Giải đáp: Tầm soát ung thư buồng trứng là làm gì?

11/08/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Tầm soát ung thư buồng trứng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp tăng khả năng điều trị thành công, bảo vệ cho sức khỏe sinh sản. Vậy tầm soát ung thư buồng trứng là làm gì, trường hợp nào cần tầm soát, cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây!

Tìm hiểu khái quát về bệnh ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng là tình trạng khối u ác tính xuất hiện ở vị trí buồng trứng. Ung thư buồng trứng được chia làm 3 loại khác nhau là ung thư biểu mô, ung thư tế bào mầm và ung thư tế bào mô đệm – dây sinh dục dựa trên nguồn gốc của tế bào ác tính. Trong đó, trường hợp phổ biến nhất là ung thư biểu mô, với tỷ lệ chiếm khoảng từ 70% đến 75%.

Hiện nay, ung thư buồng trứng hoàn toàn có thể điều trị thành công nếu như được phát hiện từ sớm. Tuy nhiên, bệnh lý này rất khó phát hiện nếu như chỉ đang ở giai đoạn đầu. Bởi như đã đề cập ở trên, ở giai đoạn đầu, bệnh thường xuất hiện mà không có triệu chứng. Các triệu chứng chỉ xuất hiện khi bệnh ở giai đoạn nặng hơn và thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác dẫn đến khó khăn trong chẩn đoán và điều trị.

Theo như thống kê, với bệnh ung thư biểu mô buồng trứng ở giai đoạn sớm, tỷ lệ sống của người bệnh khoảng hơn 90%. Tỷ lệ này sẽ giảm xuống 75% nếu như bệnh tiến triển tại vùng.

Giới thiệu về tầm soát ung thư buồng trứng 

Tầm soát ung thư buồng trứng là quá trình sàng lọc nhằm mục đích tìm kiếm bằng cứng, nguy cơ mắc ung thư ngay cả khi chưa có dấu hiệu nào. Đây là phương pháp hiệu quả giúp bác sĩ chẩn đoán ung thư buồng trứng từ sớm, khi tế bào mô phát triển bất thường ở khu vực buồng trứng. Khi chỉ số sau sàng lọc có bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định kiểm tra cận lâm sàng tiếp theo.

Nhờ việc phát hiện sớm mà việc điều trị cũng mang lại nhiều hy vọng hơn. Đồng thời hạn chế các biến chứng, di căn gây đau đớn cho người bệnh so với việc phát hiện và điều trị muộn, giảm thiểu tối đa nguy cơ tử vong.

Tầm soát ung thư buồng trứng là phương pháp hiệu quả giúp bác sĩ chẩn đoán ung thư buồng trứng từ sớm
Tầm soát ung thư buồng trứng là phương pháp hiệu quả giúp bác sĩ chẩn đoán ung thư buồng trứng từ sớm

Những trường hợp nào nên thực hiện tầm soát ung thư buồng trứng?

Một số trường hợp nên thực hiện sàng lọc ung thư buồng trứng bao gồm:

– Phụ nữ có tiền sử bệnh lý gia đình bị mắc ung thư buồng trứng

– Người đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2 trong di truyền, có thể truyền từ mẹ sang con hoặc các gen liên quan đến ung thư trực tràng không đa polyp. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào có gen đột biến cũng bị mắc ung thư. Trong trường hợp này, bác sĩ cần tiến hành xét nghiệm cận lâm sàng để phát hiện tế bào bất thường khác nếu có.

– Người trên 50 tuổi có tình trạng thừa cân, béo phì; những người chưa từng mang thai

– Người có một số dấu hiệu ban đầu như: Đau bụng dưới, sụt cân nhanh mà không rõ lý do, chướng bụng, buồn nôn, chán ăn… nên thực hiện tầm soát ung thư càng sớm càng tốt.

– Một số yếu tố khác như: Phụ nữ có kinh nguyệt không đều, bị chảy máu âm đạo bất thường, đau đớn dữ dội khi quan hệ tình dục, sử dụng thuốc rụng trứng

Ung thư buồng trứng là căn bệnh phổ biến có thể gặp ở bất cứ chị em nào
Ung thư buồng trứng là căn bệnh phổ biến có thể gặp ở bất cứ chị em nào

Tìm hiểu quy trình tầm soát ung thư buồng trứng, tầm soát bao gồm những bước nào?

Nếu như bạn chưa có kinh nghiệm sàng lọc ung thư buồng trứng, hãy tham khảo những thông tin dưới đây. Cụ thể, một số chỉ định trong tầm soát, sàng lọc ung thư buồng trứng, bao gồm:

Sàng lọc ung thư: Thăm khám và kiểm tra lâm sàng 

Trước khi thực hiện xét nghiệm tầm soát, bác sĩ cần tiến hành khai thác về bệnh sử của bệnh nhân, gia đình cũng như các yếu tố nguy cơ. Đồng thời, bác sĩ sẽ khai thác nếu như bệnh nhân có các dấu hiệu bất thường, thời gian và tần suất.

Sau khi thực hiện xong bước khai thác thông tin, bác sĩ tiến hành khám vùng bụng chậu nhằm xác định có tràn dịch trong bụng hay không cũng như kiểm tra tổng thể buồng trứng.

Nếu như có dấu hiệu nghi ngờ ung thư buồng trứng, bác sĩ tiếp tục chỉ định bệnh nhân làm thêm các xét nghiệm cận lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và y học hạt nhân nhằm xác định chính xác bệnh nhân có bị ung thư buồng trứng hay không.

Sàng lọc ung thư: Xét nghiệm máu 

Xét nghiệm máu nhằm đánh giá số lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Ngoài ra, một số loại xét nghiệm máu khác nhằm đánh giá chức năng gan, thận.

Một số bệnh ung thư tế bào có thể làm tăng nồng độ các chất cảnh báo khối u ở trong máu như là HCG, Alpha-fetoprotein hoặc là Lactate Dehydrogenase. Một số u buồng trứng có thể làm tăng khối lượng estrogen và testosterone.

Xét nghiệm máu nhằm đánh giá số lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu
Xét nghiệm máu nhằm đánh giá số lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu

Sàng lọc ung thư: Tiến hành siêu âm

Siêu âm buồng trứng được chỉ định nếu như bác sĩ nghi ngờ có những vấn đề bất thường ở buồng trứng. Việc siêu âm có mục đích nhằm kiểm tra khối u cũng như tính chất của khối u. Ngoài ra, phương pháp này cũng giúp bác sĩ nhìn rõ hơn hình ảnh buồng trứng để xem có sự gia tăng về kích thước và bản chất hay không.

Sàng lọc ung thư: Chụp cắt lớp vi tính (lớp CT)

Chụp CT thường được chỉ định nhằm xác định cụ thể độ xâm lấn, di căn của ung thư đến các cơ quan khác chưa.

Chụp CT tuy không hiển thị rõ khối u nhưng thể hiện được kích thước của khối u cũng như mức độ phát triển tế bào ung thư sang cấu trúc lân cận. Ngoài ra, chụp CT phát hiện các hạch bạch huyết bất thường, đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo rõ ràng nhất về tình trạng ung thư buồng trứng. Chụp CT không được sử dụng để sinh thiết khối u ở buồng trứng nhưng có thể sử dụng để sinh thiết khối u có nghi ngờ di căn. Quy trình này thường được gọi là sinh thiết kim. Bệnh nhân cần nằm ngay ngắn trên bàn CT, trong khi đó, bác sĩ sẽ di chuyển kim sinh thiết về phía vị trí khối u. Chụp CT lặp lại cho đến khi các bác sĩ chắc chắn rằng có kim nằm trong khối u.

Sàng lọc ung thư – chụp cộng hưởng từ MRI

Chụp cộng hưởng từ (MRI) được sử dụng trong tầm soát buồng trứng, đồng thời được chỉ định khi muốn xác định mức độ di căn của ung thư đến một số cơ quan khác như là phổi, não hay tủy sống. Trước khi tiến hành chụp cộng hưởng từ, bệnh nhân có thể được tiêm chất phản quang vào tĩnh mạch để quét hình ảnh được hiển thị chi tiết hơn.

Sàng lọc ung thư – Xét nghiệm các mô bệnh học 

Cách duy nhất để xác định chắc chắn tình trạng ung thư đó là xét nghiệm mô bệnh học. Đây được gọi là phương pháp sinh thiết nhằm tầm soát hiệu quả tình trạng ung thư buồng trứng.

Sau khi loại bỏ được khối u sau phẫu thuật, một phần của khối u sẽ được gửi thẳng đến phòng thí nghiệm nhằm xét nghiệm mô bệnh học. Trong một số trường hợp, việc sinh thiết có thể được thực hiện ngay khi siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính. Trường hợp này chỉ được thực hiện nếu như người bệnh được chẩn đoán mắc ung thư buồng trứng ở giai đoạn muộn hoặc mắc các bệnh lý nghiêm trọng khác. Nếu như bị cổ chướng, các mẫu dịch ở trong ổ bụng cũng có thể trở thành căn cứ xét nghiệm và chẩn đoán ung thư. Đây còn có tên gọi khác là chọc dịch ổ bụng.

Sàng lọc ung thư – Chụp cắt lớp phát xạ Positron (PET)

Hình ảnh chụp PET thường không được chi tiết như chụp CT hay chụp MRI, tuy nhiên PET cũng đóng vai trò cung cấp dữ liệu về vùng bất thường.

Nếu như người bệnh được chẩn đoán ung thư buồng trứng, bác sĩ có thể cân nhắc xét nghiệm PET để xác định về tình trạng ung thư. Xét nghiệm phù hợp với những chỉ định thăm khám di căn ung thư khi bác sĩ chưa tìm ra cơ quan nào bị ảnh hưởng.

Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn hình dung chi tiết về phương pháp tầm soát ung thư buồng trứng. Nhìn chung, việc tầm soát có ý nghĩa vô cùng quan trọng để kiểm soát bệnh từ sớm, giúp tăng khả năng điều trị thành công cũng như tiết kiệm tối đa chi phí.

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Thuyên tắc ối: Triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Thuyên tắc ối: Triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Thuyên tắc ối là một tai biến sản khoa rất nguy hiểm. Vậy thuyên tắc ối có triệu chứng, biến chứng như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Thuyên tắc ối là gì? Thuyên tắc mạch ối hay còn gọi là tắc mạch ối. Đây là tình trạng có sự xâm […]

Vỡ tử cung: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Vỡ tử cung: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Vỡ tử cung là một tai biến sản khoa nguy hiểm đến tính mạng. Vậy vỡ tử cung có dấu hiệu gì? Cách phòng ngừa ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết Vỡ tử cung là gì? Vỡ tử cung là một tai biến sản khoa gây nguy hiểm cho cả thai phụ lẫn […]

Đặt vòng nâng cổ tử cung: Những thông tin cần biết

Đặt vòng nâng cổ tử cung: Những thông tin cần biết

Đặt vòng nâng cổ tử cung là một biện pháp được thực hiện để phòng tránh nguy cơ sinh non hay sảy thai phổ biến hiện nay. Cùng tìm hiểu về phương pháp này trong bài viết dưới đây. Đặt vòng nâng cổ tử cung là gì? Vòng nâng cổ tử cung là một loại […]

Tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Tụ dịch màng nuôi là tình trạng khá phổ biến ở các mẹ bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vậy tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết. Tụ dịch màng nuôi là gì? Tụ dịch màng nuôi thường xảy […]