Chọn ngày giờ sinh mổ cho con năm 2023: Nên hay không?

27/05/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Với mong muốn con sinh ra khỏe mạnh, giỏi giang, thành đạt… và “hợp mệnh” gia đình, ngày càng nhiều mẹ bầu lựa chọn sinh mổ chủ động theo ngày giờ định trước. Vậy chọn ngày giờ sinh mổ cho con năm 2023 có thực sự cần thiết và an toàn cho mẹ và bé?

Có nên chọn ngày giờ để sinh mổ?
Có nên chọn ngày giờ để sinh mổ?

Khi nào cần sinh mổ chủ động?

Sinh mổ chủ động là mổ lấy thai trước khi chuyển dạ. Có nhiều lý do thực hiện phương pháp sinh mổ chủ động:

– Sức khỏe mẹ bầu có vấn đề:

+ Khung chậu bất thường (hẹp, méo)

+ Tử cung có sẹo xấu

+ Cao huyết áp

+ Nhiễm độc thai nghén

+ Âm đạo bị chít hẹp

+ …

– Sức khỏe thai nhi có vấn đề:

+ Thai bị suy mạn tính, có dấu hiệu suy thai, kém phát triển

+ Bất đồng nhóm máu mẹ và bé

+ Thai kích thước quá to so với khung chậu người mẹ…

– Mẹ bầu muốn chọn ngày giờ sinh cho con theo ý mình.

Thông thường, bác sĩ chỉ chỉ định mổ lấy thai khi người mẹ không thể sinh thường để phòng tránh rủi ro cho cả mẹ và bé. Mổ lấy thai không vì lý do y khoa sẽ được xem là vi phạm y đức.

Nếu sức khỏe của mẹ và bé tốt, sinh con tự nhiên luôn là phương pháp an toàn và được khuyến khích áp dụng.

Xu hướng chọn ngày giờ sinh mổ cho con năm 2023

Theo nghiên cứu từ Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Trường Đại học Y Hà Nội, xu hướng mổ lấy thai ở nước ta ngày càng tăng lên. 

Thống kê cho thấy:

– Tỉ lệ mổ lấy thai ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương là gần 41%.

– Tỷ lệ mổ lấy thai ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là hơn 43%.

Trong một khảo sát thực hiện trên 423 bà mẹ trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và Gia Lâm, có tới 30,3% người được hỏi cho biết đã thực hiện mổ lấy thai. Trong đó:

– 14% trường hợp mổ lấy thai để chọn ngày, giờ sinh theo ý muốn.

– 16,7% trường hợp mổ lấy thai là do tác động từ gia đình.

Ở Bệnh viện TP. Hồ Chí Minh, tỉ lệ đẻ mổ là 30%. Ở Bệnh viện Đà Nẵng, số ca đẻ mổ chiếm 40%. Đặc biệt, tỷ lệ mổ đẻ ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chiếm tới 60% số ca sinh nở.

Những tỉ lệ này đang cao hơn nhiều so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). WHO khuyến cáo tỉ lệ sinh mổ là 10-15% để tránh tai biến cho mẹ con.

Hiện nay, ngày càng nhiều sản phụ muốn được đẻ mổ sớm, chọn giờ sinh mổ cho con năm 2023. Theo quan niệm của sản phụ, điều này giúp trẻ sinh ra khỏe mạnh, giỏi giang, thành đạt… và giúp bố mẹ “ăn nên làm ra”. Đó có thể là những giờ sinh vàng, ngày vàng, hợp tuổi, hợp mệnh bố mẹ.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, việc can thiệp vào thai nhi không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển của bào thai và của trẻ sau này mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người mẹ. Bởi vậy, mẹ bầu chỉ nên thực hiện mổ lấy thai sau khi đã tham khảo kỹ ý kiến từ bác sĩ. Bên cạnh đó, mẹ nên sinh tự nhiên nếu bác sĩ không có chỉ định mổ.

Chọn ngày giờ sinh: Hại mẹ, khổ con

“Chọn ngày giờ sinh mổ cho con năm 2023” là từ khóa được không ít mẹ bầu tìm kiếm khi có thời gian dự sinh trong năm 2023. Tuy nhiên, liệu mẹ đã lường hết được những tác động tiêu cực cho cả mẹ và bé khi lựa chọn phương pháp sinh này?

So với sinh thường, rủi ro do sinh mổ đem lại có tỷ lệ cao gấp đôi. Đặc biệt, mổ lấy thai khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ có thể để lại nhiều tai biến nguy hiểm.

Mổ lấy thai có thể gây ra nhiều tai biến cho mẹ
Mổ lấy thai có thể gây ra nhiều tai biến cho mẹ

Tác động của chọn giờ sinh mổ với người mẹ

Mổ lấy thai có thể gây ra nhiều tai biến cho mẹ bầu do tác động của việc gây tê, gây mê, chảy máu, nhiễm trùng như:

– Tổn thương bàng quang

– Rách thêm vết mổ tử cung

– Cắt bỏ tử cung nếu có băng huyết

– Lạc nội mạc tử cung

– DÍnh ruột, tắc ruột

– Tăng nguy cơ nhau tiền đạo, nhau bong non, nhau cài răng lược

– Gây ra các biến chứng trong các lần mang thai sau. Trong đó phổ biến là chửa ngoài dạ con, vỡ tử cung, nhau thai bám vào vết mổ cũ..

Tác động của chọn giờ sinh mổ với con

Việc chào đời không bằng đường tự nhiên có thể khiến dạ dày và phổi của trẻ vẫn còn nước ối, tồn ứ dịch làm tăng nguy cơ suy hô hấp, gây bệnh màng trong. 

Bên cạnh đó, so với trẻ sinh thường, trẻ sinh mổ có tỷ lệ mắc suy giảm khả năng miễn dịch cao hơn. Nguyên nhân do trẻ phải mất tới 6 tháng mới có được hệ vi khuẩn đường ruột như các bé sinh thường.

Ngoài ra, trong quá trình chuyển dạ, cơ thể mẹ cũng sản sinh ra nhiều hooc-môn. Các hooc-môn này có tác dụng tăng sức đề kháng cho trẻ. Việc thiếu hụt những hooc-môn này do sinh mổ khiến trẻ yếu hơn trong việc chống lại các tác nhân gây bệnh.

Ý kiến từ chuyên gia

Về việc sinh mổ chủ động theo giờ, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo:

– Các trường hợp mổ lấy thai cần được hội chẩn và chỉ định chặt chẽ

– Không chỉ định rộng rãi việc mổ lấy thai chủ động theo giờ

– Trước khi tiến hành ca mổ, cần chuẩn bị chu đáo về nhân lực và vật lực để có thể ứng biến với mọi tình huống xảy đến.

– Sản phụ và gia đình cần nghe kỹ tư vấn và giải thích của bác sĩ về các nguy cơ trước khi quyết định mổ lấy thai chủ động.

“Sinh hữu hạn, tử bất kỳ”, những sự can thiệp trái tự nhiên có thể gặp khải không ít rắc rối, bất trắc. Đặc biệt, sinh nở khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ có thể mang đến nhiều rủi ro không đáng có cho cả mẹ và bé.

Thực tế đã có không ít trường hợp mổ lấy thai theo ngày, theo giờ phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe cho cả mẹ và bé. Đặc biệt, trẻ sau sinh dễ bị suy hô hấp nặng phải điều trị trong thời gian dài. Thậm chí có trường hợp tử vong.

Bởi vậy, thai phụ khi có ý định chọn ngày giờ sinh mổ cho con năm 2023 cần cân nhắc kỹ các yếu tố và nguy cơ để đưa ra quyết định hợp lý. Trên tất cả, mẹ hãy luôn đặt sự an toàn cho cả mẹ và bé lên hàng đầu!

Hy vọng các thông tin trong bài viết đã giúp mẹ có thông tin hữu ích trong việc “chọn ngày giờ sinh mổ cho con năm 2023”. Mẹ hãy liên hệ với DoLife qua hotline 1900 1984 để được tư vấn miễn phí nhé!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?  Khám đường huyết thai kỳ hay […]

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Ngạt khí, ngạt khói là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến gây tử vong cho nạn nhân của các vụ hỏa hoạn. Có rất nhiều loại khí độc được sinh ra từ khói của đám cháy như CO, CO2, amoniac, axit hữu cơ…, Những loại khí này gây ngạt và nhiễm độc khí […]

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?

Sốt xuất huyết nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Vậy sốt xuất huyết có biểu hiện như thế nào? Điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết! Sốt xuất huyết là bệnh gì? Sốt xuất huyết là bệnh truyền […]

Đái dầm ở trẻ: Có cần đến gặp bác sĩ?

Đái dầm ở trẻ: Có cần đến gặp bác sĩ?

Đái dầm là hiện tượng sinh lý thường xảy ra đối với trẻ dưới 6 tuổi . Ở tuổi này, ban đêm hoặc buổi trưa chỉ đơn giản là việc kiểm soát bàng quang có thể chữa được hình thành. Nhưng nếu hiện tượng này xảy ra khi trẻ đã lên tuổi dậy thì, vị […]