung, kiểm soát tử cung, bóc rau nhân tạo,…

– Tiền sử mẹ bầu sảy thai, nạo hút thai và đẻ nhiều lần.

– Khu niêm mạc đáy tử cung tuần hoàn bị giảm sút

– Mẹ bầu hút thuốc lá hay chất kích thích, chất gây nghiện.

– Lần mang thai trước xuất hiện nhau tiền đạo.

Nhau bám thấp có thể được phát hiện thông qua siêu âm

Dấu hiệu nhận biết nhau thai bám thấp

Triệu chứng báo hiệu tình trạng nhau thai bám thấp thường thể hiện rõ nhất trong ba tháng cuối thai kỳ. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết nhau thai bám thấp:

– Ra máu trong khi mang thai: 

Ra máu trong khi mang thai có thể là một trong những dấu hiệu sớm nhất của nhau thai bám thấp. Đây có thể là ra máu nhỏ giọt hoặc ra máu nhiều. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng này.

– Đau bụng dữ dội: 

Đau bụng là một dấu hiệu khác của nhau thai bám thấp. Đau có thể ở vùng bụng dưới hoặc ở vùng cổ tử cung.

– Chảy máu nhiều hơn và thường xuyên: 

Nếu mẹ chảy máu nhiều hơn thường xuyên, đặc biệt là trong trường hợp không có nguyên nhân rõ ràng. Thì hãy nghĩ đến khả năng có nhau thai bám thấp.

– Thường cảm thấy mệt mỏi và chóng mặt: 

Chán ăn, choáng váng hay chóng mặt thường xuyên cũng có thể là một dấu hiệu không đặc hiệu mà mẹ bầu cần chú ý. Khi có bất thường về cơ thể, mẹ nên đi khám thai sớm để được hướng dẫn và xử trí nếu cần thiết.

– Thở khó và đau ngực

Thở khó và đau ngực có thể là dấu hiệu của nhau thai bám thấp. Đặc biệt là khi thai nhi đang ở trong vị trí quá thấp.

Nhau bám thấp gây nên những biến chứng nào?

Nhau bám thấp có nguy hiểm không? Tùy vào từng trường hợp cụ thể, mà mẹ và thai nhi có thể gặp phải những biến chứng sau:

Đối với mẹ bầu

Thiếu máu trong thời gian mang thai: 

Khi bị nhau thai bám thấp, mẹ bầu thường bị chảy máu trong suốt thai kỳ. Dẫn đến tình trạng thiếu máu. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ sinh sớm, thai nhi chậm phát triển nếu người mẹ bị thiếu máu nghiêm trọng. 

– Dễ xuất huyết khi sinh: 

Trong quá trình chuyển dạ, nhau thai có thể bị bong tách sớm. Điều này làm cho người mẹ bị mất nhiều máu và thậm chí là tử vong. Trong trường hợp nhau bám gần cổ tử cung, sau khi sinh con thì nhau thai được bóc tách làm cho một phần tử cung bị hở. Làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Nếu bánh nhau cài chặt vào tử cung, không thể tách tách khỏi lớp niêm mạc thì thai phụ có thể phải cắt bỏ tử cung.

– Nguy cơ sinh mổ cao hơn

Một bộ phận lớn các mẹ bầu có nhau thai bám thấp được bác sĩ chỉ định nhập viện sớm. Để theo dõi hoặc sinh mổ. Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các tai biến sản khoa có thể gặp phải.

Đối với thai nhi

Sinh non có thể là một biến chứng thai nhi có thể gặp phải khi nhau thai bám thấp

– Thai nhi chậm phát triển: 

Trường hợp mẹ bị thiếu máu do nhau bám thấp, thai nhi có nguy cơ bị chậm phát triển. Thậm chí là suy thai.

– Sinh non: 

Trường hợp mẹ bầu ra máu nhiều, bác sĩ có thể chỉ định sinh sớm bằng phương pháp mổ để lấy thai. Trẻ sinh non có thể sẽ gặp phải các vấn đề sức khỏe như suy hô hấp, thiếu cân.

– Ngôi thai không thuận: 

Có nhiều người cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến ngôi thai không thuận (thai ngôi ngang và ngôi mông) chính là nhau thai bám thấp. 

Cần làm gì khi nhau thai bám thấp?

Lượng máu bị chảy của mẹ bầu là yếu tố quyết định đến phương pháp điều trị nhau tiền đạo. Cụ thể:

Không chảy máu hay chảy máu rất ít

Trong trường hợp mẹ không chảy máu hoặc chảy máu rất ít thì bác sĩ sẽ để nghị mẹ chỉ đứng hay ngồi khi cần thiết. Đồng thời nghỉ ngơi tại giường nhiều hơn. Đồng thời, tránh vận động và quan hệ tình dục trong toàn thai kỳ. Trong quãng thời gian này, khi thấy ra máu người mẹ cần đến cơ sở y tế thăm khám càng sớm càng tốt.

Chảy máu nặng

Đối với trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định nhập viện theo dõi. Và chăm sóc một cách kịp thời. Mẹ bầu có thể cần truyền máu khi bị mất máu quá nhiều và khi cần. Bác sĩ sẽ cho dùng thuốc nhằm ngăn ngừa tình trạng chuyển dạ sớm.

Đối với em bé đã đủ 36 tuần tuổi, mẹ bị chảy máu nặng bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ. Khi sinh sớm được chỉ định, để tăng tốc độ phát triển của phổi em bé có thể phải tiêm corticosteroid. 

Chảy máu không kiểm soát

Lúc này mẹ bầu sẽ được chỉ định sinh mổ khẩn cấp để đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn bé.

Trên đây là những thông tin về tình trạng nhau bám thấp. Lưu ý bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết chính xác tình trạng của mình, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám và tư vấn. Liên hệ hotline 1900 1984 để được hỗ trợ đặt lịch khám.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

MỔ CẤP CỨU LẤY DỊ VẬT TRONG BÀNG QUANG CHO BỆNH NHÂN NỮ 34 TUỔI

MỔ CẤP CỨU LẤY DỊ VẬT TRONG BÀNG QUANG CHO BỆNH NHÂN NỮ 34 TUỔI

Ngày 3/10/2024, Bệnh viện Quốc tế DoLife tiếp nhận bệnh nhân L.T.H (34 tuổi) nhập viện trong tình trạng đau nhiều vùng hạ vị, tiểu rắt, tiểu buốt kèm theo tiểu ra máu. Bệnh nhân được chụp X.quang hệ tiết niệu không chuẩn bị trước, có phát hiện dị vật trong bàng quang. Bệnh nhân […]

Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh

Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh

Tên cơ sở hướng dẫn thực hành khám bệnh, chữa bệnh: Bệnh viện Quốc tế DoLife Địa chỉ: Số 108 Nguyễn Hoàng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội Danh sách người hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh: Xem TẠI ĐÂY

Danh sách hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh tháng 8/2024

Danh sách hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh tháng 8/2024

Tên cơ sở hướng dẫn thực hành khám bệnh, chữa bệnh: Bệnh viện Quốc tế DoLife Địa chỉ: Số 108 Nguyễn Hoàng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội Danh sách người hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh: Xem TẠI ĐÂY

Danh sách hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh tháng 6/2024

Danh sách hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh tháng 6/2024

Tên cơ sở hướng dẫn thực hành khám bệnh, chữa bệnh: Bệnh viện Quốc tế DoLife Địa chỉ: Số 108 Nguyễn Hoàng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội Danh sách người hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh: Xem TẠI ĐÂY