Chuột rút là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Đâu là nguyên nhân của tình trạng này? Mẹ bầu hay bị chuột rút cần làm gì để hạn chế tình trạng này? Để DoLife giúp mẹ giải đáp qua bài viết bên dưới!

Cảnh báo tình trạng chuột rút ở phụ nữ mang thai
Chuột rút ở phụ nữ mang thai là gì?
Chuột rút là tình trạng co thắt đột ngột, không tự chủ do sự tích tụ axit. Đây là phản ứng ngoài ý muốn, gây đau bắp thịt, cử động khó khăn. Bất kỳ bắp thịt nào đều có thể bị chuột rút. Tuy nhiên, tình trạng này thường gặp nhất ở bắp chuối, bắp đùi, hông, dọc bàn tay, bàn chân và cơ bụng.
Cơn chuột rút thường xảy ra khi cơ thể đang ngủ hoặc sau vận động, cơ bắp sử dụng lâu dài. Mỗi cơn có thể kéo dài từ 30 – 60 giây. Cũng có những cơn hết đi rồi trở lại.
Ở phụ nữ mang thai, chuột rút thường xảy ra ở vùng mông và đùi và thường diễn ra vào ban đêm. Việc này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của mẹ bầu, gây rối loạn giấc ngủ, tâm trạng.
Dấu hiệu chuột rút cần lưu ý trong thai kỳ
Mẹ bầu bị chuột rút là hiện tượng rất bình thường. Tuy nhiên, vấn đề này sẽ trở thành bất thường, mẹ bầu cần thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nếu xuất hiện các triệu chứng:
– Tần suất bị chuột rút cao, khoảng 6 lần/giờ.
– Dù đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa, chuột rút vẫn diễn ra thường xuyên.
– Đồng thời xuất hiện các vấn đề sức khỏe như chóng mặt, chảy máu… Khi đó mẹ bầu có thể có nguy cơ mang thai ngoài tử cung, nhau tiền đạo, sảy thai.
– Đồng thời xuất hiện tình trạng đau bụng, sốt… Khi đó, mẹ bầu có thể đang bị bệnh ruột thừa, sỏi thận, sỏi túi mật.
Nguyên nhân khiến mẹ bầu chuột rút trong thai kỳ
Sự thay đổi của cơ thể khi mang thai khiến mẹ bầu xuất hiện nhiều vấn đề khác thường, trong đó có chuột rút.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:
– Cơ thể mẹ bầu bị thiếu nước gây rối loạn điện giải
– Thiếu hụt canxi ở cả mẹ và bé gây ra những cơn co cứng cơ.
– Tử cung to ra, chèn lên các mạch máu, dây thần kinh.
– Làm việc quá mức hoặc cơ thể phải chịu kích thích đột ngột
– Trọng lượng cơ thể tăng lên khiến cơ bắp chân phải chịu nhiều áp lực.
– Dây chằng tròn (cơ nâng đỡ tử cung) căng ra gây đau nhói
– Chế độ ăn thiếu chất khoáng (kali, canxi hoặc magiê)
Cách xử trí khi mẹ bầu hay bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng thường gặp và hầu như không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe mẹ và bé. Khi gặp hiện tượng này, mẹ chỉ cần làm theo hướng dẫn:

– Lập tức duỗi thẳng chân, sau đó nhẹ nhàng gập bàn chân vuông góc với sàn nhà, ngón chân cong lên về phía trước.
– Xoa bóp cơ bắp chân, chườm ấm vào vùng bị chuột rút để làm nóng cơ bắp cho đến khi hết chuột rút.
– Khi hết chuột rút, mẹ đứng dậy đi lại nhẹ nhàng để giảm cơn đau nhanh chóng.
Cách phòng ngừa chuột rút trong thai kỳ
Tình trạng chuột rút hoàn toàn có thể hạn chế nếu mẹ biết cách phòng ngừa. Một số lời khuyên dành cho mẹ bầu để phòng chuột rút hiệu quả:
Massage chân thường xuyên
Massage chân đều đặn mỗi ngày và sau mỗi lần chuột rút sẽ giúp cơ được thư giãn, giảm tình trạng khó chịu. Mẹ nên massage bắt đầu từ đầu ngón chân rồi trượt ra phía sau bàn chân, hướng lên mắt cá chân. Sử dụng động tác di chuyển ngón tay theo hình tròn hướng lên xuống, đều sang hai bên để tạo cảm giác thoải mái, tăng hiệu quả tối ưu.
Mẹ có thể thực hiện thêm các động tác như: kéo duỗi chân, xoay cổ chân… để tăng sự dẻo dai cho các khớp. Việc chườm nóng bắp thịt cũng là hoạt động mẹ bầu nên áp dụng để giảm chuột rút hiệu quả.
Khi massage, mẹ cần ngồi ở tư thế thoải mái. Mẹ có thể ngồi lên ghế, tuy nhiên không được chọn ghế quá cao để đảm bảo cho chân có thể chạm được đất.

Vận động căng cơ
Việc ngồi hay đứng ở một tư thế quá lâu không những không tốt mà còn tăng nguy cơ bị chuột rút ở mẹ bầu. Thay vào đó, mẹ nên đi bộ nhẹ nhàng, hạn chế ngồi khoanh chân, vắt chéo chân để tăng lưu lượng máu ở chân.
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên thực hiện các bài tập cơ chân nhẹ nhàng để giảm tình trạng chuột rút. Tuy nhiên, hãy lưu ý về tư thế tập để tránh gây tổn thương cho mẹ và bé.
Mẹ tham khảo bài tập căng cơ bắp chân đơn giản:
– Nhón gót lên rồi lại xuống vài lần/ngày để kéo căng cơ bắp chân.
– Thực hiện động tác duỗi, gập bàn chân, xoay cổ chân, ngón chân để tăng độ đàn hồi cho cơ.
– Căng bắp chuối: đứng đối diện tường khoảng 1m, chống tai tay vào tường, nghiêng người về phía trước để căng cơ bắp chuối. Giữ nguyên tư thế trong khoảng 10 – 30 giây, lặp lại 5 lần.
Đặc biệt, mẹ cần duy trì hoạt động thể dục nhẹ nhàng đều đặn. Việc này không chỉ giúp hạn chế tình trạng chuột rút mà còn tăng sự linh hoạt cho cơ thể, cải thiện tâm trạng hiệu quả.
Ngủ ở tư thế phù hợp
Chuột rút ở mẹ bầu thường xảy ra vào lúc ngủ. Bởi vậy, tư thế ngủ rất quan trọng. Mẹ nên chọn cho mình tư thế ngủ thoải mái trong một không gian rộng rãi để chân được di chuyển tự do. Việc kê cao chân bằng gối cũng là một mẹo hiệu quả giúp giảm tình trạng chuột rút ở mẹ bầu.
Bổ sung nhiều chất khoáng, uống đủ nước
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuột rút mà ít mẹ bầu để ý chính là sự thiếu hụt vitamin và khoáng chất, nước trong cơ thể.
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên uống từ 2 – 2,5 lít nước/ngày. Để hạn chế đi vệ sinh về đêm, mẹ nên hạn chế uống nước từ 1 – 2 giờ trước khi đi ngủ.
Bên cạnh đó, mẹ nên tăng cường những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
Một số thực phẩm mẹ có thể tham khảo tăng cường trong thực đơn:
– Trứng, sữa, cá, thịt… giàu vitamin B12
– Rau bina, cá hồi, chuối, hạt óc chó… giàu vitamin B6
– Hạt dẻ, rau cải xanh, bơ, đu đủ… giàu vitamin E
– Sữa chua, phô mai, đậu phụ… giàu canxi.
– Súp lơ, cải bắp, rau diếp, rau dền… giàu magie.
– Khoai lang, khoai tây, bí ngô, củ dền, sữa chua… giàu Kali
Tắm nước ấm trước khi ngủ
Nước ấm có tác dụng tuyệt vời trong việc thư giãn cơ bắp, giảm chuột rút hiệu quả. Mẹ nên tắm bằng nước ấm mỗi ngày và có thể ngâm chân bằng nước ấm thêm chút muối mỗi tối để giảm chuột rút, đặc biệt ở những tháng cuối thai kỳ.
Hi vọng những thông tin trong bài viết đã giúp mẹ giải đáp được các thắc mắc về tình trạng bầu hay bị chuột rút và cách khắc phục. Nếu còn bất kỳ băn khoăn gì, mẹ liên hệ với hotline 1900 1984 của DoLife để được tư vấn ngay nhé!
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan

Bệnh tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ em: Ba mẹ cần chăm sóc bé như thế nào?
Tiêu chảy là vấn đề thường gặp ở trẻ. Trong đó, tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ nếu không được cứu chữa kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong ở trẻ. Tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ là gì? Tiêu chảy nhiễm khuẩn là một trong […]

Hướng dẫn xử trí đúng cách khi trẻ sốt cao co giật nhiều lần
Khi trẻ sốt cao co giật, ba mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế trong thời gian sớm nhất để được bác sĩ xử trí kịp thời. Tuy nhiên, trong thời gian đưa trẻ đến gặp bác sĩ, ba mẹ cũng cần có phương pháp xử trí đúng cách, hạn chế tối đa […]

Những dấu hiệu phát hiện sớm bệnh giang mai
Giang mai là căn bệnh lây qua đường tình dục. Căn bệnh này để lại những hậu quả nặng nề cho sức khỏe. Vậy những triệu chứng của bệnh giang mai là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! Bệnh giang mai là gì? Bệnh giang mai là căn bệnh xã hội […]

Dấu hiệu nhận biết mắc bệnh lây qua đường tình dục
Các bệnh lây qua đường tình dục rất khó nhận biết. Thường chỉ đến khi bệnh đến giai đoạn trở nặng thì người mắc mới phát hiện. Vậy bệnh lây qua đường tình dục có những dấu hiệu nhận biết nào để có thể sớm phát hiện? Cùng DoLife tìm hiểu qua bài viết sau […]