Tổng hợp toàn bộ triệu chứng hen phế quản ở trẻ em

10/10/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Mỗi năm, hen phế quản gây ra khoảng 250.000 ca tử vong trên toàn thế giới. Trong đó, tỷ lệ trẻ mắc hen phế quản luôn ở mức cao. Làm sao để nhận biết sớm các dấu hiệu mắc bệnh? Ba mẹ theo dõi ngay bài viết để chủ động bảo vệ sức khỏe bé yêu nhé!

Thông tin chung về hen phế quản ở trẻ

Theo số liệu từ Bộ Y tế, tỷ lệ mắc hen phế quản ở trẻ em liên tục có xu hướng tăng lên. Cứ 20 năm, số trẻ mắc bệnh lại tăng 2 – 3 lần. Tỉ lệ trẻ mắc hen phế quản chiếm 8 – 12% tổng số ca bệnh mỗi năm. Độ tuổi trẻ mắc nhiều nhất là từ 12 – 13 tuổi.

Hen phế quản ở trẻ là gì?

Hen phế quản (hen suyễn) là tình trạng viêm mạn tính của đường hô hấp làm tăng phản ứng của phế quản với thích thích gây ra tình trạng co thắt, phù nề, tăng tiết phế quản dẫn đến hẹp tắc đường thở.

Bệnh thường có các triệu chứng điển hình như: khó thở, khò khè, ho, nặng ngực… Với trẻ nhỏ, hen phế quản nếu không được chữa khỏi dứt điểm có thể khiến các triệu chứng bệnh kéo dài đến tận khi trẻ trưởng thành. 

Thông thường, trẻ mắc bệnh thường bắt đầu có dấu hiệu của bệnh từ khi 5 tuổi. Từng tình trạng bệnh mà triệu chứng ở mỗi trẻ là khác nhau. Trong một số trường hợp, trẻ có thể phải nhập viện do cơn hen phế quản. Bởi vậy, ba mẹ cần thường xuyên đưa con đi thăm khám để kiểm soát bệnh lý đồng thời ngăn ngừa tổn thương phổi.

Nguyên nhân trẻ bị hen phế quản

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị hen phế quản. Trong đó, dị ứng là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh. Bên cạnh đó, các yếu tố nguy cơ cao làm tăng khả năng mắc bệnh ở trẻ như:

– Gia đình có tiền sử bị hen phế quản: trẻ có người thân từng mắc bệnh hoặc do di truyền.

– Trẻ sinh non, sinh thiếu tháng, thể trạng yếu, thấp bé nhẹ cân.

– Thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá.

– Trẻ bị nhiễm khuẩn từ đó mắc các bệnh lý như: viêm xoang, viêm mũi, viêm amidan, viêm VA, viêm họng…

Các triệu chứng khi trẻ mắc hen phế quản

Các triệu chứng hen phế quản ở từng trẻ là không giống nhau. Cùng với đó, ở từng giai đoạn bệnh, các triệu chứng xuất hiện ở trẻ cũng là khác nhau. Về cơ bản, các dấu hiệu thường thấy nhất khi trẻ bị hen phế quản gồm:

– Ho: các cơn ho kéo dài dai dẳng, lâu ngày, ho xuất hiện nhiều hơn về đêm. Nguyên nhân bởi đường thở của trẻ bị thu hẹp dẫn đến tình trạng khó thở, tắc nghẽn, thiếu oxy.

– Thở bất thường: khò khè, khó thở, xuất hiện tiếng rít, thở nhanh, thở gấp.

– Mệt mỏi, uể oải, chán ăn, giảm hoạt động thể lực.

– Đề kháng kém, dễ bị ốm khi thời tiết thay đổi: sổ mũi, nghẹt mũi, ho, khó thở…

– Ăn nuốt, uống nước bị khó khăn do đường thở bị co thắt.

Nhận biết hen phế quản
Nhận biết hen phế quản

Hen phế quản ở trẻ có thể chia thành 4 mức độ:

– Mức độ 1

Trẻ vẫn hoạt động bình thường, triệu chứng bệnh ít xuất hiện. Trẻ có các cơn hen nhẹ, ngắt quãng.

– Mức độ 2

Xuất hiện các cơn hen nhẹ dai dẳng. Triệu chứng bệnh thường xuất hiện vào ban ngày với tần suất ít.

– Mức độ 3

Cơn hen ở mức trung bình với triệu chứng bệnh xuất hiện hàng ngày. Ở mức độ này, các hoạt động thường ngày của trẻ có thể bị ảnh hưởng.

– Mức độ  4

Cơn hen ở mức nặng với các triệu chứng bệnh xuất hiện thường xuyên, hàng ngày. Mắc hen phế quản ở mức độ 4, trẻ thường không sốt. Bệnh cũng không lây nhiễm. Tuy nhiên, các hoạt động thường ngày của trẻ bị ảnh hưởng nhiều do cơn hen xuất hiện cả ngày lẫn đêm.

Với trường hợp trẻ bị hen ác tính khi cơn hen diễn ra hàng ngày liên tiếp, bệnh có thể tiến triển bất thường, khó nắm bắt. Các cơn hen có thể xuất hiện và kết thúc đột ngột.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị hen phế quản tại nhà

Hen phế quản là bệnh không thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể chủ động kiểm soát, phòng ngừa. Chăm sóc trẻ bị hen phế quản tại nhà, ba mẹ lưu ý:

– Hạn chế tối đa các nguyên nhân gây khởi phát hen ở trẻ: lông động vật, khói bụi, hay các yếu tố làm tăng nguy cơ dị ứng như: thuốc diệt gián, xịt muỗi, côn trùng, nước hoa xịt phòng…

– Dọn dẹp nơi ngủ của trẻ sạch sẽ, ngăn nắp. Ba mẹ không nên dùng thảm trải đồng thời thường xuyên giặt ga trải giường, chăn, vỏ gối cho trẻ để hạn chế bụi, vi khuẩn ảnh hưởng đến con.

– Đóng/ mở cửa sổ hợp lý để duy trì không khí trong lành, sạch sẽ trong phòng của trẻ.

– Lưu ý khi trẻ lên cơn hen

+ Nhận biết sớm dấu hiệu khi trẻ lên cơn hen: khò khè, ho, khó thở, nặng ngực, trằn trọc về đêm. 

+ Có thể cho trẻ dùng thuốc cắt cơn hen (theo chỉ định của bác sĩ) để giúp con cắt cơn hen nhanh. Cho trẻ xịt họng bằng thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh 2 nhát/lần. Nếu sau 20 phút, cơn hen không giảm thì tiếp tục xịt họng cho con tiếp. Đến lần thứ 3 nếu cơn hen vẫn không giảm, ba mẹ cần đưa con đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất để được chăm sóc tích cực kịp thời.

+ Cho con nghỉ ngơi 1 tiếng sau khi lên cơn hen để ổn định sức khỏe.

Chăm sóc trẻ bị hen phế quản tại nhà, ba mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng bé
Chăm sóc trẻ bị hen phế quản tại nhà, ba mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng bé

Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay?

Hen phế quản có thể gây ra các biến chứng trực tiếp, tức thì ở trẻ như: suy hô hấp cấp tính, nhiễm khuẩn phế quản, tràn khí màng phổi, tổn thương nhu mô phổi.

Để hạn chế nguy cơ biến chứng, hay khi trẻ xuất hiện các biểu hiện của cơn hen nặng, ba mẹ cần đưa con đến bệnh viện trong thời gian ngắn nhất để được được cấp cứu kịp thời.

Khi trẻ lên cơn hen, ba mẹ chú ý đến các dấu hiệu như:

– Trẻ khó thở, phải ngồi dậy để có thể hô hấp dễ dàng hơn. Cánh mũi phập phồng.

– Vùng quanh xương sườn và cổ của trẻ xuất hiện tình trạng co kéo khi thở.

– Trẻ nói chuyện khó khăn, không thể nói một cách thoải mái, bị hụt hơi khi nói chuyện.

– Đầu ngón tay và vùng da môi tím tái.

– Các triệu chứng hen phế quản ít, thậm chí không thuyên giảm sau khi dùng thuốc xịt cắt cơn.

– Không có sẵn thuốc cắt cơn hen.

Khi phát hiện con có các dấu hiệu bất thường, ba mẹ đưa bé đến DoLife ngay để được các bác sĩ đầu ngành trực tiếp điều trị. chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Liên hệ hotline 1900 1984 để được hỗ trợ ngay!

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Ngủ ngáy ở trẻ: Những điều ba mẹ nhất định phải biết

Ngủ ngáy ở trẻ: Những điều ba mẹ nhất định phải biết

Ngủ ngáy là hiện tượng phổ biến ở trẻ và thường không gây nguy hại tới sức khỏe. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, ngủ ngáy có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý hoặc có thể gây nguy cơ rối loạn đường thở, rối loạn thở khi ngủ, ảnh hưởng tới sự […]

Trẻ bị viêm đường hô hấp cần xử trí thế nào?

Trẻ bị viêm đường hô hấp cần xử trí thế nào?

Thời tiết giao mùa là thời gian bùng phát các bệnh lý viêm đường hô hấp ở trẻ. Ba mẹ cần làm gì để chăm sóc bé nhanh phục hồi? Thông tin chung về viêm đường hô hấp ở trẻ Theo số liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm, viêm đường […]

Dấu hiệu trẻ bị hen phế quản và những điều cần biết

Dấu hiệu trẻ bị hen phế quản và những điều cần biết

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc hen phế quản do sức đề kháng còn yếu. Bệnh hen phế quản ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy khi trẻ bị hen phế quản sẽ xuất hiện những dấu hiệu nào? Cùng tìm hiểu qua […]

Lưu ý cốt lõi khi chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp trên ba mẹ cần nắm rõ

Lưu ý cốt lõi khi chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp trên ba mẹ cần nắm rõ

Trẻ nhỏ có sức đề kháng kém, cơ địa yếu là đối tượng dễ mắc viêm đường hô hấp trên. Đặc biệt, khi giao mùa hay thời tiết chuyển lạnh, số ca mắc các bệnh lý này ở trẻ lại tăng cao. Ba mẹ cần lưu ý những gì khi chăm sóc con? Lưu ngay […]