Đứt dây chằng chéo trước rách sụn chêm: Những điều cần biết

03/02/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Đứt dây chằng chéo trước rách sụn chêm là tổn thương thường gặp trong cuộc sống thường ngày do chấn thương. Dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị như thế nào? Tìm hiểu chi tiết trong bài viết bên dưới!

Tổng quan về đứt dây chằng chéo trước rách sụn chêm

Cấu tạo đầu gối

Cấu tạo của đầu gối gồm các xương, dây chằng, sụn chêm, gân. Trong đó, dây chằng chéo trước và sau bắt chéo với nhau theo hình chữ X, có vai trò giữ ổn định khớp, tăng khả năng chịu lực, kiểm soát hoạt động đầu gối.

Sụn chêm là phần sụn sợi hình nệm có vai trò như một lớp đệm, làm nhiệm vụ truyền trọng lượng giữa các xương. Sụn chêm cũng có nhiệm vụ giảm xóc giữa xương chày với xương đùi, ổn định đầu gối.

Dây chằng chéo trước và sụn chêm là hai phần quan trọng của gối nhưng dễ bị chấn thương khi chịu lực tác động gây chấn thương dây chằng chéo trước rách sụn chêm.

Đứt dây chằng chéo trước rách sụn chêm là tình trạng tổn thương đồng thời dây chằng chéo trước và sụn chêm. Trong đó, đầu gối bị tác động mạnh khiến dây chằng chéo trước bị đứt một phần hoặc hoàn toàn.

Vị trí các dây chằng chéo
Vị trí các dây chằng chéo

Khoảng 50% các trường hợp tổn thương dây chằng chéo trước rách sụn chêm thường kèm theo tổn thương dây chằng bên cạnh. Tỉ lệ tổn thương xuất hiện ở nữ giới cũng cao hơn ở nam giới. Nguyên nhân có thể do khung xương chậu ở nữ giới rộng hơn, xương đùi và xương chày hợp thành góc lớn hơn làm tăng áp lực cho dây chằng chéo làm tăng nguy cơ chấn thương.

Dấu hiệu nhận biết đứt dây chằng chéo trước rách sụn chêm

Các dấu hiệu của đứt dây chằng chéo trước rách sụn chêm khá rõ ràng:

– Đau tại khu vực khớp gối

– Có âm thanh bất thường ở vùng gối bị chấn thương

– Không thể mở rộng gối, khớp gối cứng

– Sưng đau xuất hiện sau khi chấn thương từ 1 – 2 giờ

– Đầu gối lỏng lẻo, mất tính ổn định, cảm giác yếu ớt

– Giảm khả năng chịu trọng lượng cơ thể

Bên cạnh đó, chấn thương được chia thành 3 cấp độ:

– Cấp độ 1: Dây chằng chéo trước bị giãn quá mức nhưng vẫn giữ được sự ổn định của đầu gối

– Cấp độ 2: Dây chằng chéo trước bị kéo căng quá mức làm đứt một phần, khớp gối lỏng lẻo

– Cấp độ 3: Dây chằng chéo trước bị đứt hoàn toàn, không kiểm soát được xương bánh chè.

Điều trị đứt dây chằng chéo trước rách sụn chêm

Đứt dây chằng chéo trước rách sụn chêm để lâu có sao không?

Đứt dây chằng chéo trước rách sụn chêm là một chấn thương phổ biến, nhưng nếu không được xử trí đúng cách, kịp thời, người bệnh sẽ bị tổn thương khớp gối nghiêm trọng:

– Khớp gối ngày càng lỏng lẻo. 

– Tổn thương lớp sụn lót Teflon, tăng tốc độ thoái hóa khớp gối.

– Gây đau nghiêm trọng, không còn khả năng cố định lại dây chằng chéo, thay đổi dáng đi,

– Thoái hóa khớp gối sớm làm ảnh hưởng khả năng vận động.

Bởi vậy, người bệnh cần được điều trị phục hồi trong thời gian sớm nhất để hạn chế tối đa biến chứng.

Phương pháp điều trị

Tùy thuộc vào mức độ tổn thương mà người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật phù hợp. Trong đó, nội soi tái tạo dây chằng chéo là phương pháp hiệu quả và được áp dụng nhiều nhất cho các trường hợp đứt dây chằng chéo trước rách sụn chêm.

Để xác định tình trạng vết rách (rách một phần hoặc toàn bộ), bác sĩ tiến hành phương pháp kiểm tra thủ công:

– Kiểm tra Lachman để kiểm tra sự toàn vẹn của khớp gối qua việc kéo xương chày về phía trước. Xương sẽ không bị lệch hoặc lệch nhẹ nếu dây chằng chéo trước chưa bị tổn hại.

– Thử nghiệm xoay chuyển  để kiểm tra mức độ tổn thương của dây chằng.

Mổ đứt dây chằng chéo trước
Mổ đứt dây chằng chéo trước

Với các trường hợp dây chằng chéo trước chỉ bị rách một phần, người bệnh có thể được hoãn phẫu thuật để theo dõi khả năng tự phục hồi của dây chằng sau chấn thương. Ngoài ra, các trường hợp dây chằng bị đứt nhưng người bệnh không bị mất vững hoặc không có nhu cầu vận động mạnh, phẫu thuật cũng có thể là không cần thiết.

Phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo là phương pháp giúp tái tạo hiệu quả dây chằng chéo về chức năng nguyên bản để phục hồi khả năng vận động của khớp gối, giúp người bệnh sinh hoạt bình thường.

Hiện nay, thay thế qua nội soi hoặc tái tạo dây chằng chéo bằng một mảnh gân thay thế là phương pháp hiệu quả và phổ biến hàng đầu giúp người bệnh phục hồi chức năng khớp gối.

Chăm sóc phục hồi

Việc chăm sóc sau phẫu thuật đóng vai trò quan trọng giúp người bệnh phục hồi chức năng vận động. Trong đó lưu ý:

– Nghỉ ngơi sau phẫu thuật càng nhiều càng tốt.

– Nên nằm ở tư thế kê cao chân.

– Chườm lạnh lên đầu gối để giảm tình trạng phù nề.

– Dùng các loại thuốc theo kê đơn của bác sĩ để kiểm soát cơn đau.

– Đi lại bằng nạng, đeo nẹp trong thời gian đầu để bảo vệ khớp gối hiệu quả.

– Trong những ngày đầu sau mổ, không để nước dính vào vết thương để giảm nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm khuẩn.

– Tuân thủ các bài tập phục hồi chức năng để khôi phục khả năng vận động.

Dinh dưỡng hợp lý, khoa học. Tăng cường các loại thực phẩm giàu đạm, omega-3, vitamin C, canxi để tăng cường sức khỏe hệ xương và sức đề kháng.

Khi phát hiện/ nghi ngờ đứt dây chằng chéo trước rách sụn chêm, hãy liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ kịp thời.

Phẫu thuật đứt dây chằng chéo tại DoLife, người bệnh được điều trị trực tiếp bởi Bác sĩ Cao cấp Nguyễn Khắc Vỹ. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ngoại khoa, bác sĩ Nguyễn Khắc Vỹ đã phẫu thuật thành công cho hàng chục ngàn ca bệnh, giúp người bệnh lấy lại khả năng vận động bình thường, trở lại nhịp sinh hoạt thường nhật.

Trên đây là những thông tin chung về Đứt dây chằng chéo trước rách sụn chêm. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà NộiHotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?  Khám đường huyết thai kỳ hay […]

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Ngạt khí, ngạt khói là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến gây tử vong cho nạn nhân của các vụ hỏa hoạn. Có rất nhiều loại khí độc được sinh ra từ khói của đám cháy như CO, CO2, amoniac, axit hữu cơ…, Những loại khí này gây ngạt và nhiễm độc khí […]

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?

Sốt xuất huyết nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Vậy sốt xuất huyết có biểu hiện như thế nào? Điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết! Sốt xuất huyết là bệnh gì? Sốt xuất huyết là bệnh truyền […]

Đái dầm ở trẻ: Có cần đến gặp bác sĩ?

Đái dầm ở trẻ: Có cần đến gặp bác sĩ?

Đái dầm là hiện tượng sinh lý thường xảy ra đối với trẻ dưới 6 tuổi . Ở tuổi này, ban đêm hoặc buổi trưa chỉ đơn giản là việc kiểm soát bàng quang có thể chữa được hình thành. Nhưng nếu hiện tượng này xảy ra khi trẻ đã lên tuổi dậy thì, vị […]