Để đạt được hiệu quả tốt nhất sau mổ tái tạo dây chằng chéo trước, người bệnh cần hiểu rõ về việc phẫu thuật và các lưu ý trước và sau khi vào phòng mổ. Lưu ngay các thông tin trong bài viết để chuẩn bị tốt nhất cho quá trình điều trị!
Mổ tái tạo dây chằng chéo trước
Đứt dây chằng chéo trước và chấn thương thường gặp, xảy ra ở khớp gối do nhiều nguyên nhân như: chơi thể thao cường độ cao, tai nạn… gây ảnh hưởng đến chức năng vận động của người bệnh, thậm chí có thể gây ra biến chứng thoái hóa khớp gối sớm nếu không được điều trị kịp thời.
Phẫu thuật tái tạo dây chằng trước thường được chỉ định với các trường hợp dây chằng chéo bị tổn thương và không thể phục hồi bằng điều trị bảo tồn với vật lý trị liệu – phục hồi chức năng và khi khớp gối mất vững.
Mục tiêu của việc phẫu thuật là lấy lại đặc điểm và tối đa chức năng của đầu gối như chưa bị tổn thương, làm vững khớp giúp người bệnh có thể trở lại các hoạt động thường ngày.
Hiện phẫu thuật dây chằng chéo trước bằng nội soi hiện là phương pháp phổ biến và tối ưu nhất trong phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước với độ xâm lấn thấp, hiệu quả cao, nhanh lành thương và đảm bảo tính thẩm mỹ.
Các biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật
Trước khi quyết định phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước, người bệnh cần hiểu rõ các biến chứng, rủi ro có thể xuất hiện để phòng tránh cũng như chủ động ứng phó trong quá trình hồi phục:
– Nhiễm khuẩn tại vết mổ hoặc mô gân dùng làm dây chằng tái tạo. Trường hợp này thường chỉ xảy ra nếu kỹ thuật vô trùng, lấy mảnh ghép không đúng cách hay nhiễm khuẩn từ hô hấp, máu…
– Cứng khớp, giảm biên độ vận động khớp gối, khó khăn trong co duỗi chân. Nguyên nhân của tình trạng này thường là do người bệnh không tập phục hồi chức năng/ tập sai cách/ tập muộn sau khi phẫu thuật.
– Đau khớp gối, tổn thương dây chằng, sụn khớp và các đầu mút thần kinh quanh bao khớp. Tình trạng này thường kéo dài khoảng 1 – 2 tuần sau phẫu thuật rồi giảm dần và biến mất.
– Khớp gối phát ra tiếng lục khục do quá trình bôi trơn sau phẫu thuật bị ảnh hưởng, bao hoạt dịch hoạt động chưa ổn định.
– Lỏng gối
– Huyết khối tĩnh mạch (thường xuất hiện ở bắp chân, đùi và ảnh hưởng tới nhiều cơ quan khác trên cơ thể) có thể gây ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh.
Lưu ý để sớm phục hồi sau mổ tái tạo dây chằng chéo trước
Để sau phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước người bệnh sớm bình phục và lấy lại khả năng vận động thì phục hồi chức năng sau phẫu thuật đóng vai trò quan trọng. Trong đó, người bệnh cần lưu ý:
– Thời điểm bắt đầu luyện tập phục hồi chức năng: Sau khi phẫu thuật 1 ngày, người bệnh đã có thể bắt đầu thực hiện các bài tập vật lý trị liệu phù hợp theo từng giai đoạn.
– Chuẩn bị nạng và nẹp gỗ phù hợp để thuận tiện và chủ động trong các sinh hoạt sau phẫu thuật.
– Chủ động tập luyện và thực hiện các bài tập theo hướng dẫn của kỹ thuật viên để sớm hồi phục khả năng vận động.
Để tối ưu quá trình phục hồi, tránh chấn thương sau phẫu thuật, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề như:
– Băng kín vết mổ với băng không thấm nước mỗi khi đi tắm để tránh ảnh hưởng đến vết mổ, tránh nhiễm trùng.
– Thay gạc, uống thuốc đúng giờ theo hướng dẫn của bác sĩ.
– Không tự ý bỏ nạng hoặc khung tập đi khi chưa có chỉ định từ bác sĩ hay kỹ thuật viên phục hồi chức năng.
– Tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn để kiểm tra khả năng lành thương, mức độ vận động của khớp.
– Thông báo ngay với bác sĩ khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường như: chảy dịch, sưng đau, chảy máu, thay đổi màu sắc da…
Luyện tập phục hồi
Hạn chế gập/ duỗi gối là một trong các biến chứng thường gặp nhất sau mổ tái tạo dây chằng chéo trước. Dù biến chứng này không gây nguy hiểm tới sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng chi và tính thẩm mỹ. Bởi vậy, để cải thiện tối ưu sau phẫu thuật, người bệnh cần luyện tập phục hồi để cải thiện khả năng vận động của khớp gối.
Trong đó cần lưu ý:
Điều trị chống phù nề
Điều trị giảm sưng nề khớp gối là việc đầu tiên, đóng vai trò quan trọng giúp quá trình tập luyện, lấy lại biên độ vận động của khớp gối một cách hiệu quả. Người bệnh làm theo hướng dẫn:
– Bất động gối sau khi chấn thương và trong tối thiểu 3 tuần đầu. Bất động gối giúp giảm tình trạng đụng dập, sưng đau phần phần xung quanh gối. Bạn có thể sử dụng nẹp hoặc bó bột để hỗ trợ quá trình này hiệu quả. Tuy nhiên, cũng cần lưu không nên để gối bất động quá lâu để tránh tình trạng teo cơ, cứng khớp. Trong thời gian để gối bất động, người bệnh vẫn nên đi lại, tì đè chân để tăng sức mạnh cơ.
– Chườm đá: chườm đá lên khớp gối 4 – 6 lần/ngày, mỗi lần 20 phút.
– Dùng thuốc giảm đau, chống viêm, chống phù nề không steroid theo đơn của bác sĩ.
Tập luyện
Các bài tập người bệnh có thể thực hiện trong thời gian bó bột hoặc mang nẹp để tăng khả năng vận động như:
– Đi lại nhẹ nhàng
– Nằm trên giường, nâng chân từ từ khỏi mặt giường 20-30cm, giữ trong 5 giây và thực hiện lặp lại 20 – 30 lần mỗi ngày.
– Duỗi khớp cổ chân nhiều lần
Sau khi tháo nẹp/ tháo bột, người bệnh nên sớm thực hiện các bài tập lấy lại biên độ khớp gối để sớm phục hồi khả năng vận động như ban đầu.
Bài tập duỗi hết gối
– Bài tập duỗi gối thụ động
+ Nằm ngửa trên giường, thả lỏng cơ đùi, kê gối nâng cao gót để dối duỗi thẳng dần bằng trọng lượng của chân cho đến khi đạt độ duỗi tối đa. Thực hiện 10 – 15 phút x 3 – 4 lần/ngày.
– Duỗi gối chủ động
+ Làm tương tự như với duỗi gối thụ động nhưng dùng tay hoặc chân đối diện ấn nhẹ cho đến khi gối duỗi tối đa.
Bài tập gấp gối
– Bài tập gấp gối thụ động
+ Người bệnh ngồi trên ghế hoặc nằm trên giường rồi thả lỏng chân xuống nền nhà, để gối gấp dần ở tư thế thoải mái. Trượt dần chân trên tường để tăng biên độ gấp gối.
– Bài tập gấp gối chủ động
+ Người bệnh thực hiện gấp gối bằng cách kéo gót chân về phía mông, giữ trong 5 giây rồi duỗi gối ra từ từ. Thực hiện nhẹ nhàng theo mức độ tăng dần để tăng dần sức mạnh cho cơ.
Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?
Thoát vị đĩa đệm là bệnh liên quan đến xương sống. Căn bệnh này hiện nay rất phổ biến, đặc biệt là dân văn phòng. Vậy thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì? Thoát vị […]
Cong vẹo cột sống điều trị như thế nào?
Cong vẹo cột sống là một dị tật khá phổ biến. Nguy hiểm hơn, cong vẹo cột sống đang có xu hướng xuất hiện nhiều ở trẻ em. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, căn bệnh này có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Thế nào là cong vẹo cột sống? […]
Phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước
Phục hồi chức năng sau phẫu thuật dây chằng chéo trước là việc làm cần thiết. Nó quyết định đến thời gian và khả năng hồi phục của dây chằng. Vậy phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết. Vì sao cần tập phục […]
Phẫu thuật thay khớp háng: Những điều cần biết
Phẫu thuật thay khớp háng là một phẫu thuật chỉnh hình phổ biến, giúp loại bỏ phần khớp háng bị hư hỏng, tổn thương để thay thế bằng khớp nhân tạo, phục hồi khả năng vận động cho người bệnh Phẫu thuật thay khớp háng là gì? Phẫu thuật thay khớp háng là quá trình […]