Còn ống động mạch: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị 

23/10/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Còn ống động mạch là bệnh lý tim bẩm sinh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Đối với ống động mạch lớn có thể gây ra vấn đề lưu thông máu ở trẻ, bác sĩ có thể lựa chọn phương thức điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Vậy triệu chứng, chẩn đoán và điều trị bệnh như thế nào, cùng tìm hiểu nhé! 

Khái quát về bệnh lý còn ống động mạch 

Còn ống động mạch (hay còn gọi Patent Ductus Asteriosus – PDA) là sự tồn tại dai dẳng sau sinh của cấu trúc trong thời kỳ bào thai liên kết với động mạch chủ và động mạch phổi. 

Hiểu theo một cách đơn giản hơn, đây là tình trạng máu lưu thông trực tiếp từ động mạch chủ qua đến động mạch phổi, dẫn đến gia tăng dòng máu vào hệ tuần hoàn phổi, từ đó tăng lượng máu đáng kể trở về tim trái. Nếu còn ống động mạch lớn, áp lực ở trong mạch máu phổi cũng tăng theo. Hệ quả là trẻ sẽ có nguy cơ bị suy tim chỉ trong vài tuần tuổi. 

Nhìn chung, trẻ bị bệnh lý này sẽ thường không xuất hiện những triệu chứng cụ thể nhưng có khả năng cao mắc bệnh lý viêm nội tâm mạc nhiễm trùng. Trường hợp cần thiết có thể được chỉ định phẫu thuật nếu ống động mạch quá lớn. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, ống động mạch sẽ được đóng bằng dụng cụ hoặc dây cuộc qua các ống thông tim. 

Trẻ bị còn ống động mạch có khả năng cao mắc bệnh lý viêm nội tâm mạc nhiễm trùng
Trẻ bị còn ống động mạch có khả năng cao mắc bệnh lý viêm nội tâm mạc nhiễm trùng

Một số triệu chứng điển hình của tình trạng còn ống động mạch 

Nhìn chung, ở mỗi trẻ sẽ có biểu hiện khác nhau, tùy thuộc vào những yếu tố như kích thước của khiếm khuyết đó hay tình trạng trẻ sinh đủ tháng hoặc sinh non. PDA nhỏ thường không gây dấu hiệu hoặc triệu chứng, do đó bệnh khó có thể được phát hiện cho đến khi trẻ đạt đến độ tuổi trưởng thành. Trong khi đó, trường hợp nếu như PDA lớn có thể dẫn đến dấu hiệu suy tim ngay sau khi sinh ra. 

Một số dấu hiệu mà bố mẹ có thể phát hiện khi trẻ mắc bệnh lý bao gồm: 

– Trẻ bỏ ăn, ăn kém dẫn đến tình trạng tăng trưởng quá kém. 

– Trẻ bị đổ mồ hôi, hoặc quấy khóc khi ăn. 

– Trẻ thở nhanh dai dẳng hoặc bị khó thở. 

– Trẻ dễ mệt mỏi và nhịp tim tăng quá nhanh. 

Tuy nhiên, đây không phải là những căn cứ quan trọng để xác định trẻ có mắc bệnh hay không. Biện pháp phổ biến nhất hiện nay là siêu âm tim. Với những trẻ có ống động mạch có luồng thông lớn, hình ảnh giãn buồng tim có thể thể hiện rõ ràng trên kết quả siêu âm tim. Ngoài ra, siêu âm tim cũng sẽ giúp bác sĩ nhận biết được một số dạng tổn thương khác như: Hẹp eo động mạch chủ, hẹp van động mạch phổi. 

Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể cân nhắc biện pháp chụp X-quang tim phổi để xác định vị trí, kích thước của ống động mạch. Từ đó, bác sĩ có thể lên phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả. 

Trẻ bỏ ăn, ăn kém dẫn đến tình trạng tăng trưởng quá kém. 
Trẻ bỏ ăn, ăn kém dẫn đến tình trạng tăng trưởng quá kém.

Chuyên gia giải mã: Những nguyên nhân dẫn đến bệnh lý 

Trước khi sinh, thai nhi có lỗ thông nối 2 mạch máu chính dẫn từ tim – động mạch chủ và động mạch phổi. Lỗ thông này cần thiết cho sự lưu thông máu của em bé, giúp cho em bé nhận được oxy từ sự tuần hoàn của mẹ. Bên cạnh đó, sau khi sinh, ống động mạch thường đóng lại trong vòng khoảng từ 2 đến 3 ngày. Ở trẻ sinh non, quá trình này sẽ mất nhiều ngày hơn. Nếu như sau thời gian này, lỗ thông vẫn mở thì máu sẽ chảy đến phổi và tim của em bé. Nếu như bệnh không được điều trị kịp thời có thể khiến huyết áp trong phổi của trẻ bị tăng lên. 

Theo các nhà khoa học, tình trạng còn ống động mạch có thể xuất phát từ những nguyên nhân như: 

– Sinh non: Do ống động mạch xảy ra phổ biến ở trẻ thiếu tháng. Nguyên nhân là phổi của trẻ sinh non thường không nhận được đủ chất bôi trơn, dẫn tới hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh. 

– Tiểu sử gia đình hay các tình trạng di truyền khác: Do trẻ có tiền sử gia đình bị tim hoặc các tình trạng di truyền như hội chứng Down, tăng nguy cơ mắc PDA. 

– Mẹ nhiễm rubella nặng khi mang thai: Nếu như mẹ mắc bệnh trong quá trình mang thai, nguy cơ dị tật tim của trẻ sẽ tăng lên. Virus Rubella sẽ đi qua nhau thai và dễ lây lan qua hệ thống tuần hoàn của em bé, từ đó làm tổn thương các mạch máu và cơ quan, trong đó có ở tim. 

Do mẹ nhiễm rubella nặng
Do mẹ nhiễm rubella nặng

Những phương pháp điều trị còn ống động mạch 

Phương pháp điều trị bệnh lý phụ thuộc vào tuổi tác và từng trường hợp của bệnh nhân. 

Ở trẻ sinh non, PDA thường bị tự động đóng lại. Bác sĩ sẽ theo dõi tim của bé nhằm đảm bảo mạch máu mở đang đóng lại đúng cách. Đối với những trẻ sinh đủ tháng, PDA thường không gây ra vấn đề về sức khỏe khác. Do đó, trường hợp này không cần thiết phải điều trị mà thay vào đó, chỉ cần theo dõi sức khỏe sát sao. 

Một số biện pháp điều trị có thể bao gồm: 

Sử dụng thuốc với trẻ sinh non 

Bác sĩ có thể kê toa thuốc chống viêm không có steroid, hoặc một số loại thuốc chống viêm nhằm hỗ trợ lỗ thông tự đóng. Các loại thuốc này không mang tác dụng đối với trẻ sơ sinh đủ tháng, trẻ nhỏ hay người lớn. 

Biện pháp đóng ống động mạch qua da 

Nhìn chung, trẻ sinh non thường quá nhỏ, do đó không đủ điều kiện để tiến hành thủ thuật. Nếu như trẻ gặp phải những biến chứng liên quan đến PDA, bác sĩ sẽ khuyên đợi em bé lớn hơn rồi mới can thiệp đóng ống động mạch. Ở thủ thuật này, ống thông mỏng sẽ được đưa vào bẹn và luồn vào tim trẻ. Thông qua ống thông, dụng cụ như (coil, amplatzrer) sẽ được đưa vào bên trong ống động mạch. 

Biện pháp phẫu thuật nếu thuốc không hiệu quả 

Nếu thuốc không mang lại hiệu quả, hay tình trạng của trẻ không còn phù hợp với thủ thuật đóng ống động mạch qua da, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để thắt ống động mạch bằng chỉ khâu hay kẹp. Thường trẻ phải mất vài tuần để có thể hồi phục sức khỏe hoàn toàn sau phẫu thuật. Ngoài ra, đôi khi phẫu thuật thắt ống động mạch cũng được khuyến cáo cho một số trường hợp người lớn bị PDA. 

Nhìn chung, khi đã được chẩn đoán còn ống động mạch, dù đã được phẫu thuật hay can thiệp đóng ống động mạch qua da khi còn nhỏ, trẻ vẫn sẽ có nguy cơ phát triển biến chứng khi trưởng thành. Do đó, trẻ mắc PDA nói riêng hoặc bệnh tim bẩm sinh nói chung cần được chăm sóc và theo dõi suốt đời. 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Vậy thoát vị đĩa đệm có nguyên nhân do đâu? Triệu chứng và phương pháp điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Thoát vị đĩa đệm là gì? Thoát vị đĩa đệm hay còn […]

Tinh trùng yếu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tinh trùng yếu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tinh trùng yếu là nguyên nhân hàng đầu gây hiếm muộn, vô sinh ở nam giới. Vậy tinh trùng yếu nguyên nhân do đâu? Dấu hiệu nhận biết và điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Tinh trùng yếu là gì? Tinh trùng yếu là tình trạng chất lượng […]

Ung thư vòm họng: Dấu hiệu nhận biết sớm

Ung thư vòm họng: Dấu hiệu nhận biết sớm

Ung thư vòm họng là bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng. Nắm được các triệu chứng và điều trị sớm có thể tăng khả năng điều trị bệnh. Vậy ung thư vòm họng có những triệu chứng nào? Tìm hiểu qua bài viết sau! Ung thư vòm họng là gì? Ung thư vòm họng […]

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]