Não úng thủy: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

15/11/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Não úng thủy là một dạng dị tật ống thần kinh, chủ yếu liên quan tới bẩm sinh. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Thông tin chung về não úng thủy
Thông tin chung về não úng thủy

Thông tin chung về não úng thủy

Não úng thủy là gì?

Não úng thủy (Hydrocephalus) là tình trạng bệnh lý của hệ thần kinh trung ương. Đây là hệ quả từ những gián đoạn, mất cân bằng của sự hình thành, lưu thông dòng chảy hoặc hấp thu dịch não tủy. Khi đó, dịch não tủy tích tụ quá nhiều trong não thất gây ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Dịch não thủy tích tụ quá nhiều trong não khiến cho phần đầu của bệnh nhân càng ngày càng to và gây tổn thương nhu mô não.

Não úng thủy có thể là cấp tính hoặc mãn tính diễn ra trong nhiều tháng, nhiều năm với các hình thức khác nhau như: tắc nghẽn, thể thông và áp lực bình thường.

Não úng thủy có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bệnh phổ biến hơn ở trẻ sơ sinh và người lớn từ 60 tuổi.

Phân loại não úng thủy

Bộ phận đầu tiên bị ảnh hưởng từ não úng thủy chính là hệ thần kinh trung ương. 

Có 2 loại não úng thủy chính”

– Não úng thủy giao tiếp (não úng thủy không tắc nghẽn)

Xảy ra khi bệnh nhân bị tắc nghẽn bên ngoài hệ thống não thất hoặc gặp phải một số vấn đề như: chấn thương, xuất huyết, nhiễm trùng, u…

– Não úng thủy không giao tiếp (não úng thủy tắc nghẽn)

Xảy ra khi bên trong hệ thống não thất của bệnh nhân bị tắc nghẽn hoắc bên ngoài não thất gặp các vấn đề như xuất huyết, có khối u. Ở một số trường hợp, bệnh xảy ra do nguyên nhân bẩm sinh.

Đối tượng có nguy cơ mắc não úng thủy

Não úng thủy là bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh trung ương và có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên, bệnh có nguy cơ mắc cao hơn ở trẻ sơ sinh và người cao tuổi.

Số liệu thống kê từ Viện Quốc gia về rối loạn thần kinh và đột quỵ Mỹ chỉ ra rằng: Cứ 500 trẻ được sinh ra lại có 1 trẻ mắc não úng thủy. Đa số các trường hợp được chẩn đoán từ trong thai kỳ hoặc ngay sau sinh.

Dấu hiệu nhận biết não úng thủy

Dấu hiệu

Các biểu hiện bệnh của não úng thủy có thể khởi phát nhanh hoặc các triệu chứng cũng có thể khởi phát chậm, khó chẩn đoán. Ở từng đối tượng khác nhau, dấu hiệu bệnh là không giống nhau

Dấu hiệu ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có dấu hiệu dễ nhận thấy nhất do các khớp sọ chưa được đóng kín lại. 

– Kích thước đầu của trẻ tăng nhanh một cách bất thường, da đầu dần trở nên mỏng và sáng bóng. 

– Thóp trước của trẻ dần giãn rộng và căng ra. 

– Dùng tay có thể sờ thấy thóp trước liền với thóp sau và quan sát thấy các mạch máu dưới da đầu giãn to.

– Trán rất rộng.

– Mất dấu hiệu mạch đập.

– Mắt thường nhìn xuống dưới.

Dấu hiệu ở trẻ em

– Đầu to bất thường. Vòng đầu tăng trên 2 độ lệch chuẩn.

– Buổi sáng, trẻ thường cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, chán ăn, nôn mửa, dễ kích động.

– Nhức đầu, đau đầu vào buổi sáng.

– Mờ mắt, nhìn đôi.

– Dáng đi thay đổi, rối loạn điều phối.

– Chậm phát triển hoặc thoái lý tâm lý – vận động.

– Tăng cơ trương lực, tăng phản xạ gân xương.

– Rối loạn phát triển thể chất: béo phì, dậy thì sớm, chậm dậy thì…

Dấu hiệu ở người trưởng thành

– Đau đầu, mệt mỏi.

– Dễ mất thăng bằng.

– Tiểu nhiều lần. Bàng quang hoạt động kém hiệu quả.

– Thị lực suy giảm.

– Khả năng tập trung, trí nhớ suy giảm

Dấu hiệu ở người cao tuổi

Tiểu không kiểm soát, tiểu nhiều lần.

– Suy giảm, mất trí nhớ.

– Mất khả năng suy luận, tập trung.

– Thăng bằng kém, đi lại khó khăn.

Biến chứng

Người bệnh mắc não úng thủy nếu không được phẫu thuật để giảm áp lực ở não sớm sẽ bị tổn thương hệ thần kinh. Các biến chứng thường gặp phải như:

– Viêm màng não mủ.

– Điếc.

– Mù.

– Chậm phát triển tâm thần.

– Động kinh.

– …

Cách chẩn đoán não úng thủy

Để chẩn đoán não úng thủy, người bệnh sẽ được khám lâm sàng và làm các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh:

– Khám lâm sàng: Xem xét triệu chứng, bệnh sử…

– Kiểm tra thần kinh.

– Thực hiện các xét nghiệm: siêu âm, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ, chọc dịch não tủy, đo và theo dõi áp lực nội sọ, soi đáy mắt.

Phương pháp điều trị

Có nhiều phương pháp điều trị não úng thủy được áp dụng, tùy theo nguyên nhân gây bệnh:

– Xử lý trực tiếp với tắc nghẽn dịch não tủy bằng cách loại bỏ các nguyên nhân.

– Xử lý gián tiếp với nguyên nhân gây dịch não tủy bằng cách chuyển dịch đến nơi khác trong khoang cơ thể. Với phương pháp này, bác sĩ thường sử dụng ống thông shunt để chuyển hướng dịch não tủy dư thừa ra ngoài.

Hai giai đoạn thường được thực hiện:

+ Giai đoạn 1: chuyển hướng dịch não tủy.

+ Giai đoạn 2: loại bỏ nguyên nhân gây tắc nghẽn.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể thực hiện nội soi phá sàn não thất ba với ông nội soi mềm có gắn máy quay nhỏ để quan sát hệ thống não thất, tạo đường mới cho dòng chảy của dịch não tủy.

Cách phòng ngừa não úng thủy

Não úng thủy cần được phòng ngừa ngay từ giai đoạn mang thai để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh bẩm sinh. Trong đó, mẹ bầu cần lưu ý:

Khám sức khỏe, khám thai định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ:

+ Khám thai lần 1 vào 2 – 3 tuần sau khi trễ kinh để xác định vị trí và dấu hiệu sống của thai.

+ Khám thai lần 2 vào tuần thai thứ 11 – 16 tuần 6 ngày để kiểm tra sức khỏe người mẹ, tầm soát bất thường về số lượng nhiễm sắc thể của thai.

+ Khám thai 1 lần/ tháng trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ: siêu âm hình thái học thai nhi; xét nghiệm máu tầm soát đái tiểu đường thai kỳ, thiếu máu; xét nghiệm nước tiểu.

+ Tuần 29 – 32 của thai kỳ: khám thai 1 tuần/lần.

+ Tuần 33 – 35 của thai kỳ: khám thai 2 tuần/lần.

+ Tuần 36 – 40 của thai kỳ: khám thai 1 tuần/lần.

– Tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh để bảo vệ bản thân và thai nhi trước các nguy cơ bệnh lý.

Với trẻ nhỏ, ba mẹ cần chú ý bảo vệ bé trước các nguy cơ chấn thương đầu, đặc biệt là trong giai đoạn tập đi. Việc tiêm chủng cho trẻ cũng đóng vai trò quan trọng, giúp tạo “hàng rào” bảo vệ trẻ trước nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng gây ảnh hưởng tới não.

Trên đây là những thông tin chung về não úng thủy. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Vậy thoát vị đĩa đệm có nguyên nhân do đâu? Triệu chứng và phương pháp điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Thoát vị đĩa đệm là gì? Thoát vị đĩa đệm hay còn […]

Tinh trùng yếu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tinh trùng yếu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tinh trùng yếu là nguyên nhân hàng đầu gây hiếm muộn, vô sinh ở nam giới. Vậy tinh trùng yếu nguyên nhân do đâu? Dấu hiệu nhận biết và điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Tinh trùng yếu là gì? Tinh trùng yếu là tình trạng chất lượng […]

Ung thư vòm họng: Dấu hiệu nhận biết sớm

Ung thư vòm họng: Dấu hiệu nhận biết sớm

Ung thư vòm họng là bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng. Nắm được các triệu chứng và điều trị sớm có thể tăng khả năng điều trị bệnh. Vậy ung thư vòm họng có những triệu chứng nào? Tìm hiểu qua bài viết sau! Ung thư vòm họng là gì? Ung thư vòm họng […]

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]