Trẻ bị bệnh thủy đậu do đâu?

13/04/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Thủy đậu là bệnh lý thường gặp ở trẻ, thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa từ xuân sang hè. Bệnh lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc qua các nốt phỏng bị vỡ trên người. Liệu mẹ đã biết cách phòng bệnh và điều trị thủy đậu hiệu quả tại nhà cho bé?

Bệnh thủy đậu ở trẻ em

Bệnh thủy đậu là bệnh nhiễm trùng cấp tính gây ra bởi virus Varicella Zoster Virus. Khi nhiễm bệnh, bệnh nhân bị nổi mụn nước khắp người. Tại Việt Nam, thủy đậu thuộc nhóm 5 bệnh truyền nhiễm thường gặp với tỉ lệ lây lan cao. 

Trẻ em dưới 15 tuổi là đối tượng có tỷ lệ mắc thủy đậu cao. Đặc biệt, với nhóm trẻ dưới 12 tháng tuổi, bệnh ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe. Mắc thủy đậu cũng làm tăng nguy cơ mắc zona ở trẻ lên tới 4,5 lần.

Thủy đậu chủ yếu lây qua đường không khí, khi người khỏe mạnh tiếp xúc với giọt bắn của bệnh nhân thủy đậu. Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây lan khi tiếp xúc với nốt phỏng bị vỡ từ vùng da tổn thương của người bệnh. Thai nhi của phụ nữ đang mang thai bị mắc thủy đậu dễ bị nhiễm bệnh từ mẹ thông qua nhau thai.

Thống kê trên thế giới, thủy đậu gây bệnh cho hơn 4 triệu người mỗi năm, trong đó có 10.000 trường hợp cần chăm sóc y tế tại viện. Tại Việt Nam, tính riêng năm 2018 có hơn 31.000 ca bệnh thủy đậu trong đó nhiều trường hợp bị biến chứng nặng do tự điều trị hay trẻ bị thủy đậu bẩm sinh do nhiễm từ mẹ trong quá trình mang thai.

Dấu hiệu trẻ mắc thủy đậu

Thủy đậu được chia thành 4 giai đoạn bệnh với những triệu chứng khác nhau:

Giai đoạn ủ bệnh (14 – 17 ngày)

Đây là giai đoạn sau khi người bệnh tiếp xúc với mầm bệnh và thường không có triệu chứng nên rất khó phát hiện sớm.

Giai đoạn khởi phát (khoảng 1 ngày)

Ở giai đoạn này, bệnh nhân có triệu chứng gần giống với các bệnh cảm cúm thông thường:

– Sốt nhẹ, có trường hợp sốt cao 39 – 40 độ C

Viêm họng

– Nổi hạch sau tai

– Uể oải, chán ăn

– …

Các biểu hiện ở giai đoạn này không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với cảm cúm thông thường khiến phụ huynh dễ chủ quan, từ đó bỏ lỡ thời điểm vàng để điều trị bệnh sơ khai.

Giai đoạn toàn phát (mọc ban)

Đây là giai đoạn bệnh có triệu chứng rõ ràng:

– Đầu tiên, cơ thể nổi ban đỏ, sau đó chuyển thành nốt phỏng nước trong, nông chỉ sau vài giờ. Ban mọc rải rác toàn thân, ban đầu có thể xuất hiện ở ngực, lưng, mặt, sau lan ra toàn cơ thể kể cả chân tóc và trong miệng, mí mắt nhưng không có ở lòng bàn tay, bàn chân.

– Sau 24 – 48 giờ, dịch trong mụn nước ngả vàng. Người bệnh có nguy cơ bội nhiễm cao nếu mụn nước vỡ.

– Sau 4 – 6 ngày, nốt thủy đậu tự khô, đóng vảy

– Sau khoảng 1 tuần, vảy tự bong ra và không để lại sẹo vĩnh viễn nếu nốt đậu không bị loét và bội nhiễm

– Trong thời gian bệnh toàn phát, khoảng 3 – 4 ngày ban mọc một đợt.

Hồi phục

Sau mắc bệnh 7 – 10 ngày, trẻ có thể hồi phục tốt nếu được điều trị đúng cách. 

Trẻ bị bệnh thủy đậu do đâu?

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị mắc thủy đậu do hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện, dễ bị virus tấn công gây bệnh. 

Thủy đậu là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, dễ lây lan qua giọt bắn khi ho, hắt hơi, nói chuyện. Khi ở trong môi trường sinh hoạt chung (nhà trẻ, trường học…), trẻ tiếp xúc với các vật dụng chứa giọt bắn của người bệnh như đồ chơi, vật dụng cá nhân… vô tình khiến dịch bệnh lây lan. Bên cạnh đó, trẻ vẫn còn quá nhỏ để tự bảo vệ mình trước các tác nhân gây bệnh khiến tỉ lệ nhiễm bệnh lại càng tăng cao.

Biến chứng bệnh thủy đậu ở trẻ

Thủy đậu là bệnh lành tính nhưng vẫn có thể để lại biến chứng nguy hiểm nếu trẻ không được điều trị đúng cách và kịp thời.

Một số biến chứng nguy hiểm thường thấy của bệnh thủy đậu ở trẻ:

– Nhiễm trùng da và mô mềm do vi khuẩn 

Viêm phổi 

– Nhiễm trùng máu  

– Thủy đậu xuất huyết 

– Viêm gan 

– Viêm não, mất điều hòa tiểu não 

– Viêm khớp  

Ngoài ra, nếu mẹ bầu nhiễm thủy đậu trong quá trình mang thai, thai nhi cũng có thể gặp các biến chứng: dị tật mắt, sẹo da, teo nhỏ chi, gặp các vấn đề về thần kinh như co giật, đầu nhỏ, chậm phát triển…

Cách chăm sóc trẻ bị bệnh thủy đậu

Để tránh các biến chứng bệnh, khi trẻ mắc thủy đậu, ba mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị hiệu quả. Tùy vào tình trạng của trẻ, bác sĩ có thể chỉ định trẻ điều trị tại nhà hay chăm sóc y tế tại bệnh viện.

Chăm sóc trẻ bị thủy đậu tại nhà

Khi điều trị tại nhà, ba mẹ cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ dẫn của bác sĩ đồng thời theo dõi chặt chẽ trẻ để sớm phát hiện các biểu hiện bất thường. Trong quá trình điều trị, ba mẹ cần:

– Cách ly trẻ cho đến khi khỏi hẳn (khoảng 7 – 10 ngày từ lúc bệnh phát ban đến khi các nốt phỏng đóng vảy hoàn toàn)

– Khi tiếp xúc, chăm sóc trẻ: đeo khẩu trang, vệ sinh tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

– Luôn giữ sạch bàn tay trẻ, cắt móng tay cho trẻ để tránh trẻ gãi lên nốt phỏng, gây trầy xước.

– Cho trẻ mặc quần áo rộng, nhẹ, mỏng, mềm, thấm hút mồ hôi tốt. Thay quần áo và tắm rửa bằng nước ấm mỗi ngày.

– Sắp xếp vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng cho trẻ: cốc, bát, đũa, khăn mặt, khăn tắm…

– Tăng cường thực phẩm giàu vitaminC trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ. Ưu tiên các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu.

– Dùng nước muối sinh lý 0.9% vệ sinh vùng mũi họng hàng ngày cho trẻ.

– Chấm dung dịch xanh Milian (xanh Methylene) vào các nốt phỏng nước đã vỡ để tránh sẹo và bội nhiễm vi khuẩn.

Nếu trẻ có các biểu hiện bất thường: sốt cao, co giật, xuất huyết nốt phỏng, hôn mê… ba mẹ cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị kịp thời.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ

Để trẻ sớm hồi phục, tránh biến chứng, khi chăm sóc trẻ cần lưu ý:

– Không làm vỡ các nốt thủy đậu

– Không tắm rửa, đắp nốt đậu cho trẻ bằng các loại lá cây

– Không tự cho trẻ dùng thuốc uống, thuốc bôi khi không có chỉ định của bác sĩ

– Không cho trẻ ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, các loại hải sản, trái cây có tính nóng (mận, đào, vải, nhãn…), một số loại thịt (thịt dê, chó, gà, ngan)

Phòng tránh bệnh thủy đậu ở trẻ

Phòng ngừa bệnh thủy đậu hiệu quả ở trẻ, cần lưu ý:

– Hạn chế tối đa việc trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh

– Tạo cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn

– Giữ môi trường sống của trẻ luôn thoáng mát, vệ sinh nhà cửa, vật dụng thường xuyên

– Tiêm phòng vắc xin phòng ngừa thủy đậu

Theo thống kê, trong số các trường hợp mắc thủy đậu ở trẻ, có tới 90% chưa tiêm phòng vắc-xin. Tiêm vắc-xin phòng thủy đậu là biện pháp phòng bệnh an toàn, hiệu quả và tiết kiệm nhất, giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ khỏi sự xâm nhập của virus Varicella Zoster gây bệnh.

Để được tư vấn và đặt lịch tiêm vắc-xin tại DoLife, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 1900 1984 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Viêm đường tiết niệu sau sinh điều trị thế nào?

Viêm đường tiết niệu sau sinh điều trị thế nào?

Viêm đường tiết niệu sau sinh là nỗi ám ảnh đối với nhiều chị em. Vì sợ ảnh hưởng đến chất lượng sữa nên rất nhiều chị em chọn chịu đựng, không chữa trị. Tuy nhiên điều này khiến bệnh càng thêm nặng. Vậy có những phương pháp nào điều trị viêm đường tiết niệu […]

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?  Khám đường huyết thai kỳ hay […]

Vì sao thiếu Vitamin D trẻ bị còi xương?

Vì sao thiếu Vitamin D trẻ bị còi xương?

Còi xương là căn bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ từ 6 – 36 tháng tuổi. Theo các chuyên gia, nguyên ngân chủ yếu khiến trẻ còi xương đó là do thiếu Vitamin D. Vậy, vì sao thiếu Vitamin D lại gây còi xương cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau. […]

Bệnh đại tràng: Biểu hiện và các kiến thức cần biết

Bệnh đại tràng: Biểu hiện và các kiến thức cần biết

Có tới khoảng 20% dân số Việt Nam mắc bệnh về đại tràng. Căn bệnh này khiến người mắc phải gặp nhiều đau đớn. Vậy có những căn bệnh đại tràng nào? Nguyên nhân của bệnh là gì và biểu hiện ra sao? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Chức năng […]