Đẻ mổ xong có chườm nóng được không?

18/04/2023
Tác giả: Trần Chang

Đẻ mổ có chườm nóng được không là câu hỏi mà rất nhiều chị em đặt ra. Bởi sau khi sinh, ai cũng nôn nóng muốn nhanh chóng lấy lại vóc dáng. Vì vậy, hãy cùng DoLife tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Chườm nóng có tác dụng gì?

Chườm nóng là một biện pháp thư giãn hiệu quả, mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe. Cách thực hiện rất đơn giản: Bạn chỉ cần chuẩn bị một túi chườm có chứa nước nóng hoặc vật đã được làm nóng rồi chườm lên bụng.

Chườm nóng được cho là mang lại rất nhiều công dụng như:

  •  Làm giãn các mạch máu, tăng cường quá trình lưu thông, tuần hoàn máu, từ đó tăng khả năng hình thành các cơ.
  • Tác động từ nhiệt giúp giảm co cứng hệ cơ từ các mô liên kết, tăng tính đàn hồi, cải thiện cơn đau ở các mô mềm.
  • kích thích được hệ tiêu hóa, hỗ trợ hoạt động của dạ dày, ruột non. Cải thiện tốc độ và quá trình xử lý thức ăn trong đường ruột. Từ đó, khắc phục chứng đầy hơi, khó tiêu.
  • Chườm nóng ở vùng bụng dưới sẽ giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy, táo bón, rối loạn hệ tiết niệu. 

 

Đẻ mổ xong có chườm nóng được không?

Đẻ mổ xong có chườm nóng được không?

Sau khi sinh xong, tử cung của sản phụ sẽ bắt đầu co lại từ từ để phục hồi về kích thước ban đầu. Ban đầu, kích thước tử cung sẽ thu nhỏ từ ngang rốn về khoảng 1cm. Khoảng 2 tuần sau sinh, tử cung sẽ co nhỏ về lại kích thước ban đầu, dưới xương vệ.

Sau sinh khoảng 6 tuần, các cơ quan sinh dục sẽ trở về trạng thái bình thường. Vì vậy, trong vòng khoảng 6 tuần sau sinh, nếu sản phụ thực hiện chườm nóng, nịt quế, chườm thảo dược nóng sẽ ảnh hưởng đến quá trình co tử cung.

Khi tử cung không co lại, sản phụ có thể đối mặt với một số nguy cơ như băng huyết, nguy hiểm nhất có thể phải cắt bỏ tử cung để bảo đảm an toàn tính mạng.

Đối với các mẹ sinh mổ, thời gian phục hồi tử cung sẽ dài hơn. Bởi khi đẻ mổ, tử cung bị tổn thương rất nhiều do quá trình rạch, mở lấy thai. Vì vậy, quá trình để tử cung hồi phục có thể kéo dài đến 3 tháng. 

Để tử cung mẹ sinh mổ được nhanh hồi phục thì quá trình tuần hoàn của mạch máu cần được duy trì. Mẹ cũng không nên tác động nhiệt lên vết mổ để tránh gây ảnh hưởng xấu đến kết cấu mô, biểu bì.  Bởi vậy, sản phụ sinh mổ không nên chườm nóng.

Tuy chưa thể chườm nóng vùng bụng ngay sau sinh mổ, nhưng sản phụ có thể áp dụng chườm nóng ở những bộ phận khác của cơ thể như cổ, vai, gáy, lưng, eo, chân, tay,… 

Việc chườm nóng ở những vị trí này có tác dụng giúp máu huyết lưu thông. Từ đó giúp sản phụ thoải mái và thư giãn hơn.

Không nên chườm nóng ngay sau khi đẻ mổ

Đẻ mổ sau bao lâu thì được chườm nóng vùng bụng?

Như đã nói ở trên, sản phụ đẻ mổ thì thời gian tử cung phục hồi ít nhất là 3 tháng. Vì vậy, sau khi đẻ mổ 3 tháng, có thể thực hiện chườm nóng vùng bụng. Nhờ đó giúp cơ thể được thư giãn, giảm mỡ vùng bụng.

Lư ý, việc chườm nóng sẽ không mang lại hiệu quả ngay. Vì vậy, mẹ cần kiên trì thực hiện. Mẹ không nên gấp rút muốn thấy kết quả mà chườm quá nóng hoặc chườm quá lâu. Vì như vậy có thể gây ảnh hưởng đến tử cung và vết mổ.

Và nếu mẹ mong muốn giảm cân sau sinh thì chỉ chườm nóng thôi cũng sẽ không đem lại nhiều hiệu quả. Điều quan trọng sản phụ cần có chế độ ăn uống, luyện tập và nghỉ ngơi hợp lý. 

>>>Đặt lịch thăm khám tại DoLife ngay<<<

Chườm nóng bụng sau sinh cần lưu ý gì?

Sản phụ cần lưu ý một số điều sau đây khi thực hiện chườm nóng bụng:

  • Nếu chườm nóng bằng muối, thảo dược, …. Mẹ cần chọn loại muối, thảo dược sạch và dùng khăn sạch để chườm. Việc này giúp không làm nhiễm trùng vết thương.
  • Mẹ sinh mổ tuyệt đối không chườm nóng bụng khi vừa sinh xong. Mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ về tình trạng vết mổ trước khi chườm.
  • Không để nhiệt độ chườm quá nóng hoặc chườm quá lâu. 
  • Không thực hiện chườm nóng trực tiếp. Nên lót bằng khăn, túi chườm để tránh gây bỏng da.

Bên cạnh việc chườm nóng, sản phụ cũng nên kết hợp ăn uống hợp lý. Đồng thời, cần luyện tập và nghỉ ngơi điều độ để nhanh lấy lại vóc dáng.

Tại BVQT DoLife, khi sinh mổ, sản phụ được thực hiện khâu vết mổ thẩm mỹ. Sau khi mổ, sản phụ cũng được tiến hành chiếu Plasma để vết mổ mau khô,  tránh nhiễm trùng. 

Sản phụ cũng sẽ được chăm sóc chu đáo với chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và sự hỗ trợ 24/24 từ y tá. Đặc biệt, sau khi sinh khoảng 3 tuần, chị em cũng có thể đến DoLife để được thăm khám sức khỏe và kiểm tra lại tình trạng vết mổ.

Hy vọng bài viết trên đã giúp các mẹ sau sinh trả lời được câu hỏi: “Đẻ mổ có chườm nóng được không? Nếu có những thắc mắc về vấn đề sinh sản, chị em có thể liên hệ đến số hotline 1900 1984 của DoLife để được tư vấn miễn phí!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Siêu âm thai nhiều có tốt không? Mẹ bầu cần lưu ý gì?

Siêu âm thai nhiều có tốt không? Mẹ bầu cần lưu ý gì?

Từ mang thai đến khi làm mẹ là một hành trình thiêng liêng khi bé từng ngày lớn lên bên trong mẹ. Mong ngóng gặp con, mẹ có thể mẹ thường nôn nóng đi siêu âm nhiều lần. Nhưng siêu âm thai nhiều có tốt không? Có những lưu ý gì mẹ cần quan tâm […]

Tất tần tật những điều bạn cần biết về nội soi dạ dày

Tất tần tật những điều bạn cần biết về nội soi dạ dày

Nội soi dạ dày là thủ thuật có tính chính xác cao giúp phát hiện các tổn thương tiêu hóa. Nhưng khi nào thì cần nội soi và nên sử dụng phương pháp này? Để DoLife giúp bạn giải đáp các thắc mắc thông qua bài viết dưới đây! Nội soi dạ dày là gì? […]

Lưu ý khi lựa chọn địa chỉ khám răng hàm mặt bạn nhất định phải biết

Lưu ý khi lựa chọn địa chỉ khám răng hàm mặt bạn nhất định phải biết

Theo thống kê từ WHO, gần một nửa dân số thế giới mắc các vấn đề răng miệng. Tại nước ta, có tới 90% người Việt có bệnh về răng miệng. Tuy nhiên, sức khỏe răng miệng vẫn chưa được người dân quan tâm và chăm sóc đúng mức.  Khám răng hàm mặt định kỳ […]

5 biện pháp chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ từ chia sẻ của bác sĩ tư vấn sinh sản

5 biện pháp chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ từ chia sẻ của bác sĩ tư vấn sinh sản

Chủ động lắng nghe cơ thể, không bỏ qua những tín hiệu dù là nhỏ nhất là điều cần thiết trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có hiểu biết đầy đủ về sức khỏe sinh sản. Nắm chắc ngay những kiến thức […]