Tổng quan về mổ đứt dây chằng đầu gối

22/02/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Đứt dây chằng đầu gối có thể điều trị bằng phẫu thuật hoặc điều trị bảo tồn tùy thuộc vào tình trạng tổn thương và nhu cầu vận động cụ thể. Những trường hợp nào cần mổ và cần lưu ý những gì? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết bên dưới!

Đứt dây chằng chéo có cần thiết mổ không?

Dây chằng là dải mô cứng có vai trò kết nối các xương trong cơ thể. 4 dây chằng đầu gối có thể bị chấn thương gồm: dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng bên ngoài, dây chằng bên trong.

Khi nào cần mổ đứt dây chằng đầu gối?

Tùy vào mức độ tổn thương và tình trạng cụ thể mà người bệnh có thể được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp:

– Sơ cứu với trường hợp chấn thương nhẹ.

– Điều trị bằng thuốc để kháng viêm, giảm đau.

– Nẹp gối.

– Vật lý trị liệu để tăng cường cơ xung quanh gối, lấy lại chuyển động ban đầu.

– Phẫu thuật với trường hợp dây chằng bị đứt, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt và vận động. Thông thường, mổ đứt dây chằng đầu gối thường được chỉ định với các trường hợp:

+ Dây chằng bị rách hoặc đứt hoàn toàn giữa các điểm bám hay giữa thân

+ Đứt dây chằng từ cấp độ III

Đứt dây chằng chéo trước
Đứt dây chằng chéo trước

Rủi ro có thể xảy ra khi mổ đứt dây chằng đầu gối

Mổ đứt dây chằng đầu gối  nếu không được thực hiện trong môi trường lý tưởng có thể gặp phải một số rủi ro như:

– Chảy máu, xuất hiện cục máu đông

– Các cơn đau đầu gối kéo dài

– Đầu gối cứng, yếu

– Nhiễm trùng vết mổ

– Hoạt động khớp gối bị hạn chế

– Tổn thương mảng tăng trưởng làm rút ngắn xương (ở trẻ nhỏ).

Tuy nhiên, nhìn chung phẫu thuật tái tạo vẫn là phương pháp tối ưu trong điều trị tổn thương dây chằng với tỷ lệ thành công, giúp đầu gối ổn định hoàn toàn lên tới 82 – 90%.

Phương pháp mổ đứt dây chằng đầu gối

Với các trường hợp đứt dây chằng đầu gối nghiêm trọng, ảnh hưởng tới khả năng vận động khớp gối, người bệnh thường được chỉ định phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo. Trong đó, bác sĩ sẽ loại bỏ dây chằng bị tổn thương và thay thế bằng mô khác gọi là mảnh ghép. Để phù hợp, gân tự thân – từ một phần khác của đầu gối thường được sử dụng.

Một số phương pháp thường được áp dụng như:

Dùng mảnh ghép từ gân bánh chè tự thân

Mảnh ghép từ gân bánh chè được xem là mảnh ghép “tiêu chuẩn vàng” trong tái tạo dây chằng chéo trước và thường được thực hiện phẫu thuật với các trường hợp người bệnh là vận động viên hoặc làm các công việc phải quỳ nhiều.

Tuy nhiên, phương pháp này còn tồn tại một số hạn chế như:

– Sau phẫu thuật, người bệnh thường bị đau phía sau xương bánh chè, đau gối khi quỳ

– Tăng nguy cơ cứng khớp

– Có nguy cơ gãy xương bánh chè

Dùng mảnh ghép từ gân khoeo tự thân

Gân khoeo ở mặt trong đầu gối được sử dụng để tái tạo dây chằng, giúp người bệnh khôi phục khả năng vận động khớp gối. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn một số hạn chế như:

– Không thể khôi phục hoàn toàn khả năng vận động khớp gối như ban đầu.

– Đầu gối có khả năng bị lỏng lẻo do các mảnh ghép có thể bị kéo căng.

– Sức mạnh của gân khoeo bị giảm.

Dùng mảnh ghép từ gân cơ tứ đầu

Với phương pháp này, bác sĩ dùng ⅓ giữa gân cơ tứ đầu và 1 chốt xương đầu trên của xương bánh chè để tạo ra mảnh ghép hoàn chỉnh. 

Một số hạn chế có thể gặp phải của phương pháp này như:

– Gối lỏng lẻo do khả năng cố định của xương không tốt.

– Có thể xuất hiện tình trạng đau trước đầu gối sau phẫu thuật.

– Tăng nguy cơ gãy xương bánh chè.

Dùng mảnh ghép đồng loại

Phương pháp này thực hiện dựa trên việc sử dụng mảnh ghép từ người hiến tặng dây chằng chéo, từ đó phục hồi chức năng đầu gối, loại bỏ cơn đau hiệu quả.

Thời gian hồi phục sau mổ dây chằng đầu gối

Thời gian phục hồi sau mổ dây chằng đầu gối có thể dài ngắn khác nhau tùy từng trường hợp cụ thể: mức độ tổn thương, chăm sóc sau phẫu thuật, dinh dưỡng, luyện tập… Trong đó:

– Khoảng 2 – 3 tuần sau mổ, người bệnh có thể đi lại bình thường, biên động vận động của dây chằng đầu gối được khôi phục.

– 6 – 8 tuần sau phẫu thuật, người bệnh có thể thực hiện các hoạt động như ngồi xổm, đi lại nhiều, nâng nhấc…

– Người chơi thể thao cần 7 – 9 tháng để hồi phục hoàn toàn và quay trở lại tập luyện bình thường. 

Thông thường, phẫu thuật tái tạo thường được chỉ định sau khi chấn thương khoảng 3 tuần hay khi dây chằng chéo bị rách hoàn toàn, không có khả nặng tự lành và làm mất vững khớp gối.

Lưu ý sau mổ để nhanh hồi phục

Để rút ngắn quá trình phục hồi sau phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo, người bệnh lưu ý:

– Không tự ý bỏ nẹp sau phẫu thuật khi chưa có chỉ định của bác sĩ, ngay cả việc bỏ nẹp trong lúc ngủ.

– Tập co duỗi khớp cổ chân, ngón chân và sức mạnh cơ xung quanh đầu gối từ 2 tuần đầu sau phẫu thuật. Để đạt hiệu quả phục hồi cao, người bệnh có thể trao đổi bài tập phục hồi với bác sĩ trước khi luyện tập.

– Đi lại bằng nạng (sau phẫu thuật 2 tuần).

– Tránh thực hiện các tư thế không tốt cho gối như: bước lên xuống cầu thang, ngồi xổm, lái xe 2 bánh…

– Dinh dưỡng phù hợp: bổ sung thực phẩm giàu Sulfate Glucosamine, Chondroitin Sulfate, MSM để tái tạo và nuôi dưỡng sụn khớp.

Vật lý trị liệu giúp phục hồi chức năng sau mổ đứt đây chằng chéo
Vật lý trị liệu giúp phục hồi chức năng sau mổ đứt đây chằng chéo

Trên đây là những thông tin chung về mổ đứt dây chằng đầu gối. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ tới hotline 1900 1984 của DoLife để được giải đáp ngay nhé!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Chi phí đẻ trọn gói phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Chi phí đẻ trọn gói phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Đăng ký dịch vụ đẻ trọn gói đang là xu hướng mà nhiều mẹ bầu hiện đại lựa chọn vì những ưu điểm mà nó mang lại. Tuy nhiên, chi phí dịch vụ đẻ trọn gói có đắt không là vấn đề mà hầu hết các mẹ đều thắc mắc. Vậy hãy cùng DoLife tìm […]

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ 30/4 – 1/5

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ 30/4 – 1/5

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ 30/4 – 1/5 Bệnh viện Quốc tế DoLife xin trân trọng thông báo tới Quý khách hàng lịch nghỉ lễ 30/4 -1/5 như sau: – Thời gian nghỉ: 28/4/2024 – Thời gian làm việc lại: 2/5/2024 – Trực cấp cứu và thai sản: 24/24 Vui lòng liên hệ hotline để […]

Phụ nữ đẻ mổ bao lâu thì hết đau dạ con?

Phụ nữ đẻ mổ bao lâu thì hết đau dạ con?

Đau dạ con sau sinh mổ là vấn đề mà chị em nào cũng gặp phải. Vì vậy đẻ mổ bao lâu hết đau dạ con là câu hỏi mà nhiều chị em thắc mắc. Cùng bệnh viện Quốc tế DoLife tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé! Đau dạ con […]

Chiếu plasma sau sinh: Phương pháp phục hồi nhanh cho cả mẹ và bé

Chiếu plasma sau sinh: Phương pháp phục hồi nhanh cho cả mẹ và bé

Chiếu plasma cuống rốn cho bé và chiếu plasma lên vết mổ sau sinh cho mẹ là phương pháp đang ngày càng được sử dụng phổ biến giúp lành thương nhanh hơn, giảm nguy cơ nhiễm trùng cho mẹ và bé sau kỳ ‘vượt cạn’. Thông tin tổng quan về chiếu plasma Chiếu plasma là […]