Theo đánh giá của các chuyên gia sản khoa, việc đặt vòng tránh thai được cho là một phương pháp tránh thai hiệu quả và có khả năng duy trì lâu dài. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp để sử dụng phương pháp này. Vậy cần lưu ý những điều gì khi đặt vòng tránh thai, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời.
Tìm hiểu về đặt vòng tránh thai
Khái niệm
Vòng tránh thai là một dụng cụ có hình dạng giống chữ T, được đặt vào trong tử cung của người phụ nữ nhằm ngăn trứng làm tổ trong tử cung. Dụng cụ này làm bằng nhựa hoặc bằng đồng có tác dụng tránh mang thai ngoài ý muốn.
Đây là một thủ thuật dễ thao tác, chi phí thấp và không gây ảnh hưởng sức khỏe nên được rất nhiều chị em lựa chọn.
Vòng tránh thai hoạt động như nào?
Vòng tránh thai ngăn cản sự gặp gỡ giữa tinh trùng và trứng. Đồng thời ngăn trứng làm tổ để phát triển thành bào thai trong tử cung.
Hiệu quả của vòng tránh thai có cao không?
Vòng tránh thai là phương pháp tránh thai hiệu quả có tỷ lệ lên tới 98 đến 99%. Đặc biệt là hiệu quả có thể đạt được ngay sau khi đặt vòng và kéo dài từ 5 đến 10 năm.
Vòng tránh thai tương đối bền, thoải mái và dễ sử dụng. Đặc biệt là không tốn kém và không làm ảnh hưởng đến quá trình giao hợp.
Phân loại vòng tránh thai
Vòng tránh thai bằng đồng
Vòng tránh thai bằng đồng là có hình dạng giống như chữ T và được quấn thêm đồng vào vòng. Tại phần đuôi sẽ có một đoạn dây nhỏ dài khoảng 1 – 2cm, dây này có tác dụng để kiểm soát vị trí nằm của vòng cũng như giúp lấy vòng ra dễ dàng hơn. Loại vòng tránh thai này có thời hạn khoảng 5 năm.
Vòng tránh thai nội tiết
Đây là một loại vòng tránh thai chứa các hormone nội tiết. Có 2 loại thuốc nội tiết thường dùng đó là: minera và liletta. Các nội tiết này sẽ hoạt động giải phóng dần dần hormone vào cơ thể phụ nữ. Từ đó, giúp ngăn cản quá trình rụng trứng hàng tháng. Lượng hormone này thường làm thay đổi cơ chế hoạt động của niêm mạc tử cung. Khi này chất nhầy ở tử cung sẽ bị đặc quánh lại từ đó ngăn không cho tinh trùng xâm nhập.
Đặt vòng tránh thai có những ưu, nhược điểm gì?
Ưu điểm
– Đặt vòng tránh thai được đánh giá là phương pháp ngừa thai có hiệu quả cao lên tới 99% và duy trì trong thời gian dài.
– Đây là phương pháp tối ưu đối với những cặp vợ chồng đang kế hoạch hoặc chưa muốn có con trong một thời gian xác định.
– Chị em phụ nữ nếu có nhu cầu sinh con có thể tháo vòng đặt ra.
– Chị em phụ nữ sẽ không cảm thấy bất tiện và có thể quan hệ tình dục bình thường.
– Phương pháp đặt vòng tránh thai còn còn có tác dụng giảm đau bụng kinh và điều tiết kinh nguyệt.
– Phụ nữ đang cho bú cũng có thể sử dụng mà không cần lo lắng đến việc điều tiết lượng sữa và chăm con.
Nhược điểm
– Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục không được ngăn ngừa bởi vòng tránh thai.
– Dù được đánh giá là hiệu quả, nhưng vẫn có vài trường hợp có khả năng mang thai ngoài tử cung.
– Có thể gây ra tình trạng tăng dịch tiết âm đạo khiến nhiều chị em cảm thấy khó chịu khi vùng kín không được khô thoáng.
– Khi vòng không hợp với cơ thể có thể gây ra các tác dụng phụ.
– Có thể bị tụt vòng.
Hầu hết các trường hợp này có thể nguyên nhân là do chị em đặt vòng quá sớm sau khi sinh con. Lúc này tử cung chưa về lại trạng thái ban đầu, đồng thời lúc đó tử cung có sự co bóp theo chu kỳ nên rất dễ khiến vòng bị cuốn và đẩy ra ngoài.
Những ai không nên đặt vòng tránh thai?
– Người phụ nữ đang mang thai hoặc nghi ngờ có những dấu hiệu mang thai.
– Người phụ nữ mắc các bệnh về lây nhiễm qua đường tình dục
– Người có tiền sử mang thai bị dị tật bẩm sinh.
– Người bị xuất huyết đường sinh dục nhưng chưa được chẩn đoán và điều trị.
– Người sau khi nạo hút, phá thai.
Quy trình đặt vòng tránh thai
Chị em phụ nữ nên lựa chọn thực hiện tại các bệnh viên, cơ sở y tế uy tín, tuyệt đối không tự thực hiện để việc đặt vòng tránh thai là an toàn và hiệu quả. Quy trình thực hiện phương pháp đặt vòng tránh thai như sau:
Bước 1: Trước khi đặt vòng
Trước khi đặt vòng cần tới các cơ sở y tế để thăm khám và tìm hiểu kỹ về phương pháp đặt vòng tránh thai.
Bước 2: Trong khi đặt vòng
– Bác sĩ khi tiến hành thực hiện phương pháp sẽ dùng 2 ngón tay chèn vào âm đạo, tay còn lại đặt lên bụng của bệnh nhân để xác định được vị trí đặt vòng và kích thước tử cung để lựa chọn vòng phù hợp.
– Tiến hành mở âm đạo và khử trùng làm sạch âm đạo.
– Bác sĩ đo chiều dài buồng tử cung bằng thước đo chuyên dụng.
– Cuối cùng vòng tránh thai sẽ được đưa vào vị trí đã xác định. Khi tới đúng vị trí, vòng sẽ được mở rộng và có hình chữ T.
Bước 3: Sau khi đặt vòng
Nếu thấy âm đạo ra máu quá nhiều sau khi đặt vòng, chị em nên đi khám để chẩn đoán tình trạng. Để có được sự hướng dẫn chỉ định của bác sĩ.
Đặt vòng có thể gặp những biến chứng nào?
– Tình trạng viêm nhiễm phụ khoa có thể xảy ra sau khi đặt vòng tránh thai.
– Chị em có thể gặp tình trạng rối loạn nội tiết tố sau khi đặt vòng. Các biểu hiện như: căng tức ngực, chậm kinh hoặc thay đổi chu kỳ kinh, xuất hiện nám da,…
Những điều cần lưu ý
Phản ứng phụ
Không phải đối tượng nào cũng thích hợp để sử dụng phương pháp đặt vòng. Nếu không hợp, cơ thể bạn sẽ phản ứng lại bằng các tình trạng như:
- Đau bụng dưới
- Đau lưng
- Mệt mỏi
- Ra máu âm đạo,…
Những điều cần tránh
Sau khi thực hiện đặt vòng, cần tránh thực hiện các vận động mạnh để đánh trường hợp tụt, lệch vòng như:
- Bê, vác nặng
- Không thụt rửa âm đạo nhiều lần
- Không quan hệ tình dục từ 7 – 10 ngày sau đặt vòng tránh thai.
- Không đặt vòng nếu đang bị viêm nhiễm
- Không đặt vòng nếu mắc bệnh lý truyền nhiễm đường sinh dục.
Những điều cần lưu ý
Bạn cần tới ngay các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời nếu nhận thấy các triệu chứng viêm nhiễm sau:
- Dịch âm đạo có màu bất thường
- Mùi hôi
- Âm đạo ngứa ngáy
- Ra máu nhiều ở âm đạo,…
Trên đây là những thông tin về chủ đề Đặt vòng tránh thai và những lưu ý cần thiết. Nếu có nhu cầu thăm khám và mong muốn đặt vòng tránh thai, hãy liên hệ 1900 1984 chị em nhé!
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?
Phụ phụ nữ đang cho con bú cấy que tránh thai được không và có gây ảnh hưởng gì đến em bé hay không là vấn đề nhiều người thắc mắc? Cùng đọc bài viết để có câu trả lời nhé! Cấy que tránh thai là gì? Que cấy tránh thai là một thiết bị […]
Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?
Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì? Khám đường huyết thai kỳ hay […]
Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn
Ngạt khí, ngạt khói là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến gây tử vong cho nạn nhân của các vụ hỏa hoạn. Có rất nhiều loại khí độc được sinh ra từ khói của đám cháy như CO, CO2, amoniac, axit hữu cơ…, Những loại khí này gây ngạt và nhiễm độc khí […]
Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?
Sốt xuất huyết nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Vậy sốt xuất huyết có biểu hiện như thế nào? Điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết! Sốt xuất huyết là bệnh gì? Sốt xuất huyết là bệnh truyền […]