Lupus ban đỏ: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

27/10/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Bệnh lupus ban đỏ có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng nếu như không được điều trị kịp thời. Vậy lupus ban đỏ là bệnh gì? Có những phương pháp nào điều trị? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Lupus ban đỏ là bệnh gì?

Lupus ban đỏ hệ thống hay lupus ban đỏ là bệnh tự miễn

Lupus ban đỏ hệ thống hay lupus ban đỏ là bệnh tự miễn. Nó làm viêm mô liên kết và có thể tổn hại đến các cơ quan khác trong cơ thể. 

Bệnh ảnh hưởng đến khớp, da, phổi, tim, mạch máu, thận, hệ thần kinh và tế bào máu. Lupus ban đỏ còn gây ra hiện tượng Raynaud (tình trạng mạch máu bị co thắt lại khiến ngón tay, ngón chân, tai và mũi bị đau và tím tái). Bệnh thường có hai giai đoạn bệnh nặng và nhẹ xen kẽ nhau. Đa số các trường hợp nhiễm bệnh không có ảnh hưởng gì đến cuộc sống.

Bệnh này gồm nhiều thể khác nhau:

  • Lupus ban đỏ hệ thống (SLE): là loại phổ biến nhất. Và ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể.
  • Lupus ban đỏ dạng đĩa (DLE): gây ra bệnh phát ban mãn tính.
  • Lupus do thuốc: Lupus cũng có thể xuất hiện do sự tương tác thuốc.
  • Lupus ban đỏ ở da bán cấp: có thể gây loét da trên các bộ phận của cơ thể khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Lupus sơ sinh: đây là một thể hiếm của Lupus làm ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân của bệnh lupus ban đỏ

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra những nguyên nhân chính xác gây ra căn bệnh Lupus ban đỏ. Tuy nhiên, những yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh: 

– Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người thân như anh chị em ruột bị bệnh thì bạn sẽ có nguy cơ bị Lupus ban đỏ cao hơn những người khác tới 20 lần. 

– Yếu tố môi trường bao gồm các loại hóa chất, một số tác nhân gây ra tình trạng nhiễm khuẩn và thậm chí ngay cả ánh nắng mặt trời cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. 

– Nội tiết: Bệnh thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản. 

– Các loại thuốc: Một số loại thuốc như thuốc chống động kinh, thuốc kháng sinh, thuốc điều trị huyết áp cũng là nguyên nhân khởi phát căn bệnh này. Đối với những trường hợp mắc bệnh do thuốc, bệnh nhân sẽ giảm triệu chứng bệnh khi ngừng thuốc. 

Triệu chứng của bệnh Lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ có nhiều triệu chứng gây khó chịu cho người bệnh

Bệnh Lupus ban đỏ có thể tác động đến tất cả các cơ quan trong cơ thể, chính vì vậy, biểu hiện của bệnh rất đa dạng như sau: 

– Một số triệu chứng ở da: Phần lớn bệnh nhân đều có những biểu hiện khá rõ ràng trên da. Điển hình nhất là tình trạng hồng ban có dạng cánh bướm trên da. Những tổn thương trên da do Lupus ban đỏ gây ra thường nhạy cảm với ánh nắng. 

Những vùng da dễ bị tổn thương do căn bệnh này là vùng da mặt, da cổ, bàn tay, cổ tay,… Sau một thời gian, vùng da tổn thương có thể teo phần giữa giống như hình đĩa. Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp bệnh nhân xuất hiện những tổn thương trên da có dạng bọng nước hay dát xuất huyết. 

Người bệnh cũng dễ bị lở loét vùng niêm mạc miệng, vùng họng nhưng không có cảm giác đau nhức. Phần lớn người bệnh đều có biểu hiện rụng tóc nhiều và vàng tóc. 

– Một số triệu chứng ở tim: Người bệnh có một số biểu hiện ở tim như đau ngực và khó thở. Trong một số trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn tới suy tim

– Triệu chứng ở phổi: Phổ biến nhất là tình trạng viêm phổi, viêm màng phổi và nghiêm trọng hơn là suy hô hấp

– Các triệu chứng ở khớp: Những người mắc bệnh có nguy cơ cao phải đối mặt với những triệu chứng xảy ra ở khớp. Do đó, bệnh nhân thường gặp phải một số khó khăn trong vận động và sinh hoạt hàng ngày. 

– Máu: Người bệnh có biểu hiện thiếu máu từ nhẹ đến nghiêm trọng kèm theo một số biểu hiện như da xanh, môi tái và thường xuyên mệt mỏi. 

– Triệu chứng tại thận như tình trạng phù toàn thân, huyết áp tăng, nước tiểu đục hoặc có lẫn máu. 

– Tâm thần kinh với một số biểu hiện như suy giảm trí nhớ, rối loạn phương hướng, đau đầu dữ dội, co giật. 

Thời gian đầu, những triệu chứng của bệnh rất khó nhận biết. Và dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác. Do đó, nhiều trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán bệnh. Mặc dù chỉ xuất hiện những triệu chứng không đặc hiệu. Chẳng hạn như tình trạng sụt cân, mệt mỏi, sốt nhẹ, chán ăn, đau mỏi cơ và các khớp, viêm loét miệng kéo dài, rối loạn kinh nguyệt,…

Bệnh có những giai đoạn biểu hiện cấp tính xen kẽ với thời gian lui bệnh. Cũng chính bởi vậy, nhiều trường hợp phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Khiến cho việc điều trị bị chậm trễ. Và người bệnh có nguy cơ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.

Phương pháp chẩn đoán

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh dựa trên các triệu chứng toàn thân, thực thể, nội tạng kết hợp với các xét nghiệm cận lâm sàng.

Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh tự miễn dịch. Vì vậy xét nghiệm kháng thể là rất cần thiết. Có các xét nghiệm kháng thể thường dùng để chẩn đoán bệnh là xét nghiệm kháng thể kháng nhân (ANA), kháng thể kháng chuỗi kép (ds-DNA) và kháng thể kháng Smith (anti-Sm). Trong đó xét nghiệm ANA có độ nhạy cao nhưng ít đặc hiệu hơn so với anti-Sm.

Các xét nghiệm cơ bản để chẩn đoán khi nghi ngờ mắc bệnh gồm:

– Xét nghiệm máu: công thức máu toàn bộ (CBC), tốc độ máu lắng (VS), men gan, urea, creatinine, điện giải đồ.

– Tổng phân tích nước tiểu.

– Điện tâm đồ.

– Chụp X-quang tim phổi.

Siêu âm bụng.

Xét nghiệm công thức máu có thể phát hiện bệnh

Ngoài ra, bác sĩ có thể sẽ chỉ định thêm các xét nghiệm cận lâm sàng khác Nếu nghi ngờ mắc bệnh. Nó có thể gây ra các tổn thương cơ quan là:

– Siêu âm tim.

– Chụp X-quang hoặc siêu âm khớp bị đau.

– Chụp CT Scanner, MRI bụng, ngực, não.

Lupus ban đỏ hệ thống cần được chẩn đoán phân biệt với các tình trạng tự miễn dịch khác như:

  • Viêm khớp dạng thấp
  • Xơ cứng bì hệ thống
  • Viêm da cơ
  • Viêm đa cơ.

Đôi khi người bệnh ở giai đoạn sớm có rất ít triệu chứng. Vì vậy chưa thể khẳng định chẩn đoán thì bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm định kỳ để theo dõi.

Trên đây là những thông tin về bệnh Lupus ban đỏ. Liên hệ 1900 1984 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]