Mang thai ngoài tử cung phải mổ không? 

28/08/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Mang thai là khoảng thời gian hạnh phúc nhất, tuy nhiên hành trình ấy cũng ẩn chứa muôn vàn khó khăn, đặc biệt là với mẹ bầu bị mang thai ngoài tử cung. Vậy dấu hiệu nào để nhận biết mang thai ngoài tử cung, thai ngoài tử cung có cần phải mổ hay không, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này!

Tìm hiểu nguyên nhân mang thai ngoài tử cung 

Thai ngoài tử cung (hay có tên gọi thai ngoài dạ con) là hiện tượng thai không làm tổ ở trong buồng tử cung mà ở những vị trí khác như là: Vòi trứng, ổ bụng, cổ tử cung. Tình trạng này thường xuất hiện ở phụ nữ bị hẹp, dị tật ống dẫn trứng bẩm sinh hoặc đã từng phẫu thuật ống dẫn trứng.

Mang thai ngoài dạ con có thể đến từ những nguyên nhân không rõ ràng, có thể là từ bẩm sinh hoặc những vấn đề liên quan đến sức khỏe mẹ. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến mang thai ngoài dạ con bao gồm:

– Ống dẫn trứng bị dị tật, chèn ép bởi các khối u khiến cho hợp tử không thể di chuyển

– Đường sinh dục bị viêm nhiễm

– Viêm nhiễm ở vùng chậu

– Phụ nữ mắc các bệnh lý lây lan qua đường quan hệ tình dục

– Phụ nữ từng bị u nang buồng trứng, đã trải qua nạo phá thai

Mang thai ngoài tử cung không phải là hiện tượng quá hiếm gặp
Mang thai ngoài tử cung không phải là hiện tượng quá hiếm gặp

Dấu hiệu nhận biết thai ngoài tử cung là gì? 

Sau khoảng thời gian quan hệ từ 1 đến 2 tuần, lúc này trứng đã được thụ tinh và đi xuống buồng tử cung làm tổ. Tuy nhiên, trường hợp bạn có dấu hiệu mang thai nhưng khi đi siêu âm không thấy túi thai trong buồng tử cung thì khả năng cao bạn đã chửa ngoài dạ con. Ngoài ra, bạn cũng có thể căn cứ vào một số dấu hiệu phổ biến sau để chẩn đoán mang thai ngoài dạ con hay không.

Dấu hiệu nhận biết mang thai ngoài tử cung – Chu kỳ kinh nguyệt bị đến chậm

Đối với trường hợp chửa ngoài dạ con thì ngày thấy kinh thường trễ hơn so với dự kiến, tuy nhiên cũng có trường hợp ngày kinh đến sớm hoặc đúng ngày. Dấu hiệu phân biệt chảy máu do thai ngoài dạ con hay kinh nguyệt bình thường có thể là do hiện tượng chảy máu kéo dài. Máu thường có màu đen sẫm, không đông và ra số lượng ít hơn so với bình thường.

Chu kỳ kinh nguyệt đến chậm có thể là một trong những dấu hiệu báo hiệu thai ngoài tử cung
Chu kỳ kinh nguyệt đến chậm có thể là một trong những dấu hiệu báo hiệu thai ngoài tử cung

Dấu hiệu nhận biết mang thai ngoài tử cung – Xuất huyết âm đạo 

Đa số mẹ thường nhầm lẫn xuất huyết âm đạo và ra máu kinh nguyệt. Tuy nhiên, 2 dấu hiệu này khác biệt hoàn toàn. Máu do xuất huyết âm đạo thường có màu đỏ sẫm hoặc màu đen kèm theo cơn đau thắt bụng ở dưới hoặc đau ở vùng hố chậu. Cũng có số ít trường hợp thai ngoài tử cung không bị xuất huyết. Hiện tượng chảy máu lâu ngày thường gây mất máu, mệt mỏi và tụt huyết áp.

Ngoài ra, tùy từng thời điểm mà cơn đau có thể có mức độ khác nhau, lúc âm ỉ, lúc dữ dội, có khi lại đau đớn đột ngột. Nếu như có triệu chứng này thì khả năng cao mẹ đã mang thai ngoài tử cung.

Dấu hiệu nhận biết mang thai ngoài tử cung – Nồng độ HCG tăng

Nồng độ HCG tăng là do hormone nhau thai tiết ra, trong quá trình mang thai, nồng độ này sẽ tăng dần đều tương xứng với tuổi thai. Tuy nhiên, trường hợp HCG tăng không tương xứng với tuổi thai thì đây có thể là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung.

Mang thai ngoài tử cung có bắt buộc phải mổ hay không? 

Phần lớn các trường hợp mang thai ngoài tử cung đều bắt buộc phải mổ. Tuy nhiên, tùy vào các yếu tố khác như tình trạng sức khỏe hoặc kích thước khối thai mà bác sĩ có thể chỉ định phương pháp mổ khác nhau.

Với những trường hợp khối thai ngoài tử cung to và chưa bị vỡ 

Trường hợp này có thể được chỉ định mổ nội soi. Không chỉ mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị, khi thực hiện mổ nội soi, bệnh nhân cũng không cần phải sử dụng kháng sinh quá nhiều. Ngoài ra, phương pháp này còn mang ưu điểm là tính thẩm mỹ cao, không để lại sẹo xấu.

Với những trường hợp thai ngoài tử cung bị vỡ

Trường hợp thai ngoài tử cung bị vỡ, xuất hiện nhiều máu ở trong ổ bụng bác sĩ cần tiến hành mổ mở. Đây có thể nói là trường hợp cấp cứu bởi nếu như không được tiến hành kịp thời, bệnh nhân có nguy cơ tử vong do bị mất máu.

Trường hợp nào thai ngoài tử cung không cần phải mổ? 

Không phải trường hợp mang thai ngoài tử cung nào cũng cần điều trị bằng phương pháp mổ. Với khối thai ngoài tử cung chưa bị vỡ và có đường kính dưới 3cm, bác sĩ cần sử dụng thuốc điều trị nội khoa làm cho khối thai không phát triển và bị tiêu đi. Tuy nhiên, để thực hiện phương pháp này, chị em cần theo dõi liên tục về lượng HCG trong máu và siêu âm nhằm đánh giá sự phát triển của khối thai. Nếu như phương pháp này không hiệu quả, lúc này bác sĩ bắt buộc chỉ định phương pháp mổ lấy thai ngoài tử cung.

Lưu ý một số biện pháp phòng ngừa thai ngoài tử cung 

Mang thai ngoài tử cung là trường hợp không ai mong muốn, tuy nhiên, chị em hoàn toàn có thể phòng tránh bằng việc áp dụng các biện pháp sau:

– Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi chị em sử dụng bất cứ loại thuốc nào.

– Tuân thủ lịch khám thai và siêu âm định kỳ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

– Hạn chế tuyệt đối việc nạo phá thai. Chị em nên lưu ý sử dụng các biện pháp phòng tránh thai, đặc biệt là trong thời gian sau khi sinh hoặc khi cho con bú.

– Khi bị viêm nhiễm sinh dục, người bệnh cần đi khám để được điều trị đầy đủ. Việc khám phụ khoa định kỳ hoặc khám phụ khoa ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ sẽ giúp chị em điều trị kịp thời, hạn chế di chứng viêm dính tắc vòi trứng gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.

– Thăm khám sớm khi bị đau bụng hoặc ra máu thất thường vào giai đoạn sớm của thai kỳ, đặc biệt với những sản phụ từng bị thai ngoài tử cung hoặc có tình trạng viêm nhiễm sinh dục từ trước.

Đừng quên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp điều trị phù hợp nhất bạn nhé!
Đừng quên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp điều trị phù hợp nhất bạn nhé!

Hy vọng bài viết trên đã giúp chị em hiểu thêm về tình trạng mang thai ngoài tử cung. Nếu như còn bất cứ thắc mắc cần hỗ trợ, chị em vui lòng liên hệ đến HOTLINE 19001984 của Bệnh viện Quốc tế Dolife để được giải đáp nhanh chóng nhất!

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Thuyên tắc ối: Triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Thuyên tắc ối: Triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Thuyên tắc ối là một tai biến sản khoa rất nguy hiểm. Vậy thuyên tắc ối có triệu chứng, biến chứng như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Thuyên tắc ối là gì? Thuyên tắc mạch ối hay còn gọi là tắc mạch ối. Đây là tình trạng có sự xâm […]

Vỡ tử cung: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Vỡ tử cung: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Vỡ tử cung là một tai biến sản khoa nguy hiểm đến tính mạng. Vậy vỡ tử cung có dấu hiệu gì? Cách phòng ngừa ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết Vỡ tử cung là gì? Vỡ tử cung là một tai biến sản khoa gây nguy hiểm cho cả thai phụ lẫn […]

Đặt vòng nâng cổ tử cung: Những thông tin cần biết

Đặt vòng nâng cổ tử cung: Những thông tin cần biết

Đặt vòng nâng cổ tử cung là một biện pháp được thực hiện để phòng tránh nguy cơ sinh non hay sảy thai phổ biến hiện nay. Cùng tìm hiểu về phương pháp này trong bài viết dưới đây. Đặt vòng nâng cổ tử cung là gì? Vòng nâng cổ tử cung là một loại […]

Tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Tụ dịch màng nuôi là tình trạng khá phổ biến ở các mẹ bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vậy tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết. Tụ dịch màng nuôi là gì? Tụ dịch màng nuôi thường xảy […]