Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị phỏng dạ ở trẻ nhỏ

18/04/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Phỏng dạ (hay còn gọi là thủy đậu, trái dạ, bỏng dạ…) là bệnh truyền nhiễm phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nếu không được vệ sinh và điều trị đúng cách, bệnh có thể gây bội nhiễm và để lại sẹo lõm trên da của trẻ. Làm sao để nhận biết và điều trị phỏng dạ hiệu quả ở trẻ? Ba mẹ theo dõi bài viết để lưu ý ngay nhé!

Bệnh phỏng dạ là gì?

Bệnh phỏng dạ là một loại bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus Varicella zoster. Bệnh xuất hiện ở trẻ nhỏ khi trẻ tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người bệnh. Phỏng dạ có khả năng lây lan nhanh khi tiếp xúc qua da hoặc dịch tiết như nước bọt… 

Dù phổ biến và lây lan nhanh nhưng phỏng dạ cũng có khả năng miễn nhiễm cao. Tỷ lệ tái nhiễm sau khi từng mắc bệnh là rất nhỏ. Thông thường, bệnh sẽ không tái lại nếu đã từng mắc một lần. Bên cạnh đó, tỉ lệ miễn nhiễm của bệnh với người đã từng tiêm vắc-xin cũng rất cao. Có tới 90% trẻ được tiêm vắc-xin phỏng dạ miễn nhiễm với bệnh.

Bệnh phỏng dạ ở trẻ nhỏ

Bệnh phỏng dạ thường xuất hiện ở đối tượng nào?

Phỏng dạ là bệnh lành tính, ít gây ra biến chứng ở trẻ. Bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao với nhóm trẻ dưới 10 tuổi:

– Trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi

– Trẻ từ 2 – 7 tuổi chưa được tiêm vắc-xin phòng bệnh

– Trẻ có bệnh lý nền: ung thư, viêm nhiễm đường hô hấp

– Trẻ đang dùng Corticosteroid liều cao để ức chế hệ miễn dịch

Dấu hiệu nhận biết phỏng dạ ở trẻ nhỏ

Sau khi tiếp xúc với mầm bệnh, thời gian ủ bệnh khá lâu, kéo dài từ 14 – 17 ngày và giai đoạn này không như không có bất kỳ triệu chứng nào.

Sau thời gian ủ bệnh là thời kỳ khởi phát, trẻ bắt đầu có dấu hiệu mệt mỏi, sốt cao và sưng hạch. Đây đều là những biểu hiện phổ biến của bệnh cảm cúm thông thường. Vậy nên, ba mẹ dễ dàng chủ quan, bỏ lỡ thời điểm vàng để điều trị bệnh sơ khai.

Sau đó, trẻ bắt đầu phát ban. Mới đầu, cơ thể trẻ xuất hiện các đốm ban đỏ, rồi nhanh chóng chuyển thành nốt phỏng nước có dịch bên trong. Các nốt phỏng nước mọc ở mọi bộ phận trên cơ thể trẻ: bụng, mặt, lưng, ngực… thậm chí cả trong tai, miệng, mắt và bộ phận sinh dục. Mật độ phỏng nước dày, xuất hiện hàng loạt hay theo từng đợt.

Ở giai đoạn toàn phát, nổi phỏng nước, trẻ thường có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Trẻ cũng có biểu hiện chán ăn, quấy khóc do mệt mỏi. 

Sau khoảng 4-6 ngày, các nốt phỏng dần khô lại và đóng vảy. Sau một vài tuần, vảy tự bong ra. Nếu được chăm sóc tốt, phỏng dạ sẽ không để lại sẹo. 

Tuy nhiên, không ít trường hợp, trẻ bị bội nhiễm vết phỏng, khiến trên da xuất hiện sẹo lõm sau khi khỏi bệnh.

Thông thường, trẻ nhỏ có triệu chứng phỏng dạ nhẹ hơn so với người lớn. Tuy nhiên, thời gian lành bệnh ở trẻ lại lâu hơn do sức đề kháng của con còn yếu, đồng thời, khả năng hấp thụ lại chưa cao.

Cách điều trị phỏng dạ ở trẻ

Dù ít gây biến chứng nhưng nếu không được điều trị đúng cách, bệnh phỏng dạ vẫn có thể gây nhiễm trùng, viêm phổi, viêm não… ở trẻ. Thường thấy nhất là trẻ bị mất nước, bội nhiễm vết phỏng khiến bệnh lâu lành và để lại sẹo về sau.

Điều trị phỏng dạ cho trẻ tại nhà

Phỏng dạ ở trẻ có thể tự điều trị tại nhà mà không cần đến bệnh viện. Tuy nhiên, ba mẹ cần đặc biệt cẩn trọng khi chăm sóc trẻ để tránh bệnh chuyển nặng hay gây biến chứng.

Vệ sinh nốt phỏng là một trong những lưu ý hàng đầu khi chăm sóc trẻ bị phỏng dạ tại nhà. Ba mẹ cần cẩn thận vệ sinh vùng da cho trẻ, tránh làm vỡ những nốt phỏng dạ bởi điều này có thể gây bội nhiễm, hình thành sẹo lõm. Với những nốt phỏng dạ bị vỡ, ba mẹ cần vệ sinh thật sạch sẽ sau đó băng lại bằng gạc vô khuẩn để tránh tình trạng nhiễm khuẩn ở trẻ.

Ngoài ra, với những loại thuốc bôi cho trẻ, ba mẹ cần làm theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt lưu ý không tự ý dùng thuốc và cần bôi theo đúng liều lượng và thời gian mà bác sĩ chỉ định. 

Lưu ý khi chữa phỏng dạ ở trẻ

Phỏng dạ là bệnh truyền nhiễm dễ lây lan. Trong quá trình điều trị phỏng dạ cho trẻ, ba mẹ cần đặc biệt lưu ý:

– Cách ly trẻ; cho trẻ dùng riêng đồ dùng cá nhân như khăn tắm, khăn mặt, bàn chải đánh răng, bát, đũa…

– Trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ: kiêng thịt gà, đồ nếp, hạn chế đồ ăn cay nóng, thực phẩm từ bơ, phô mai… để hạn chế tình trạng tiết dầu của da khiến đốm mụn phát triển nhanh hơn

– Bố trí phòng nghỉ thoáng khí, kín gió. Cho trẻ mặc quần áo mềm, rộng rãi, thoải mái

– Tăng cường thực phẩm giàu vitamin để tăng sức đề kháng, chống nhiễm trùng

– Vệ sinh da cho trẻ hàng ngày, không kiêng tắm

– Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc điều trị khi không có chỉ định của bác sĩ chuyên môn

Làm sao để phòng ngừa phỏng dạ ở trẻ

Phỏng dạ là bệnh truyền nhiễm dễ lây truyền. Vậy nên, ba mẹ cần chủ động phòng bệnh cho trẻ:

– Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nơi đông người, nơi có nguy cơ chứa dịch bệnh. Cho trẻ đeo khẩu trang khi ra ngoài, vệ sinh tay, chân, mắt, mũi, miệng cho trẻ thường xuyên.

– Hạn chế để người khác ôm hôn trẻ

– Không cho trẻ dùng dung đồ dùng cá nhân với người khác

– Khuyến khích trẻ vận động nhẹ nhàng đều đặn, xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ khoa học để tăng sức đề kháng, nâng cao sức khỏe.

– Tiêm phòng phỏng dạ (thủy đậu) cho trẻ.

Tiêm vắc-xin phòng thủy đậu là phương pháp hữu hiệu, tiết kiệm và hiệu quả hàng đầu để phòng thủy đậu ở trẻ. Tất cả trẻ từ đủ 12 tháng tuổi đều có thể tiêm vắc-xin phòng bệnh.

>>> Ba mẹ đăng ký tiêm vắc-xin phòng thủy đậu cho bé tại DoLife ngay TẠI ĐÂY<<

Như vậy, bài viết đã cũng cấp cho ba mẹ những thông tin về dấu hiệu nhận biết và cách điều trị phỏng dạ ở trẻ nhỏ. Ba mẹ hãy liên hệ với DOLIFE nếu nghi ngờ trẻ mắc phỏng dạ để được bác sĩ thăm khám, tư vấn và điều trị hiệu quả.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?  Khám đường huyết thai kỳ hay […]

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Ngạt khí, ngạt khói là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến gây tử vong cho nạn nhân của các vụ hỏa hoạn. Có rất nhiều loại khí độc được sinh ra từ khói của đám cháy như CO, CO2, amoniac, axit hữu cơ…, Những loại khí này gây ngạt và nhiễm độc khí […]

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?

Sốt xuất huyết nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Vậy sốt xuất huyết có biểu hiện như thế nào? Điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết! Sốt xuất huyết là bệnh gì? Sốt xuất huyết là bệnh truyền […]

Đái dầm ở trẻ: Có cần đến gặp bác sĩ?

Đái dầm ở trẻ: Có cần đến gặp bác sĩ?

Đái dầm là hiện tượng sinh lý thường xảy ra đối với trẻ dưới 6 tuổi . Ở tuổi này, ban đêm hoặc buổi trưa chỉ đơn giản là việc kiểm soát bàng quang có thể chữa được hình thành. Nhưng nếu hiện tượng này xảy ra khi trẻ đã lên tuổi dậy thì, vị […]