Dấu hiệu trẻ bị hen phế quản và những điều cần biết

05/10/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc hen phế quản do sức đề kháng còn yếu. Bệnh hen phế quản ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy khi trẻ bị hen phế quản sẽ xuất hiện những dấu hiệu nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Hen phế quản ở trẻ là bệnh gì?

Hen phế quản còn được gọi là hen suyễn. Đây là bệnh lý đường hô hấp với đặc trưng là tình trạng viêm đường dẫn khí mạn tính. Khi người bệnh tiếp xúc với các yếu tố kích thích như khói thuốc, phấn hoa thì phế quản sẽ phản ứng một cách mạnh mẽ. Biểu hiện bằng các triệu chứng như khó thở, ho, khò khè, nặng ngực…

Hen phế quản ở trẻ xuất hiện khi phổi và đường thở bị viêm.
Hen phế quản ở trẻ xuất hiện khi phổi và đường thở bị viêm.

Nguyên nhân gây hen phế quản ở trẻ

Trẻ bị viêm phế quản do những nguyên nhân khác nhau. Trong đó, tác nhân dị ứng là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh. Sau đó là các yếu tố nguy cơ cao như di truyền, yếu tố môi trường, gồm:

  • Trong gia đình có tiền sử người mắc bệnh hen phế quản
  • Trẻ dị ứng với các yếu tố như lông thú, phấn hoa…
  • Trẻ bị nhiễm khuẩn như viêm mũi, viêm họng, viêm xoang, viêm Amidan…
  • Thay đổi thời tiết khiến trẻ bị ho, cảm lâu ngày nhưng không được điều trị dứt điểm, lâu ngày dẫn đến hen.
  • Trẻ sinh non có thể trạng kém, nhẹ cân, suy dinh dưỡng… cũng là đối tượng dễ mắc bệnh.
  • Trẻ sống lâu trong môi trường ô nhiễm, khói bụi,…

Triệu chứng hen suyễn ở trẻ

Ho dai dẳng là triệu chứng điển hình khi trẻ mắc hen phế quản

Triệu chứng hen phế quản ở từng trẻ sẽ khác nhau. Tùy vào tình trạng bệnh và sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, các triệu chứng chung nhất có thể kể đến như:

  • Ho, đặc biệt là ho về đêm, ho làm gián đoạn giấc ngủ;
  • Ho hoặc khò khè sau khi tập thể dục, chơi thể thao, chạy nhảy;
  • Khò khè theo mùa, khi thời tiết thay đổi;
  • Ho, khò khè hoặc khó thở sau khi tiếp xúc với phấn hoa, lông động vật,…;
  • Bị cảm lạnh kéo dài trên 10 ngày, các triệu chứng sẽ giảm nếu sử dụng thuốc giãn phế quản.

Bố mẹ hãy quan sát tình hình sức khỏe của trẻ. Nếu xuất hiện những biểu hiện trên thì hãy đưa con đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Hen phế quản ở trẻ có nguy hiểm không?

Trẻ bị hen phế quản nếu không được điều trị sớm có thể gây biến chứng nguy hiểm, như:

Xẹp phổi: 

Xẹp phổi là biến chứng rất phổ biến. Nó xuất hiện ở khoảng ⅓ các trường hợp trẻ bị hen phế quản. 

Giãn phế nang đa tiểu thùy: 

Ở trẻ bị hen phế quản, sự đàn hồi của phế nang giảm dẫn, thở ra ít. Từ đó dẫn đến thể tích khí cặn tăng cao.

Suy hô hấp: 

Trẻ bị khó thở, tím tái, nhiều khi phải dùng máy thở hỗ trợ. Nếu không được xử trí kịp thời có thể dẫn đến suy hô hấp, gây tử vong.

Tràn khí màng phổi

Phế nang giãn rộng khiến mạch máu thưa, nuôi dưỡng kém và tăng áp lực trong phế nang. Khi trẻ ho mạnh, ho kéo dài có thể khiến phế nang bục vỡ, dẫn đến tràn khí màng phổi.

Những biến chứng của hen phế quản ở trẻ khá nguy hiểm. Vì vậy ba mẹ hết sức lưu ý để không xảy ra tình trạng không mong muốn.

Hen phế quản gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ

Dự phòng hen phế quản ở trẻ em

Hen suyễn là tình trạng viêm đường thở do dị ứng. Chính tình trạng viêm này đã khiến các cơn hen phế quản tái phát thường xuyên.Nếu không kiểm soát được tình trạng viêm, về lâu dài thành phế quản có thể bị dày lên. Từ đó dẫn tới hẹp phế quản không hồi phục và kém đáp ứng với thuốc điều trị.

Chính vì vậy, mục đích của dự phòng hen phế quản ở trẻ em là kiểm soát quá trình viêm. Đồng thời giảm phản ứng quá mức của đường thở với tác nhân kích thích.

Điều trị dự phòng hen suyễn cho trẻ có mục đích gì?

Dự phòng hen phế quản ở trẻ em khoa học sẽ mang lại lợi ích rõ ràng. Không chỉ hạn chế số lần lên cơn hen, mà thậm chí người bệnh có thể không còn cơn hen nữa. Mục đích của điều trị dự phòng là giúp trẻ:

  • Không còn triệu chứng hen khi nghỉ ngơi hoặc chơi thể thao;
  • Duy trì chức năng phổi bình thường;
  • Giảm ho về đêm để không phải thức giấc khi ngủ;
  • Kiểm soát được cơn hen cấp tính;
  • Hạn chế tới mức thấp nhất tác dụng phụ của thuốc điều trị đợt hen cấp tính;
  • Ngăn ngừa và giảm bớt tổn thương đường thở.

Nếu không điều trị dự phòng, trẻ có thể phải nhập viện điều trị bằng thuốc giãn phế quản và thuốc chống viêm mỗi lần lên cơn hen cấp tính. Quá trình điều trị này sẽ diễn ra từ 7 – 10 ngày. Với liều cao và có nguy cơ gây ra tác dụng phụ lên toàn thân.

Hen phế quản là bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn

Nguyên tắc điều trị

Một số nguyên tắc trong dự phòng hen phế quản ở trẻ em và cách điều trị là:

  • Dùng thuốc giảm viêm và giãn cơ trơn đường thở để kiểm soát triệu chứng, tăng cường chức năng hô hấp;
  • Người bệnh cần dùng thuốc hàng ngày. Và cần duy trì trong thời gian dài
  • Bệnh nhân sẽ được chỉ định thuốc, liều dùng dựa trên mức độ nặng nhẹ của tình trạng hen, tiền sử ở trẻ nhỏ và cung lượng đỉnh phổi ở trẻ lớn;
  • Các thuốc thường dùng là:

+  Corticosteroid dạng hít

+ Thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài

+ Thuốc kháng leucotrien.

Trong đó, lứa tuổi của bệnh nhân và độ nặng nhẹ của cơn hen là một trong những nguyên tắc xây dựng phác đồ điều trị dự phòng hen phế quản. Cụ thể đối với trẻ nhỏ hơn 5 tuổi, điều trị cần tuân thủ các lưu ý sau:

  • Đánh giá mức độ nghiêm trọng của hen ngoài cơn (dựa vào bệnh sử);
  • Từng bước điều trị tương tự như với trẻ trên 5 tuổi. nhưng không dùng theophylline;
  • Dùng Montelukast như thuốc kháng leucotrien.

Một số lưu ý

Trong quá trình dự phòng hen phế quản ở trẻ em và cách điều trị bằng thuốc, bệnh nhân cần lưu ý:

  • Dự phòng bằng corticoid dạng hít là hướng điều trị hen phế quản hiệu quả nhất;
  • Thuốc cần dùng hàng ngày, theo chỉ định của bác sĩ tùy theo mức độ nặng nhẹ của cơn hen;
  • Việc đánh giá tình trạng bệnh sẽ dựa vào lâm sàng và số đo chức năng phổi – cung lượng đỉnh;
  • Không được tự ý ngưng thuốc điều trị dự phòng khi thấy hết triệu chứng;
  • Không dùng kháng sinh trong điều trị hen phế quản, ngoại trừ trường hợp có nhiễm vi khuẩn.

Ngoài dùng thuốc điều trị dự phòng và thuốc giãn phế quản, việc kiểm soát môi trường và theo dõi chức năng phổi bằng phương pháp đo cung lượng đỉnh cũng là những thành phần chính trong dự phòng hen phế quản ở trẻ em.

Trên đây là những thông tin về việc điều trị dự phòng bệnh hen phế quản ở trẻ em. Đây là căn bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng có thể kiểm soát được nếu việc điều trị dự phòng bằng thuốc chống viêm và thuốc giãn phế quản kéo dài được áp dụng một cách khoa học. Nếu cần tư vấn và đặt lịch thăm khám, bố mẹ liên hệ 1900 1984 để được hỗ trợ!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Viêm tiểu phế quản: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm tiểu phế quản: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm tiểu phế quản với các dấu hiệu như ho, sốt và  thở khò khè. Bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm tránh các biến chứng nguy hiểm. Ba mẹ theo dõi bài viết sau để tìm hiểu thông tin về triệu chứng và cách điều trị bệnh. Bệnh viêm tiểu phế quản […]

Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào?

Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào?

Bạch hầu là căn bệnh dễ lây lan và có nguy cơ bùng phát thành dịch nếu không được kiểm soát tốt. Vậy bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào? Nguyên nhân và các triệu chứng của bệnh là gì? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Bạch hầu là bệnh gì? Bệnh bạch […]

Viêm phổi ở trẻ em: Khi nào trẻ cần nhập viện?

Viêm phổi ở trẻ em: Khi nào trẻ cần nhập viện?

Viêm phổi ở trẻ là tình trạng viêm phổi do vi khuẩn, vi-rút gây ra. Vậy viêm phổi có phải là bệnh nguy hiểm? Khi nào ba mẹ nên cho con nhập viện tránh những biến chứng? Ba mẹ cùng tìm hiểu theo bài viết sau. Viêm phổi ở trẻ là gì Viêm phổi ở […]

Viêm phế quản ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Viêm phế quản ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Thời tiết thay đổi thất thường có thể khiến trẻ bị viêm phế quản cấp tính. Bài viết dưới đây sẽ giúp ba mẹ nắm những thông tin cần thiết, đề phòng biến chứng nguy hiểm. Viêm phế quản ở trẻ em là gì? Viêm phế quản là tình trạng viêm phế quản, đường dẫn […]