Tăng huyết áp là tình trạng phổ biến của những người mắc bệnh hen phế quản. Vậy việc điều trị tăng huyết áp ở người mắc bệnh hen cần lưu ý điều gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Tăng huyết áp là gì?
Tăng huyết áp hay cao huyết áp là bệnh lý mạn tính. Đây là tình trạng được xác định khi huyết áp đo tại phòng khám lớn hơn hoặc bằng 140/90 mmHg (Theo khuyến cáo của Hội tim mạch học Quốc Gia về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp). Tiền tăng huyết áp khi nằm trong khoảng 120-139/80-89 mmHg. Và mức huyết áp bình thường khi < 120/80 mmHg.
Tăng huyết áp gây nhiều áp lực cho tim và có thể dẫn tới những bệnh tim, bệnh mạch vành. Hơn nữa, cao huyết áp còn là yếu tố nguy cơ chính trong tai biến mạch máu não, phình động mạch, suy tim,… Do đó, kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân hen phế quản là vấn đề phổ biến và rất quan trọng trong điều trị hen phế quản.
Mối quan hệ giữa tăng huyết áp và hen suyễn
Cơ chế gây hen phế quản có sự tham gia của các yếu tố gây viêm. Từ đó dẫn tới tình trạng viêm, phù nề gây hẹp đường thở. Kết hợp với phản ứng quá mức với các kích thích của cơ trơn phế quản dẫn tới tình trạng khó thở ở bệnh nhân hen.
Hiện nay chưa có cơ chế rõ ràng về mối liên quan giữa hen phế quản và tăng huyết áp cũng như các bệnh lý tim mạch. Tuy nhiên một vài nghiên cứu gợi ý sự có mặt của các yếu tố gây viêm có thể có vai trò liên quan. Trong cơn hen, bệnh nhân khó thở gây giảm oxy máu, mạch nhanh, cường giao cảm. Từ đó dẫn tới tình trạng tăng huyết áp tạm thời. Bên cạnh đó việc điều trị không đúng cách, tự ý dùng thuốc như corticoid kéo dài với liều lượng cao dẫn tới tăng huyết áp và các tác dụng phụ toàn thân khác.
Ngược lại, một số bệnh nhân tim mạch nếu điều trị tăng huyết áp bằng các thuốc như chẹn beta giao cảm không chọn lọc, ức chế men chuyển hoặc thuốc khác như aspirin có thể làm bệnh hen mất kiểm soát. Từ đó dẫn tới cơn khó thở kịch phát.
Vì vậy việc chỉ định phương pháp điều trị hen phế quản và tăng huyết áp cần được bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Bệnh nhân không nên tự ý thay đổi hoặc bỏ thuốc điều trị bệnh.
Điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân hen suyễn lưu ý gì?
Điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân hen phế quản là vấn đề khó xử lý. Lý do là vì một số thuốc hạ huyết áp có thể làm tình trạng co thắt phế quản tăng lên.
Những thuốc điều trị tăng huyết áp gây nguy hiểm cho bệnh nhân hen phế quản:
– Thuốc chẹn beta: Có thể gây tắc nghẽn phế quản và tăng tính phản ứng đường hô hấp. Thuốc chẹn beta đối kháng với những thuốc đồng vận beta đường uống như salbutamol, đường khí dung trong điều trị hen phế quản. Do đó, việc sử dụng chẹn beta trong điều trị tăng huyết áp sẽ làm tình trạng hen trầm trọng hơn.
– Thuốc ức chế men chuyển: Gây ra tác dụng phụ phổ biến là ho khan. Một nghiên cứu cho rằng, phản ứng hen, co thắt phế quản chỉ với 1/10 tần suất của ho. Nguyên nhân là do tác dụng phụ của ức chế men chuyển gây nên. Việc làm tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp không quá trầm trọng. Nhưng vẫn ghi nhận được ở một vài bệnh nhân hen phế quản khi dùng thuốc ức chế men chuyển.
Những thuốc điều trị huyết áp an toàn cho bệnh nhân hen phế quản:
– Thuốc ức chế thụ thể: Không gây ho. Đồng thời cũng không có sự gia tăng phản ứng phế quản.
– Lợi tiểu: Có hiệu quả cho bệnh nhân hen. Tuy nhiên có nguy cơ hạ Kali máu. Việc sử dụng corticoid đường uống có thể làm tăng bài tiết Kali qua nước tiểu. Do đó, cần lưu ý bổ sung kali cho người bệnh.
– Thuốc chẹn kênh calci: Có tác dụng hạ huyết áp và đối kháng sự co cơ trơn khí phế quản, ức chế sự vỡ tế bào mast. Nó có thể tăng cường tác dụng giãn phế quản của các thuốc đồng vận beta.
Các phương pháp điều trị tăng huyết áp không dùng thuốc
Để điều trị tăng huyết áp đối với người bị hen phế quản thì việc thay đổi môi trường sống, thói quen sống rất quan trọng.
– Tập thể dục đều đặn, vận động vừa sức. Nên tập thể dục ít nhất 30 phút trong ít nhất 4 ngày/tuần.
– Duy trì cân nặng lý tưởng, giảm cân theo ý kiến tư vấn của bác sĩ.
– Điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh. Hạn chế ăn nhiều đồ chiên xào hoặc ăn mặn. Bổ sung thêm vitamin và chất xơ trong rau quả (khi đã loại bỏ nguy cơ dị ứng).
– Bỏ thuốc lá và các chất kích thích. Vận động người thân để môi trường xung quanh không còn khói thuốc.
– Hạn chế khói bụi, nhiễm lạnh, không tự ý dùng thuốc nếu không có chỉ định.
– Theo dõi huyết áp tại nhà theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Không nhất thiết phải theo dõi quá thường xuyên tránh tâm lý bồn chồn lo lắng.
– Luôn giữ tinh thần lạc quan và tâm trạng thoải mái. Tránh lo âu, sợ hãi,…
– Ngủ đủ giấc. Không thức khuya
Để có thể kiểm soát được huyết áp ở mức an toàn, người hen suyễn cần nâng cao nhận thức trong việc phòng bệnh và tuân thủ điều trị tăng huyết áp cũng như hen phế quản. Liên hệ 1900 1984 để được tư vấn, hỗ trợ đặt lịch thăm khám.
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Bệnh ho gà ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh ho gà thường gặp phải ở trẻ dưới 10 tuổi, chiếm tới 90% tổng số ca bệnh. Vậy căn bệnh này có triệu chứng thế nào? Các biến chứng có thể gặp phải là gì? Điều trị bệnh ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Ho gà ở trẻ em là […]
Viêm tiểu phế quản: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Viêm tiểu phế quản với các dấu hiệu như ho, sốt và thở khò khè. Bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm tránh các biến chứng nguy hiểm. Ba mẹ theo dõi bài viết sau để tìm hiểu thông tin về triệu chứng và cách điều trị bệnh. Bệnh viêm tiểu phế quản […]
Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào?
Bạch hầu là căn bệnh dễ lây lan và có nguy cơ bùng phát thành dịch nếu không được kiểm soát tốt. Vậy bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào? Nguyên nhân và các triệu chứng của bệnh là gì? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Bạch hầu là bệnh gì? Bệnh bạch […]
Viêm phổi ở trẻ em: Khi nào trẻ cần nhập viện?
Viêm phổi ở trẻ là tình trạng viêm phổi do vi khuẩn, vi-rút gây ra. Vậy viêm phổi có phải là bệnh nguy hiểm? Khi nào ba mẹ nên cho con nhập viện tránh những biến chứng? Ba mẹ cùng tìm hiểu theo bài viết sau. Viêm phổi ở trẻ là gì Viêm phổi ở […]