Dấu hiệu nhận biết cơn hen phế quản cấp tính

30/09/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Hen phế quản cấp tính có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không được kịp thời phát hiện, xử trí. Do đó, bạn cần nắm vững những dấu hiệu hen phế quản cấp cũng như cách phòng ngừa để phát hiện và kiểm soát tốt bệnh lý này.

Khái quát về bệnh hen phế quản cấp tính 

Hen phế quản cấp, hay còn gọi hen suyễn, là bệnh lý mãn tính đường hô hấp, thường được gặp ở người lớn và trẻ nhỏ. Cơn hen phế quản cấp thường bắt đầu vào ban đêm, hầu hết đều xảy ra trong thời gian ngắn. Nguy hiểm hơn, nếu những cơn hen nặng không được xử trí kịp thời có thể dẫn tới nguy cơ tử vong.

Tại nước ta, tỷ lệ người bị hen phế quản chiếm khoảng 5% dân số, tương đương với con số hơn 4 triệu người. Trong đó, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh là cao nhất và chủ yếu thường nằm ở nhóm tuổi từ 12 đến 13 tuần. Nếu như không được điều trị, bệnh sẽ diễn tiến nặng và dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Hen phế quản cấp, hay còn gọi hen suyễn, là bệnh lý mãn tính đường hô hấp, thường được gặp ở người lớn và trẻ nhỏ.
Hen phế quản cấp, hay còn gọi hen suyễn, là bệnh lý mãn tính đường hô hấp, thường được gặp ở người lớn và trẻ nhỏ.

Một số nguyên nhân gây hen phế quản cấp

Có nhiều tác nhân gây khởi phát cơn hen phế quản cấp. Cơn hen suyễn có thể xảy ra khi người bệnh tiếp xúc với các dị nguyên.

Bị hen phế quản do dị ứng 

Cơn hen phế quản cấp có thể xuất hiện khi người bệnh tiếp xúc với một số loại dị nguyên như: Phấn hoa, bụi nhà, lông chó mèo, một số thực phẩm gây dị ứng như hải sản, thịt bò….

Bị hen phế quản do một số yếu tố kích thích 

Các yếu tố như môi trường, khói thuốc lá, khói bụi, ô nhiễm không khí hay hóa chất, chất tẩy rửa, thay đổi độ ẩm… cũng là một trong những tác nhân hàng đầu gây hen suyễn.

Bị hen phế quản do vận động nhiều

Hen phế quản có thể khởi phát hoặc trở nên nặng lên sau khi trải qua vận động quá sức.

Một số nguyên nhân khác 

Một số nguyên nhân khác gây hen phế quản có thể là do nhiễm trùng đường hô hấp. Nhiễm trùng thường xuất phát từ các tác nhân như yếu tố di truyền; mắc bệnh lý trào ngược dạ dày, parainfluenza, bệnh lý khác trên đường hô hấp; sử dụng một số loại thuốc gây dị ứng; chất bảo quản thực phẩm được tìm thấy trong các loại thức ăn như tôm, dưa chua, bia và rượu…

Hen phế quản cấp tính có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau.
Hen phế quản cấp tính có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau.

Những dấu hiệu nhận biết hen phế quản cấp tính là gì? 

Với mỗi trường hợp, triệu chứng bệnh có thể khởi phát mạnh mẽ hoặc nghiêm trọng dần lên. Một số dấu hiệu điển hình của bệnh lý này bao gồm:

Bị khó thở 

Đây là biểu hiện đặc trưng của bệnh hen suyễn. Dấu hiệu báo trước là những cơn khó thở do hen phế quản kèm theo các triệu chứng khác như: Ngứa họng, ngứa mũi, hắt hơi, ho, chảy nước mũi, sổ mũi… Bệnh nhân thường không có cảm giác đủ hơi để thở, khó thở, toát vã mồ hôi.

Khò khè khi hít vào và thở ra

Bệnh nhân hen phế quản cấp thường hít vào và thở ra, ho liên tục, thở nhanh. Tiếng khò khè thường đi liền với nhịp thở của người bệnh bị hen phế quản cấp.

Ho nhiều

Người bệnh ho nhiều và khi làm việc gắng sức vào nửa đêm hoặc sáng sớm thì tình trạng ho sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Nhưng những cơn ho thường do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Do đó, một số bệnh nhân chỉ có triệu chứng ho thì rất khó để nhận biết cơn hen phế quản cấp.

Các phương pháp chẩn đoán hen suyễn phổ biến hiện nay 

Nếu nhận thấy bản thân có các triệu chứng hen suyễn, người bệnh cần gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác.

Khám lâm sàng tình trạng hen suyễn 

Căn cứ vào các dấu hiệu, triệu chứng, bác sĩ sẽ định hướng chẩn đoán và tiến hành khám lâm sàng. Đây sẽ là căn cứ quan trọng để chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt với một số loại bệnh phổi khác như giãn phế quản hay COPD.

Tiến hành đo chức năng hô hấp 

Đo chức năng hô hấp là cách để kiểm tra xem phổi của bạn đang hoạt động như thế nào.

Cùng với đó, bác sĩ tiến hành đo lưu lượng đỉnh, đo lường mức độ phổi đẩy không khí ra ngoài. Mặc dù phương pháp này có độ chính xác không bằng hô hấp ký, nhưng những xét nghiệm chức năng phổi này là cách tốt để thường xuyên kiểm tra chức năng phổi.

Một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh 

Một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh để chẩn đoán hen phế quản cấp bao gồm:

– Chụp X-quang hoặc cắt lớp vi tính lồng ngực

Phương pháp này có vai trò quan trọng trong chẩn đoán và phân biệt hen phế quản với các bệnh lý hô hấp khác như: Lao nội phế quản, giãn phế quản…

– Chụp CT

Polyp mũi hoặc viêm xoang là một trong những tác nhân có thể khiến cho bệnh hen suyễn trở nên khó điều trị và kiểm soát hơn. Viêm xoang hay còn gọi nhiễm trùng xoang là tình trạng xoang bị viêm hoặc sưng tấy do nhiễm trùng. Khi xoang bị tắc nghẽn và chứa đầy chất lỏng, vi khuẩn sẽ phát triển gây viêm và nhiễm trùng. Nếu nghi ngờ xoang có dấu hiệu nhiễm trùng, bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang xoang đặc biệt.

Điều trị và phòng ngừa hen phế quản cấp như thế nào? 

Tìm hiểu phương pháp điều trị hen phế quản cấp tính

Theo các chuyên gia, hiện nay chưa có phương pháp điều trị triệt để hen phế quản. Chủ yếu điều trị tập trung vào ngăn ngừa và kiểm soát các triệu chứng. Một số phương pháp điều trị hen phế quản điển hình bao gồm:

– Tránh xa hoặc hạn chế tiếp xúc với những tác nhân gây khởi phát cơn hen cấp như: Khói thuốc lá, hóa chất có mùi nồng, làm việc quá sức, nhiễm khí lạnh.

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng và vận động khoa học để cải thiện sức khỏe cũng như chức năng hô hấp.

– Sử dụng thuốc đường hít từ sớm. Phương pháp này có tác dụng giảm bớt khó thở chỉ sau khoảng từ 2 đến 5 phút.

– Áp dụng một số biện pháp giúp hỗ trợ, nghỉ ngơi.

Lưu ý, nếu như cơn khó thở không hết sau 3 lần xịt thuốc thì bệnh nhân cần đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị triệt để.

Hoàn toàn có thể phòng ngừa hen phế quản nếu áp dụng đúng biện pháp 

Bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa hen phế quản nếu áp dụng đúng biện pháp:

– Khuyến khích người bệnh ngừng hút thuốc lá và tránh phơi nhiễm thụ động với khói thuốc.

– Tập luyện thể lực nhằm cải thiện sức khỏe tổng quát.

– Tránh các loại thuốc có thể khiến cho bệnh hen trở nên nặng hơn. Nếu như mắc hội chứng mạch vành cấp, người bệnh cần cân nhắc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

– Xây dựng chế độ ăn phù hợp, nên bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi.

Hoàn toàn có thể phòng ngừa hen phế quản bằng chế độ tập luyện đúng cách!
Hoàn toàn có thể phòng ngừa hen phế quản bằng chế độ tập luyện đúng cách!

Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn nhận biết về dấu hiệu hen phế quản cấp tính cũng như cách điều trị triệt để. Nhìn chung, hen phế quản cấp có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm, do đó, người bệnh cần sớm thăm khám để có phương án điều trị phù hợp.

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Khám sàng lọc ung thư bao gồm những gì?

Khám sàng lọc ung thư bao gồm những gì?

Ung thư luôn nằm trong danh sách những bệnh nan y nguy hiểm nhất và vô cùng khó khăn khi điều trị. Đáng chú ý hơn, càng ngày bệnh càng có xu hướng trẻ hóa. Do đó, những gói khám sàng lọc ung thư ngày càng được nhiều người quan tâm. Vậy gói khám bao […]

Khám sức khỏe sinh sản là khám gì? Khi nào nên đi khám?

Khám sức khỏe sinh sản là khám gì? Khi nào nên đi khám?

  Khám sức khỏe sinh sản chính là bước tiền đề cho một hạnh phúc bền chặt của các cặp đôi trước khi bước vào hôn nhân. Thông qua đây, các cặp đôi sẽ biết được tình trạng sức khỏe của mình và có kế hoạch khoa học đảm bảo cho việc sinh con sau […]

Tầm soát ung thư tuyến tiền liệt là gì?

Tầm soát ung thư tuyến tiền liệt là gì?

Bạn có biết, ung thư tuyến tiền liệt là bệnh vô cùng phổ biến ở nam giới, đặc biệt là nam giới trên 50 tuổi. Đây là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, gây tử vong đứng thứ 2 chỉ sau ung thư phổi. Lúc này, việc tầm soát ung thư tuyến tiền liệt là […]

Viêm âm đạo và những thông tin cần biết

Viêm âm đạo và những thông tin cần biết

Viêm âm đạo là căn bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt với phụ nữ đã lập gia đình. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách điều trị bệnh như thế nào, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích bạn nhé! Thông tin […]